Tác giả: L. Thanh- V.V. Thành (ghi)
KD: Nhưng quốc gia bạc nhược, yếu hèn cũng phải trả giá.
Và vì thế, thách thức lớn những năm tháng này buộc nước Việt phải có sách lược cực kỳ khôn ngoan, cương nhu đúng chỗ, không bỏ lỡ cơ hội tận tập hợp lòng dân, và tận dụng sự ủng hộ của quốc tế. Dũng khí của các nhà lãnh đạo và sự đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, sẽ là một vũ khí lợi hại để nhân dân ủng hộ hết lòng, để cả dân tộc biết nhìn về một phía, chống lại kẻ tham lam, tráo trở.
Can đảm mà không hung hăng, mềm dẻo linh hoạt cương nhu đúng chỗ mà không hèn nhát. Đó mới là trí, là dũng, là khiêm- ở đời! Một con người trong đời sống đã cần phải thế. Một quốc gia còn cần hơn thế!
———-
Ông Hoàng Anh Tuấn (thứ hai từ trái sang), viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược ngoại giao – Học viện Ngoại giao, trao đổi với ông Thomas L.Friedman (bìa trái) về các câu hỏi của bạn đọc báo Tuổi Trẻ – Ảnh: Nguyễn Khánh
Cùng tham gia buổi giao lưu trực tuyến còn có TS Hoàng Anh Tuấn – viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược ngoại giao (Học viện Ngoại giao). Tuổi Trẻ xin giới thiệu một số nội dung chính của cuộc giao lưu trực tuyến này.
“Đi nhẹ nhàng và mang theo cái gậy thật to”
* Các nhân tố sẽ làm cho thế giới phẳng hơn trong 10-15 năm tới có khác gì so với các nhân tố làm phẳng thế giới cách đây 10 năm khi ông viết Thế giới phẳng? – Tôi nghĩ rằng có bốn nhân tố. Đầu tiên là các công cụ có thể giúp chúng ta tạo ra các nội dung, từ máy tính cá nhân đến điện thoại thông minh mà trong giai đoạn tới sẽ rẻ hơn, nhẹ hơn và nhanh hơn. Thứ hai là khả năng gửi thông tin nói trên từ Internet đến các mạng không dây tốc độ cao hơn. Thứ ba là khả năng phối hợp với nhau từ phần mềm xử lý công việc (workflow software) đến các trang mạng xã hội, công nghệ đám mây và giai đoạn tiếp theo là sự tiếp cận dễ dàng và rẻ hơn. Thứ tư là chuyển từ Google sang các phần mềm mạnh hơn, khả năng tìm kiếm nội dung lớn hơn, truy cập định dạng, chuyển đổi nội dung thành dịch vụ của chúng ta. |
* Ông từng ủng hộ lý thuyết vòng cung vàng, cho rằng chưa có hai nước nào có tiệm ăn McDonald’s từng giao chiến với nhau từ khi có mặt McDonald’s. McDonald’s mới xuất hiện ở TP.HCM và tất nhiên có nhiều tiệm McDonald’s ở Trung Quốc. Nhưng va chạm trên biển Đông hiện rất căng thẳng, liệu lý thuyết trên vẫn sẽ đứng vững?
– Ông Thomas Friedman: Trước hết, lý thuyết của tôi nói không phải về căng thẳng hay xung đột mà là chiến tranh và tôi hi vọng là Trung Quốc và Việt Nam sẽ không có chiến tranh với nhau. Tuy nhiên, tôi cũng phải nói một cách rất thẳng thắn rằng lý thuyết này không phải là lý thuyết hoàn chỉnh, tôi viết như thế thì không có nghĩa là chiến tranh sẽ hoàn toàn không xảy ra.