Người dân TP.HCM diễu hành phản đối TQ

Tác giả: Tá Lâm- Duy Chiến

KD: Hoan hô Sài Gòn. Sài Gòn ơi!

Sáng nay (10/5), trước cổng Lãnh sự quán Trung Quốc, hơn 100 người dân TP.HCM đã tụ họp, phản đối việc TQ đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam.

Dòng người rất trật tự, ôn hòa.

Những lá cờ đỏ sao vàng được phất lên, nhiều câu biểu ngữ với nội dung khác nhau được giương cao “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam”, “Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế”, “Yêu cầu rút giàn khoan HD – 981 khỏi biển Đông” bằng ba thứ tiếng Việt – Trung – Anh xen lẫn với nhau.

Bên cạnh biểu ngữ phản đối Trung Quốc, người dân TP.HCM cũng giương cao biểu ngữ biểu lộ thái độ đồng tình với những ứng xử của Việt Nam như “Đồng lòng cùng Chính phủ chống quân bành trướng, bảo vệ Tổ quốc”.

Không chỉ có biểu ngữ, dòng người còn hô to: “Yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan về nước”, để tỏ thái độ bất bình phản đối việc Trung Quốc định cắm giàn khoan xuống vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Họ còn cùng nhau vỗ tay hát những bài ca truyền thống, hát Quốc ca, hát “Việt Nam – Hồ Chí Minh”… suốt một quãng đường dài trên phố Hai Bà Trưng.

Nhiều người đi tuần hành cho biết, họ đến đây để tỏ thái độ yêu nước, mong muốn hàng triệu người dân Việt Nam thức tỉnh trước hành động ngang ngược của Trung Quốc.

TP HCM, Trung Quốc, giàn khoan

TP HCM, Trung Quốc, giàn khoan

 

Tiếp tục đọc

Vinh Ba Sàm – Đankô – Prométhée

Tác giả: Võ Văn Tạo

KD: Nhà báo Võ Văn Tạo vừa gửi mình bài viết này. Trái tim ông, một nhà báo thương xót một con người, một nhà báo vừa bị lao tù, mà ông và nhiều người vốn hâm mộ.

Nhưng cuộc đời nhiều khi không giống văn học. Và vì vậy, đừng quá buồn, nhà báo Võ Văn Tạo ạ. Cảm ơn tấm lòng của anh

anh VVT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ảnh nhà báo Võ Văn Tạo thời trẻ. Ảnh tác giả cung cấp

1. “Trái tim Đankô” là một phần trong kiệt tác “Bà lão Idécghin” của đại văn hào Nga Mác-xim Gorki.
Chuyện kể rằng, trong lúc dân làng lâm tình huống tưởng chừng vô vọng, do mất hướng đi trong đầm lầy giữa đêm đen, đột nhiên chàng Đankô dũng cảm vô song tự xé toang ngực, móc ra trái tim, giương lên cao. Điều kỳ diệu xảy ra, trái tim người anh hùng cứu tinh bỗng rừng rực cháy, thành ngọn đuốc sáng soi đường, giúp dân làng vượt qua đầm lầy tăm tối, đến được miền đất hứa.

2. Trong huyền thoại Hy Lạp cũng có chuyện tương tự.
Thuở vũ trụ mù mịt hỗn độn, trong thế giới chư thần do Zeus là chúa tể, thói đố kị, ganh ghét, thù hận, hằn học, đạo đức giả, xấu xa, ti tiện, ngu độn… thống trị.

Riêng thần Prométhée tốt bụng, lại có trí thông minh siêu việt, bị Zeus ganh ghét, đày xuống trái đất.

Tiếp tục đọc

“Ở hai đầu nỗi nhớ”

Tác giả: Kim Dung

KD: Ở hai đầu nỗi nhớ” là một ca khúc mình yêu thích vô cùng. Bất ngờ nhất, mình phát hiện ra tác giả của bài thơ này lại là đồng nghiệp với mình- Trần Đình Chính. Và bài viết này ra đời. Khởi đầu đăng trên tờ An ninh thế giới cuối tháng. Sau CNND online đăng lại.

