Thủ tướng: TQ hành động cực kỳ nguy hiểm

Tác giả:  L.Thư – Đ.Yên – V.Hùng – Nguồn clip: VTV

KD: Có lẽ đây là lần đầu tiên, cấp cao nhất của nước Việt có tuyên bố chính thức với TQ, đủ hiểu những vấn đề đã và đang xảy ra là  rất nghiêm trọng.

Việt Nam đã hết sức kiềm chế nhưng Trung Quốc gia tăng các hành động vi phạm ngày càng nguy hiểm – Thủ tướng tuyên bố tại hội nghị Cấp cao ASEAN ở Myanmar.

Trưa nay, tại phiên họp toàn thể của của các nhà lãnh đạo ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu, trong đó nêu vụ việc giàn khoan Hải Dương-981 của TQ đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.

Thủ tướng cho hay, từ ngày 1/5, TQ đã ngang nhiên đưa giàn khoan nước sâu cùng hơn 80 tàu vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào vùng biển Việt Nam và đã hạ đặt giàn khoan này tại vị trí nằm sâu trên 80 hải lý trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Công ước LHQ về Luật Biển 1982.“Các tàu vũ trang hộ tống bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc đã rất hung hăng bắn vòi nước có cường độ mạnh đâm húc thẳng vào các tàu công vụ, tàu dân sự của Việt Nam, gây hư hại nhiều tàu và làm nhiều người bị thương” – Thủ tướng tố cáo hành động nghiêm trọng của TQ.

Tiếp tục đọc

Thiếu tướng Lê Văn Cương: 4 giải pháp buộc TQ rút giàn khoan trái phép

Tác giả: Văn Đạo (ghi theo VTV)
Trao đổi, đàm phán song phương trên cơ sở luật pháp quốc tế; dùng nước thứ 3 trung gian hòa giải; đưa ra tòa án quốc tế và cuối cùng là giải pháp quân sự. VN kiên trì giải pháp 1.
Những ngày qua, việc Trung Quốc ngang ngược đưa giàn khoan HD981 và hàng chục tàu hộ tống (tàu hải quân, tàu hải cảnh, tàu hải giám, tàu cá vũ trang) vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), thềm lục địa của Việt Nam thực hiện việc thăm dò dầu khí, hung hăng đâm, húc các tàu Kiểm ngư, Cảnh sát biển đang làm nhiệm vụ thực thi pháp luật trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, đã trở thành tâm điểm chú ý trong nước và quốc tế.
Nhiều nước trên thế giới, hàng loạt học giả những ngày qua đều đồng loạt lên tiếng phản đối hành vi ngang ngược, hung hăng của Trung Quốc.
Kiến Thức đăng nguyên văn bài phân tích của Thiếu tướng Lê Văn Cương – Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Công an tại chương trình Sự kiện & Bình luận sáng nay (10/5) của VTV về hành động ngang ngược của Trung Quốc:
 Thiếu tướng Lê Văn Cương – Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Công an.
Nói về phản ứng của cộng đồng quốc tế trong những ngày qua về hành động ngang ngược của Trung Quốc khi hạ đặt trái phép giàn khoan thăm dò dầu khí vào vùng biển của Việt Nam, PGS-Thiếu tướng Lê Văn Cương cho biết: “Sự phản đối của cộng đồng quốc tế trước hành động của Trung Quốc xuất phát từ hai lẽ: là hành động của Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế, trái với đạo lý, trái với luật pháp quốc tế”.

Tiếp tục đọc

Người Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM xuống đường

Tác giả:  C.Hoàng – T.Lâm – T.Lý – L.A.Dũng – V.Trung – D.Chiến – H.Nhì – H.Anh

Sáng sớm chủ nhật, đông đảo người dân Hà Nội tập hợp trước Đại sứ quán TQ để phản đối giàn khoan trái phép Hải Dương-981 (tên tiếng Anh: Haiyang Shiyou-981). Ở TPHCM, địa điểm là trước Nhà hát TP, đường Đồng Khởi.

