Báo Một Thế Giới lại vẫn… hèn!

– Sau khi PetroTimes đăng tải bài viết “Luận điệu của báo Một Thế Giới: Hèn và phản bội”, ban biên tập tờ báo này đã có  phản hồi mang tính chất kích động. Nhưng điều đáng nói là Một Thế Giới  không nhận ra sai lầm của mình trong việc nêu quan điểm đi ngược với quyền lợi của đất nước.

>> Luận điệu của báo Một Thế Giới: Hèn và phản bội!

Bài báo kêu gọi xem giàn khoan 981 Trung Quốc là một “đơn vị đầu tư nước ngoài” của báo Một Thế Giới.

Việc tờ báo – một cơ quan tuyên truyền lại đi nói quan điểm đi ngược lại quyền lợi của dân tộc là điều không thể chấp nhận. Bất kể đó là phát biểu của ai, của cán bộ cao cấp nào. Đây cũng là bài học về công tác tuyên truyền trong các vấn đề lớn của đất nước.

Tiếp tục đọc

Đừng bao giờ trách móc bất kỳ ai trong cuộc sống của bạn

Tác giả:

KD:  Cảm ơn bạn bè iu quý vừa gửi cho mình những triết lý, châm ngôn thời hiện đại thú vị phết. Xin đưa lên để bạn đọc gần xa chia sẻ

Người Tốt sẽ cho bạn Hạnh Phúc…
Người Xấu cho bạn Kinh Nghiệm…

Người Tồi Tệ nhất cho bạn Bài Học…Và… người Tuyệt Vời Nhất sẽ cho bạn Kỷ Niệm.
Đừng hứa khi đang… vui !
Đừng trả lời khi đang… nóng giận !

Đừng quyết đinh khi đang… buồn !
Đừng cười khi người khác… không vui ! Tiếp tục đọc

Ầm ĩ tranh luận khách sạn Nha Trang không phục vụ người TQ?

Tác giả:  Tâm An
.
KD: Đọc bài này, mới thấy vấn đề sẽ rất phức tạp, nếu mở rộng ra tầm quốc gia.  Xin hãy nhớ, năm 1979 chiến tranh Biên giới, ở VN có việc bài xích người Hoa. Người Hoa ở nước này cũng phải về nước, và người Việt ở TQ cũng không thể sống tại nơi mình cư ngụ. Trong quan hệ quốc tế,  có môt Luật gọi là Luật có đi có lại. Tức là anh hành xử với công dân của nước tôi ở đang cư ngụ tại nước anh thế nào, tôi cũng sẽ cư xử như thế.
Xin đưa lên Blog để bạn đọc và suy ngẫm, chia sẻ
.
Một khách sạn ở Nha Trang vừa ra thông báo gây xôn xao, rằng chỉ phục vụ khách TQ khi giàn khoan HD981 được đưa ra khỏi lãnh hải Việt Nam.
 
Bức ảnh chụp bảng thông báo tại một khách sạn 3 sao trên đường Phan Bội Châu, TP. Nha Trang, Khánh Hòa đang gây xôn xao cộng đồng mạng Việt. Với nội dung: “Chúng tôi sẽ không phục vụ du khách Trung Quốc trừ khi Chính phủ của các bạn đưa giàn khoan HD981 ra khỏi vùng biển Việt Nam”. Đây được xem là một cách giám đốc khách sạn, những nhân viên phản đối sự ngang ngược của Trung Quốc thời gian qua khi đơn phương xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
 Thông báo không phục vụ khách Trung Quốc của một khách sạn 3 sao trên đường Phan Bội Châu, TP. Nha Trang, Khánh Hòa được viết rõ ràng bằng tiếng Việt và phần dịch sang tiếng Anh và tiếng Trung Quốc được viết bên dưới. Ảnh: FB Mark Đỗ.
Thông báo được đặt tại quầy lễ tân của khách sạn được một ngày và gây chú ý với rất nhiều người, du khách. Được biết giám đốc của khách sạn còn khá trẻ, có vợ là người gốc Hoa và có rất nhiều bạn bè người Trung Quốc.

Tiếp tục đọc

Sáng (như) hoa mai, chiều (như) hoa cúc

Tác giả: Đào Dục Tú

KD: Chỉ có bông mai, và bông cúc, nhưng đã khiến cho tác giả Đào Dục Tú dẫn dắt người đọc từ quá khứ đến hiện tại, về cốt cách, phẩm hạnh sống ở đời của bậc trí nhân quân tử.

Sống ở Đời- không phải chỉ là thời gian quãng dài quãng ngắn, giàu sang hay nghèo hèn, mà quan trọng hơn, con người ta đã sống thế nào, với đời, với thế gian.

Và đã yêu thương ra sao để khi nhìn nhau, vẫn biết nở nụ cười tươi, trong lành và trân trọng  😀

Cảm ơn anh Đào Dục Tú!