Nay, xin đăng lại bài viết như một sự chia  buồn với gia đình Trần Đình Chính, trước việc ra đi của Trần Đinh Chính.
Nhà báo Trần Đình Chính
Có một điều rất hiển nhiên, đôi khi trong cuộc sống, người ta rất dễ bị đánh lừa bởi cái vẻ hào nhoáng, mã thượng. Nhưng ngược lại, đôi khi, người ta cũng dễ bị đánh lừa bởi cái vẻ xù xì, lầm lũi, mà không biết rằng, dưới cái vẻ khô xác ấy, có “chất ngọc” của tâm hồn.

Lần ấy, nhân kết thúc một kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, cánh nhà báo nữ chúng tôi được các quan chức giáo dục cơ sở mời đi ăn (có cả hát karaoke). Nói thực, trong mối quan hệ giữa báo chí với các quan chức giáo dục, nhất là phái nữ, lại là một người như tôi, luôn giữ khoảng cách vừa đủ gần, vừa đủ xa, lịch lãm và tôn trọng.

Giữa cuộc vui, một giọng hát cất lên: “Có một không gian nào. Đo chiều dài nỗi nhớ. Có khoảng mênh mông nào. Sâu thẳm hơn tình thương. Ở đầu này nỗi nhớ. Anh mơ về bên em. Ngôi sao như xuống thấp. Cho ta gần nhau hơn. Đêm nghe tiếng mưa rơi. Đếm mấy triệu hạt rồi. Mà không vơi nỗi nhớ. Ở hai đầu nỗi nhớ. Yêu và thương sâu hơn. Ở hai đầu nỗi nhớ. Nghĩa tình đằm thắm hơn”.

Tiếp tục đọc

Trần Đình Chính- nguyên là tác giả bài thơ “Ở hai đầu nỗi nhớ”- vừa qua đời

Tác giả: Kim Dung

.
Mình được cơ quan cũ (Báo ND) báo tin Trần Đình Chính- (bút danh Trần Hoài Thu)- đồng nghiệp, cũng là tác giả của bài thơ Ở hai đầu nỗi nhớ, được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc vừa qua đời, hưởng thọ 60 tuổi. Tang lễ của TĐC bắt đầu vào 11 giờ, ngày Chủ nhật 11/5, tại Nhà Tang lễ Bệnh viện Thanh Nhàn..
Nhắc tới Trần Đình Chính, lại không sao quên được câu chuyện dạo ở Blog Hiệu Minh.
Trần Đình Chính bị nhiều bệnh, tiểu đường nặng, hai mắt lòa, và lúc đó đang phải chạy thận nhân tạo, rất cần tiền.
Gia đình Chính email cho mình, nhờ thông báo rộng rãi ý định muốn bán bản quyền bài thơ để lấy tiền chữa bệnh..
Khởi đầu, là sự ủng hộ và chia sẻ tích cực, kịp thời cả tinh thần và vật chất của các còm sĩ bên Blog Hiệu Minh..
Tiếp đó, nhờ sự giúp đỡ chí tình của các Blog Hiệu Minh, Blog Quê Choa, và TTXVH của anh Ba Sàm, và nhất là sự hảo tâm của một doanh nhân tại Sài Gòn- ông Nguyễn Xuân Hàn- cuối cùng, Trần Đình Chính đã bán bản quyền bài thơ Ở hai đầu nỗi nhớ được 300 triệu đồng, một số tiền kỷ lục (theo Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học, Công nghệ) và Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), đến thời điểm này.

.
Nay, Trần Đình Chính đã qua đời
Anh Ba Sàm thì vừa bị bắt.
Cuộc đời như gió thổi mây bay….