>> Người dân TP.HCM diễu hành phản đối TQ

Tại Hà Nội, ngay từ sáng sớm, nhiều người dân trong sắc áo đỏ màu cờ Tổ quốc đã có mặt trước Đại sứ quán TQ, 46 đường Hoàng Diệu, tay cầm băng-rôn, khẩu hiệu.Những người tham gia cho biết họ tập hợp theo tiếng gọi của lòng yêu nước.

giàn khoan, Trung Quốc, diễu hành, chủ quyền

giàn khoan, Trung Quốc, diễu hành, chủ quyền

Nhiều biểu ngữ được giương cao: “Chủ quyền là thiêng liêng không thể xâm phạm”, “Trung Quốc hãy tuân thủ luật quốc tế”, “Trung Quốc rút ngay giàn khoan khỏi Việt Nam”, “Im lặng là hèn nhát”, “Cực lực phản đối và yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hoạt động bất hợp pháp tại vùng biển Việt Nam”…

Tiếp tục đọc

Lãnh đạo cuộc biểu tình: Lòng yêu nước

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên

.
Sáng nay, dưới nắng nóng oi bức, hàng nghìn người ở HN tập trung biểu tình trước ĐSQ Trung Quốc để biểu thị lòng yêu nước, tỏ rõ tinh thần quyết chiến trước sự khiêu khích xâm lẫn chủ quyền dân tộc.

Có lẽ chưa bao giờ, cuộc biểu tình chống TQ ở HN rầm rộ đến thế.

Ai lãnh đạo cuộc biểu tình lần này. Câu trả lời: Lòng yêu nước!

Lòng yêu nước đã hội tụ hàng nghìn người dân Thủ đô, già trẻ trai gái chung một ý chí.
Các lực lượng chức năng, cảnh sát, an ninh dầy đặc trước Sứ quán TQ nhưng tỏ ra tôn trọng đoàn biểu tình. Tiếng hô rợp trời: Đả đảo TQ, Hoàng Sa- Trường Sa là của VN…

Nước Việt đang sống trong những năm tháng thách thức bởi lòng tham của TQ. Nhưng biết đâu, sự thách thức của kẻ tham lam sẽ biến thành cơ hội để nước Việt nhận thức và ý thức được rõ ràng hơn đòi hỏi đổi mới chính mình, vững mạnh hơn, có được sự ủng hộ hơn của các quốc gia văn minh trên thế giới? Nhận rõ bộ mặt của kẻ tráo trở, là một may mắn lớn! 

Xin đưa một số bức ảnh lên Blog để bạn đọc chia sẻ.

BT 1a

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BT 2a

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiếp tục đọc

Miền quê quan họ

Tác giả: Tiến Hải

KD: Cảm ơn nhà báo Tiến Hải đã gửi bài viết này, xin đưa lên Blog để bạn đọc được thư thái chút ít giữa những ngày căng thẳng tâm lý, vì phẫn nộ trước chủ quyền dân tộc bị xâm lấn và khiêu khích.

Quan họ cũng là loại hình dân ca mình mê từ thời trẻ. Và cho đến giờ, mỗi lần nghe QH, là mình lại thừ người để nghĩ, nhớ lại những lề thói, tập tục của làng QH, giữa các liền anh, liền chị, trong những cuốn sách mình tìm đọc.

Nhưng cũng vì thế, không hiểu sao mình cảm giác nhiều làn QH buồn, nỗi buồn da diết của con tim quyến luyến, của sự gặp nhau rồi lại phải đợi chờ “đến hẹn lại lên”

————

Nền nghệ thuật hát dân ca quan họ được nảy sinh và phát triển trên miền đất Kinh Bắc nghìn năm văn hiến . Nơi đây , ta thường bắt gặp hình ảnh : những mái chùa , những mái đình rêu phong cổ kính nép mình dưới gốc đa cổ thụ đã trăm năm tỏa bóng mát ; những cánh cò trắng trông như một dải lụa mềm bay lơ đãng trên các cánh đồng lúa vàng trĩu hạt chạy xa tít tắp tận cuối chân trời ; những cánh diều no gió bay lượn thư thái trong ánh chiều tà ; những dòng sông hiền hà êm ả trôi , in bóng những hàng tre xanh mát rượi …Tất cả , tất cả những cảnh sắc thiên nhiên trữ tình đó đều thấm đượm trong các làn điệu dân ca quan họ .


Con người Kinh Bắc trong những ngày hội quan họ thường bỏ đi cái bản thể nhỏ bé của mình để đến với nhau bằng tất cả tấm lòng nhân ái , rộng mở , chan hòa yêu thương . Và , khi trở về với đời thường , những liền anh , liền chị đã để lại trong nhau biết bao tình cảm nhung nhớ , bâng khuâng , khắc khoải đợi chờ , hẹn ngày gặp lại .
Tiếp tục đọc

Báo Petrotimes không nên lợi dụng “câu, chữ” để đả kích đồng nghiệp, làm lợi cho đối phương trong lúc này

Tác giả: Ban Biên tập báo điện tử Một Thế Giới
.
KD: Còn đây là “đáp trả” của Một Thế Giới.
Trong lúc cả nước đang sôi sục phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì báo Petrotimes lại lợi dụng "câu, chữ" để đả kích đồng nghiệp và tự đề cao mình (ảnh: N.Linh)