—–

Xin thú thực một điều, người viết đã và sẽ quên nhiều câu danh ngôn, nhiều câu thơ, câu đố nổi tiếng của các tác giả cổ kim đông tây vang danh một thời; vì tuổi mỗi ngày một. . . cao, ” bộ nhớ “đã bắt đầu lão hóa. Thế nhưng câu thơ chữ Hán của danh sĩ Nguyễn Thượng Hiền tôi xem như một câu “châm ngôn sống” tuyệt hay thì –qua thử thách thời gian chừng hơn ba mươi năm rồi, tôi chưa bao giờ rơi vào tình trạng quên quên nhớ nhớ. Ấy là câu:
Tảo dục vi mai vãn vi cúc
Động đương như thủy tĩnh như sơn

hoa mai

Với một vốn Hán ngữ rất vừa phải, dưới xa mức trung bình nếu bình xét nghiêm khắc, tôi hiểu đại lược: Buổi sáng muốn được làm bông hoa mai; buổi chiều muốn được như bông cúc. Khi động thì như nước chảy, khi tĩnh thì như núi. Buổi mai, từ người bình dân đến bậc chí sĩ như cụ Nguyễn, ai chả muốn trong tâm trí mình có những ý nghĩ sáng trong, an vui với đời với người.

Tiếp tục đọc

6 nguyên tắc gây chiến của quân đội Trung Quốc

Tác giả: Lương Khê

KD: Đây là bài thứ hai bạn bè iu quý gửi cho mình với lời bình của bạn, xin đưa lại:

Bài này phân tích, nhận định rất hay. Không biết nên gọi đây là bài trình bày tóm tắt về học thuyết quân sự của TQ hay là học thuyết gây hấn lấn chiếm lãnh thổ của TQ. Nattoi không nghĩ rằng các tướng lĩnh của ta không nghiên cứu về vấn đề này, từ lâu, nhưng nghĩ rằng sử dụng giàn khoan khủng di động là một bước phát triển mới của học thuyết trên + chiến thuật đè người của TQ.
.
Họ đã sử dụng nó ở bãi cạn scarborough cuae Philippines, nhưng bằng giàn khoan khủng di động mà họ đã chuẩn bị lâu nay thì đây là lần đầu tiên. Dường như ta cũng không bị bất ngờ vì hiểu rõ bản chất và dã tâm của TQ. Điều đó thể hiện qua thái độ bình tĩnh của từng nhân viên kiểm ngư trong vụ giàn khoan 981. Chứng tỏ họ đã được chuẩn bị kỹ về tư tưởng từ trước.
.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước đánh giá: ““Với ý đồ rất rõ như vậy, nhiều người đang đặt ra câu hỏi liệu rồi đây Trung Quốc có chịu rút hay không? Có thể họ sẽ rút, nhưng chúng ta cần phải tỉnh táo đề phòng họ sẽ cắm lại một lực lượng nhỏ để khoanh vùng khu vực, tiếp tục thực hiện âm mưu đường lưỡi bò, dần dần hiện thực hóa chủ quyền tại khu vực này, giống như những lần xâm chiếm khác trước đây. Vì vậy, Việt Nam tôn trọng hòa bình, nhưng cũng cần phải cảnh giác với mọi tình huống có thể xảy ra, dứt khoát đập tan ý đồ xấu. Chủ quyền thiêng liêng của đất nước dứt khoát không thể bị xâm hại”.

——-

VietnamDefence – Bài học chiến tranh Trung-Ấn 1962. Sáu nguyên tắc căn bản mà quân đội Trung Quốc đã áp dụng trong cuộc xâm lược Ấn Độ năm 1962 cũng chính là những nguyên tắc mà họ sẽ vận dụng trong tương lai.

Chúng tôi giới thiệu với độc giả bài viết “Trung Quốc giao chiến như thế nào: Những bài học của cuộc chiến tranh Trung-Ấn năm 1962” của Giáo sư  Brahma Chellaney, đăng trên tạp chí Newsweek của Mỹ.

Brahma Chellaney, Giáo sư phân tích chiến lược của Trung tâm Nghiên cứu chính trị được tài trợ từ các nguồn tư nhân ở Delhi, tác giả của các cuốn sách Asian Juggernaut do Nhà xuất bản Harper ấn hành năm 2010 và Water: Asia’s New Battlefield do Nhà xuất bản Georgetown University Press ấn hành năm 2011.

Năm 1962, Trung Quốc đã dạy cho Ấn Độ “một bài học” mà đến nay vẫn cần phải nghiên cứu.

Tiếp tục đọc

Chiến lược chiến tranh bất đối xứng của Việt Nam trên Biển Đông

Tác giả: Gary  (người đứng đầu của về Phân tích Chuyên ngành Hàng hải & Dự báo Hàng không, tại London)..

KD: Cảm ơn bạn bè iu quý vừa gửi cho mình hai bài viết của những chuyên gia phân tích, am hiểu chiến thuật chiến tranh, rất phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn VN. Xin đưa lên đây để bạn đọc đọc và tham khảo, suy ngẫm. Đây cũng chính là điều mình suy nghĩ và tâm đắc suốt những ngày qua, khi tình hình Biển Đông căng thẳng và nguy cơ “va chạm” nhau có thể xảy ra. Khi nhớ đến cuộc chiến với Mỹ trước đây. Bên yếu thế hơn phải có chiến thuật khôn ngoan.