.
Xin chia buồn với gia đình Trần Đình Chính. Tin chắc, Chính mỉm cười nơi suối vàng, vì bài thơ yêu dấu cũng là một phương thuốc đã góp phần chữa căn bệnh nan y, dù cuối cùng, Chính không qua khỏi. ..

.
Xin đưa clip Ở Hai đầu nỗi nhớ lên Blog để bạn đọc Blog Kim Dung/ Kỳ Duyên chia sẻ, như một sự kỷ niệm, nhắc nhớ tới TĐC:

Câu chuyện từ nước Mỹ: Suy tư về nghèo đói và cô đơn

Tác giả: Hiệu Minh
KD: Đọc thấy buồn và đầy suy ngẫm, HM ơi. HM viết về nước Mỹ nhưng là thông điệp cho bạn đọc về nước Việt, về sự nghèo đói và nhất là cô đơn giữa thế giới này.
Và phần kết: Nếu người Việt đổ ra đường biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lấn biển đảo, lại bị chính quyền ngăn cản, đó mới là terrible poverty and loneliness– sự nghèo hèn trong cô đơn đến khốn cùng bởi sự cô đơn ấy đến từ nơi mình đang sống.
Đọc muốn khóc!
Nhưng hy vọng điều đó không xảy ra. Vì nếu xảy ra, đó là bi kịch cho một quốc gia giữa giông bão chủ quyền dân tộc bị xâm lấn

Bà cụ biểu tình đang nói chuyện với khách du lịch. Ảnh: HM chụp chiều nay.

Silence is war crime – im lặng là tội ác. Bà cụ đang nói chuyện với khách du lịch. Ảnh: HM chụp chiều nay.

Chiều nay thứ 6, việc chẳng nhiều, tôi dạo trước cửa Nhà Trắng, xem có động tĩnh gì không. Gặp một bà thay cụ Connie biểu tình lều 30 năm nay trước Nhà Trắng, tôi hỏi, bà không đi làm, biểu tình suốt ngày thì nghèo lắm. Bà nói, không có nhiều tiền, nhưng rất vui vì luôn có người qua lại, chia sẻ vì mục đích chống chiến tranh.  Chưa bao giờ bà thấy cô đơn ở đây, ngay trong cái lều đơn sơ này.

Sáng nay, liếc qua vài tờ báo online như CNN, Washington Post, New York Times,  thấy nước Mỹ đang lo bầu cử giữa kỳ, vụ đánh bom vào sứ quán Mỹ ở Benghazi nóng trên đồi Capitol, số việc làm trong tháng 4 được tổng kết là bao nhiêu, liệu kinh tế có hứa hẹn là những tin họ cần quan tâm.

Tiếp tục đọc

“Tổ quốc nhìn từ biển”

.
KD: Xin được đăng lại bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, không chỉ những ngày này, khi chủ quyền độc lập tự do của đất nước bị khiêu khích, mà nó còn là thông điệp gửi cho mọi thế hệ người Việt bây giờ và mai sau, luôn nhớ đến Hoàng Sa-  Trường Sa, đến Biển Đông…
.

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không

 
Minh họa: Văn Nguyễn

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo
Lạc Long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi

Tiếp tục đọc

‘Việt Nam nên kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế’

Tác giả: Huỳnh Phan (thực hiện)

KD: Ủng hộ! Ủng hộ! Ủng hộ!

———–

“Việt Nam cũng nên đưa Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài quốc tế về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc, cũng như nên đem Trung Quốc ra kiện trước Tòa án Công lý Quốc tế”.

LTS:  Nhân việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào hoạt động ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Tuần Việt Nam có bài phỏng vấn GS Ngô Vĩnh Long, Đại học Maine, Mỹ.