Trong lúc cả nước đang sôi sục phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì báo Petrotimes lại lợi dụng “câu, chữ” để đả kích đồng nghiệp và tự đề cao mình (ảnh: N.Linh)

Báo Petro Times điện tử (tin nhanh Năng lượng mới, Hội dầu khí Việt Nam) trong mục Đàm Luận có đăng bài “Luận điệu của báo Một Thế Giới: Hèn và phản bội!”. Đây là một bài viết với những lý lẽ không thể nào chấp nhận được. 
Chúng tôi xin nói rõ với quý độc giả như sau:
Lập trường của báo Một Thế Giới từ trước tới nay là rõ ràng: Không bao giờ chấp nhận thái độ ngang ngược của phía Trung Quốc đối với chủ quyền bất khả xâm phạm của Việt Nam trên đất liền, cũng như trên các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa và đặc biệt là bản đồ ngụy xưng đường 9 đoạn trên biển Đông mà Trung Quốc thường xuyên căn cứ vào đó để có những đòi hỏi bất hợp pháp. Lập trường đó là nhất quán trên tất cả bài vở từ ngày thành lập báo cho đến nay.
Ngày 9.5.2014 phóng viên của báo có đưa một tin trích đoạn bài phỏng vấn của phóng viên báo điện tử Trí Thức Trẻ đăng trên trang Soha.vn, với tiêu đề “Có thể coi giàn khoan Trung Quốc là một đơn vị đầu tư nước ngoài”, lấy ý kiến của đại tá Nguyễn Đình Trương, nguyên cục trưởng cục Đông Bắc Á, Bộ Công an. 

Tiếp tục đọc

Luận điệu của báo Một Thế Giới: Hèn và phản bội!

Tác giả: PV

KD: Thú thực, mình kinh ngạc về vụ việc hai tờ báo này- Petro Times và Một thế giới “chửi nhau”- phải dùng từ chửi mới chính xác, và lột tả được… tinh thần “đồng loại”  và “đồng nghiệp” vào đúng lúc cần nhất sự đoàn kết của người Việt.

Công bằng mà nói, báo Một thế giới đăng bài viết “Có thể coi giàn khoan TQ là 01 đơn vị đầu tư nước ngoài” là cực kỳ tệ hại, không chấp nhận được. Nó thể hiện sự non kém và mơ hồ về chính trị trong cách làm báo, giữa lúc vấn đề TQ khiến cả nước Việt bị tổn thương, phẫn nộ. Và cái ông Đại tá Công an nào đó thực dụng đến mức quên đi cả nỗi nhục quốc thể, thì càng không hiểu được.

Xin đăng cả hai bài báo của hai tờ báo “tranh luận” kiểu moi móc nhau, chửi nhau, kiểu bên tám lạng, bên nửa cân, và đăng cả comment của hai bài báo để bạn đọc có cơ may đọc và suy ngẫm.

Chán cho làng báo nước Việt!

Hôm qua, Một Thế giới lại đăng bài về “Đừng dạy về lòng yêu nước”, chắc là để “chửi cạnh, chửi khóe” vụ này đây!

Động cơ vụ việc này là gì nhể. Đó mới là điều cần suy nghĩ!

———–

Trong khi cả nước đang hướng tâm về Hoàng Sa, nơi các chiến sỹ cảnh sát biển đang ngày đêm vật lộn, dũng cảm chống chọi, không cho Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan HD- 981 thì ngày 9/5, báo điện tử Một Thế Giới của Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam lại dẫn lời của một người từng là cán bộ cao cấp trong lực lượng công an, cho rằng có thể thỏa hiệp? Đây có thể xem là một luận điệu đớn hèn và phản bội – đi ngược lại mong muốn của toàn thể người dân Việt Nam.

Tờ báo dẫn lời ông này cho rằng: “Phương pháp đấu tranh của mình là phải làm sao để giữ lợi ích đôi bên, trên cơ sở thỏa thuận, bàn bạc. Trong trường hợp nhất định nào đó, mình vẫn có thể giữ nguyên giàn khoan như một đơn vị nước ngoài vào đầu tư, nhưng phải có nguyên tắc và lợi ích của ta là phải thật đảm bảo”.

Không hiểu sao một người là đại tá công an lại có thể nói chuyện “lợi ích đôi bên” ở đây. Nếu có lợi ích ở trong vùng đặc quyền kinh tế này thì chỉ là lợi ích “một bên” – lợi ích của nước Việt Nam, người dân Việt Nam mà thôi.

Tiếp tục đọc

Thời điểm hành động và thông điệp trong chiến lược lấn chiếm lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam của Trung quốc

Tác giả: Nguyễn Thị Mai Hoa
.