Đương nhiên, chiến thuật lần này cũng sẽ khó khăn hơn, vì nó diễn ra trên biển. Sự đơn điệu cũng là một yếu tố bên yếu hơn phải tính đến, bởi sự đa dạng trên đất liền bao giờ cũng thuận lợi hơn cho các chiến thuật chiến tranh

————–

 Việt Nam không cần phải cạnh tranh để có đủ số lượng tàu hải quân với Trung Quốc, nhưng thay vào đó họ có thể sự dụng giáo lý chiến tranh du kích ở ngoài khơi Biển Đông.

Vào ngày 17/1/2012, Việt Nam đã công bố tàu chiến tự chế đầu tiên của nước này. Dường như các thay đổi có rất nhiều điểm giống tàu hộ tống Tarantul của Nga, tuy nhiên, chiếc tàu mới này được trang bị các tên lửa và hệ thống súng pháo tương đối khá tối tân.

Mặc dù kỹ thuật của Việt Nam vẫn chưa gây nhiều ấn tượng so với các tiêu chuẩn tàu chiến hiện đại, nhưng sự công bố này phản ánh sự nỗ lực của Việt Nam trong việc phát triển hải quân ở khu vực nhằm cạnh tranh với lực lượng ngày càng tăng của nước hàng giềng lớn hơn, Trung Quốc.

Tiếp tục đọc

Kiện TQ, cơ hội thắng của Việt Nam đến đâu?

Tác giả: Huỳnh Dũng Nhân
.
Dù chính quyền Bắc Kinh không chịu ra trước tòa, Việt Nam vẫn có thể trình bày tất cả các bằng chứng trên trước tòa án và trước dư luận thế giới.
.
Thế giới đang tìm hiểu, tại sao một quyết sách mang tầm cỡ quốc gia, như việc TQ cắm gian khoản “khủng” giữa vùng biển VN, lại diễn ra vào thời điểm này.
.
biển Đông, giàn khoan HD 981, Trung Quốc, Việt Nam, Luật Biển
Người dân TPHCM xuống đường tuần hành biểu thị lòng yêu nước. Ảnh: Duy Chiến

Nếu chịu khó điểm lại truyền thông quốc tế mấy ngày qua, những kẻ hoạch định vụ giàn khoan này từ Trung Nam Hải phải thừa nhận một thực tế rất bất lợi đối với họ. Với tư cách là nước lớn – lại đang lăm le trở thành cường quốc thế giới, lăm le “hất Mỹ” ra khỏi Thái Bình Dương, sau khi định “gạ” cùng chia chác phạm vi ảnh hưởng nhưng bị Mỹ từ chối – họ phải thừa nhận một sự thật. Quyết định hạ đặt giàn khoan để thực hiện âm mưu chính trị đen tối, thay đổi nguyên trạng nhằm độc chiếm Biển Đông đang buộc họ phải trả giá đắt và chắc chắn sẽ thảm bại, nếu họ không rút ngay giàn khoan ra khỏi biển VN.

Tiếp tục đọc

Luật sư VN kiến nghị Chính phủ khởi kiện TQ

Tác giả:  C.Hoàng – C.Quyên – L.A.Dũng – Đ.Yên – V.Hùng

KD: Với một quốc gia tham lam tráo trở như TQ, không còn cách nào khác, phải kết hợp được nhiều chiến lược, chiến thuật, trong đó có việc kiện TQ ra tòa án quốc tế. Một quốc gia lớn, bị hai quốc gia nhỏ hơn về mọi mặt kiện trước tòa án quốc tế, cả nhân loại sẽ thấy sự nghênh ngang giẫm đạp pháp luật QT của quốc gia này. Lợi thế với các quốc gia nhỏ hơn, sẽ có khả năng lớn.

Liên đoàn Luật sư VN kiến nghị Chính phủ đứng đơn kiện, thực hiện các thủ tục pháp lý để kiện TQ ra tòa án quốc tế.

Chiều 11/5 tại Hà Nội, Liên đoàn Luật sư VN (LĐLSVN) mở phiên họp bất thường để ra tuyên bố phản đối TQ hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển VN.

Luật sư Nguyễn Minh Tâm, Phó Tổng thư ký LĐLSVN nhấn mạnh: Việc TQ đặt giàn khoan xâm phạm chủ quyền lãnh thổ và quyền chủ quyền của VN tại Biển Đông, vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế và các quy định của Công ước LHQ về luật Biển 1982, đơn phương phủ nhận lập trường của chính phủ TQ đã thỏa thuận và ghi nhận tại Tuyên bố ứng xử của các bên về Biển Đông (DOC) với các nước ASEAN, vi phạm các thỏa thuận cấp cao giữa VN và TQ.

Tiếp tục đọc