 

Giàn khoan HD-981, xâm phạm chủ quyền, TQ, bảo vệ biển đảo, Hoàng Sa, Trường Sa, biển Đông, yêu nước, vòi rồng, kiểm ngư, cảnh sát biển, chủ quyền quốc gia
GS Ngô Vĩnh Long (ảnh trái). Ảnh: HM/ Hiệu Minh Blog

Trong quá trình xâm chiếm các vùng khác nhau trên Biển Đông từ trước đến nay, bao giờ Trung Quốc cũng tính đến thái độ của Mỹ. Vậy việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ) vừa rồi có phải là tiếp tục thử thái độ của Mỹ, nhất là trong chuyến đi châu Á vừa rồi Tổng thống Barrack Obama chỉ đi thăm Malaysia và Philippines thuộc những nước tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông?

Tôi nghĩ Trung Quốc có nhiều lý do tấn vào vùng Hoàng Sa mà tôi cho là “yếu huyệt” hay “yết hầu” của Biển Đông trong nhiều bài phỏng vấn. Tôi cũng đã cho biết là Trung Quốc “dương Đông, kích Nam” khi làm rùm beng ở vùng biển Hoa Đông để đánh lạc hướng dư luận và để chuẩn bị các bước tiến mới vào Biển Đông.

Tiếp tục đọc

Khánh Ly nghẹn ngào ngày trở về

Tác giả: Sơn Hà

KD: Ở tuổi 70, hát được như người ca sĩ “nữ hoàng chân đất” là vẫn giữ được phong độ lắm. Nhưng quan trọng hơn, bà hát ngay trên quê hương, xứ sở mình- hát về thân phận con người, thân phận tình yêu. Chữ thân phận của nhạc sĩ TCS thật đắt giá!

Và cứ nhắc đến TCS, mình lại nhớ đến một mùa hè tuyệt vời của kỷ niệm, lần đầu mình được nghe TCS do một người bạn vốn hâm mộ nhạc sĩ giới thiệu.

Bỗng thấy nao lòng…

————-

Mọi thứ cảm xúc lắng đọng nhất đã ở lại với Khánh Ly trong đêm diễn kéo dài hơn 2 tiếng đồng hộ tại Trung tâm hội nghị quốc gia tối 10/5. Có khán giả đứng lên vỗ tay, có người hô tên nữ danh ca nhưng phần đông, họ muốn chiêm nghiệm về giá trị trong sự trở về của một người Hà Nội.

Khánh Ly trên sân khấu Hà Nội sau 60 xa cách (như lời nữ danh ca tâm sự) không phải là Khánh Ly của ngày xưa, hẳn nhiên. Bà đằm thắm hơn, mang nhiều trải nghiệm hơn và cũng hoài niệm, nhiều nỗi nhớ hơn. Điều đó được thấy cả trong giọng hát của bà, vẫn nội lực và có một chút gì da diết hơn xưa.Trên sân khấu, Khánh Ly hát bằng kỷ niệm buồn, bằng nỗi nhớ, bằng cả những tiếc nuối… Có một điều thay đổi ở Khánh Ly, nếu như ngày xưa, bà hát Biển nhớ, Như cánh vạc bay… nhẹ tênh tênh, thì giờ đây tiếng hát của bà mang cả sự trải nghiệm. Da diết và buồn hơn.

Trịnh Công Sơn, Khánh Ly, Tuấn Ngọc, Hà Anh Tuấn
Khánh Ly

Hạ Trắng, Cát Bụi, Tình nhớ, Tình xa… Khánh Ly tâm sự bằng thứ âm nhạc chơi vơi, khắc khoải, nhuộm buồn. Đặc biệt trong ca khúc quen thuộc “Xin cho tôi” của Trịnh Công Sơn, Khánh Ly đã có màn biểu diễn ăn ý với Hà Anh Tuấn khiến khán giả có những đồng cảm quý giá.