Trung Quốc là quốc gia nhiều tham vọng; trong đó, tham vọng về mở rộng ảnh hưởng, mở rộng địa bàn hoạt động, mở rộng cương vực sinh tồn, lãnh thổ, đất đai là một trong những trục có tính xuyên suốt, nhất quán từ lịch sử tới hiện tại. Áp lực dân số và “ước mơ Trung Hoa” – “ước mơ” trỗi dậy một cách nhanh chóng, trở thành siêu cường có khả năng chi phối thế giới càng củng cố, thúc đẩy Trung Quốc thực hiện chiến lược “lấn dần”, “chèn ép”, tranh đoạt đất đai, sông biển của láng giềng, nhất là của các nước láng giềng nhỏ và yếu hơn.

1. Ngược dòng sự kiện

Là quốc gia thích “gây hấn” và thường xuyên “gây hấn” để đạt mục tiêu và mang lại lợi ích một cách tối đa nhất; đồng thời, cũng là quốc gia từng cọ sát lâu đời và đang tham gia giải quyết nhiều vấn đề trên chính trường quốc tế, Trung Quốc có kinh nghiệm lão luyện chuẩn bị, chọn và thúc đẩy thời điểm để quyết định hành động.

Có nhiều cách thức trong lựa chọn thời điểm bắt đầu của Trung Quốc, song cách phổ biến, cổ truyền và cũng hữu hiệu nhất vẫn là lựa khi quốc gia – đối tượng trong tình thế có những bất ổn nội bộ, gặp rắc rối hoặc có vị thế yếu trên trường quốc tế. Đó là lúc “trong không ấm, ngoài không êm” và nếu quốc gia bị Trung Quốc “nhòm ngó” có những quyết định đương đầu mạnh mẽ, dứt khoát, thì tác dụng, hiệu quả cũng bị hạn chế đáng kể – trong điều kiện đó, Trung Quốc đã kịp thời và nhanh chóng chớp lấy thời cơ thực hiện mục tiêu của mình.

Tiếp tục đọc

Vụ Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển VN: Chi phí kiện từ 10 đến 20 triệu USD 2

Tác giả: Quang Minh

KD: Bớt đi một vài án đại tham nhũng, thì có tiền để kiện TQ!

Thủ tục để bắt đầu cho một vụ kiện là làm đơn nộp lên tòa án. Chi phí cho một vụ kiện như thế này từ 10 đến 20 triệu USD.

Ảnh: offshore energy today

 
Nói về khả năng kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, một quan chức Bộ Ngoại giao VN cho biết, Việt Nam cân nhắc mọi biện pháp ngoại giao hòa bình, phù hợp với Hiến chương LHQ, trong đó kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế cũng là biện pháp phù hợp với luật biển UNCLOS.
Thông thường, thủ tục để bắt đầu cho một vụ kiện là làm đơn nộp lên tòa án. Trước đó phải chuẩn bị kỹ lưỡng những tài liệu làm bằng chứng để kiện. Chi phí cho một vụ kiện như thế này từ 10 đến 20 triệu USD.

* Bình luận về khả năng vấn đề Biển Đông được đưa ra diễn đàn LHQ, phóng viên cấp cao của kênh truyền hình CNN tại LHQ Richard Roth nhận định, nếu tình hình trở nên nguy hiểm hơn, ví dụ như một cuộc xung đột vũ trang xảy ra, Việt Nam có thể yêu cầu triệu tập một cuộc họp tại Hội đồng Bảo an để thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế.

>> XEM THÊM: “Việt Nam có thể kiện lên tòa án quốc tế”

—————–

 

 

 

 

Chủ blog anhbasam bị bắt vì lý do gì

Tác giả: Thiên Sứ
Cơ quan điều tra đang sàng lọc hàng trăm nghìn bài viết trên blog anhbasam để xác định vai trò của ông Nguyễn Hữu Vinh, người vừa bị bắt theo điều 258 Bộ luật Hình sự.
nguyen-huu-vinh-ba-sam1-1963-1399712329.

Ông Nguyễn Hữu Vinh.

Ngày 9/5, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) xác nhận đang tiếp tục tạm giữ ông Nguyễn Hữu Vinh (58 tuổi) chủ blog anhbasam để phục vụ điều tra vụ án Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, theo điều 258 Bộ luật hình sự.

Cùng bị tạm giữ là nữ nhân viên kế toán của ông Vinh, bà Nguyễn Thị Minh Thúy, 34 tuổi. Hiện, nhà chức trách chưa khởi tố bị can 2 người này.

Tiếp tục đọc