Tiếp tục đọc

Ngàn tỷ “tài tử” và người Việt chậm trưởng thành

Tác giả: Kỳ Duyên
.
Những vật cản của cải cách thể chế không hẹn mà gặp cũng bắt đầu xuất đầu lộ diện.
.
I-Vào những ngày này, cả xã hội như “sôi” lên về vụ việc chiếc giàn khoan HD – 981 của Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
.
Có lẽ thế mà có một vụ việc ồn ào ở tỉnh Bạc Liêu như bị chìm lấp đi, mặc dù, tính chất gây tổn thương của nó cũng không nhỏ. Đó là việc tỉnh này tổ chức Festival đờn ca tài tử, tốn kém hàng ngàn tỷ đồng, một con số khủng. Rốt cục, lãnh đạo báo cáo kêu không còn tiền làm đường, kéo điện cho dân.Cái tiếng kêu có vẻ “bi thương” đó đã không nhận được những sự chia sẻ như lẽ phải đạo lý thông thường. Trái lại, lại nhận được rất nhiều sự phê phán, bất bình, không đồng tình với cách tiêu tiền mà xét cho cùng, cũng rất… tài tử.

Tài tử, bởi vô tình những con số chua xót như những khúc “song tấu vô duyên” (chứ không phải giao duyên) vừa “tấu” lên.

Bên này, là cái sự nghèo khó khi phải… “vì dân”, trong báo cáo chính thức của tỉnh với người đứng đầu Chính phủ: Bệnh viện tỉnh quá tải, nhiều bệnh nhân phải nằm ngoài hành lang, bệnh nhi 2-3 cháu nằm chung giường, cần đầu tư 767 tỷ đồng. 13/50 xã chưa có đường ô tô, hoặc xuống cấp, cần 800 tỷ đồng. Tỉnh còn tới 371 tuyến dân cư nghèo, đồng bào dân tộc chưa có điện, cần 203 tỷ đồng… v.v. và. v.v..

ngàn tỷ, ấn tượng trong tuần, Kỳ Duyên, người Việt, trưởng thành, kinh tế VN
Trung tâm Triển lãm Văn hoá và Nhà hát Cao Văn Lầu. Ảnh: Tiền phong

Bên kia, là sự tiêu phí không đúng chỗ, khi đầu tư vào những công trình làm …đau lòng dân, phục vụ Festival:

Tiếp tục đọc

Một thử thách đối với ý chí của Việt Nam

Tác giả: Trần Kinh nghị

KD: Lần đầu tiên copy bài viết của bác Trần Kinh Nghị về “nhà”, vì thấy quan điểm của bác rõ ràng, đúng mực.

——

Có thể nói, so với tất cả các vụ xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông của Bắc Kinh kể từ sau cuộc lấn chiếm chớp nhoáng tại Trường Sa năm 1988 cho đến nay thì vụ giàn khoan HD-981 là vụ nghiêm trọng nhất. Đúng ra đã từng có 2 vụ nghiêm trọng trước đó là vụ cắt cáp tàu Bình Minh 2 và vụ thành lập thành phố Tam Sa. Tuy nhiên, tính chất của hai vụ đó hoàn toàn khác với vụ giàn khoan lần này ở chỗ: Vụ cắt cáp chỉ xảy ra chốc lát theo kiểu “cắn trộm”; vụ lập thành phố Tam Sa nặng về hình thức không có yếu tố lấn chiếm; trong khi vụ giàn khoan HD-981 thực chất là hành động xâm lấn lãnh thổ có chủ đích lâu dài.

Việc Bắc Kinh chọn vị trí đặt giàn khoan HD-981 vừa gần quần đảo Hoàng Sa mà họ đang chiếm đóng phi pháp, vừa sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là nhằm lợi dụng để cãi chầy cãi cối và đánh lừa dư luận quốc tế rằng đó là vùng thuộc quần đảo Hoàng Sa đồng thời che đậy ý đồ lấn chiếm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Tiếp tục đọc