“Trung Quốc đang đeo một chiếc đồng hồ đắt tiền nhưng ai cũng biết đó là đồ ăn cắp”

Tác giả: FB Osin Huy Đức

KD: Hay!

 Đọc thêm:
>> Công nhân đã bị lợi dụng bởi những kẻ có tổ chức
>> “Trong tháng 5, Trung Quốc phải rút giàn khoan”
>> “Anh phải rút trước, nhà của tôi chứ không phải nhà anh”
>> ‘Việt Nam không chấp nhận nền hòa bình lệ thuộc’
>> Đằng sau vụ xô xát ở Vũng Áng
>> ‘VN không bắt buộc phải bồi thường’

Những ngày trước khi mất (11-6-2008) Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt mấy lần than phiền, đề nghị của ông – cần phải có một bộ quy tắc ứng xử với Trung Quốc – đã chưa được thực hiện. Ông cho rằng, thật khó để cáo buộc ai đó là người “thân Trung Quốc”, cho nên, cách tốt nhất để ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận, tác động, chia rẽ nội bộ những người cầm quyền, phải thống nhất một bộ quy tắc ứng xử.
Cán bộ, ở bất cứ cấp nào mà tiếp xúc, phát ngôn… với Trung Quốc không theo bộ quy tắc này thì phải xử lý, phải coi như là “theo Trung Quốc”. Khi nói điều này với người có trách nhiệm cao nhất lúc đó, ông Võ Văn Kiệt còn đề nghị, khi bàn những vấn đề liên quan tới Bắc Kinh không nên họp trong bất cứ phòng họp truyền thống nào.

Tiếp tục đọc

Vì sao gây bạo động ở Bình Dương?

Tác giả: Nhạc sĩ Tuấn Khanh

KD: Rõ ràng người dân Việt đều phải đặt câu hỏi nghi ngờ cần thiết. Đọc cả ba bài viết của nhạc sĩ Tuấn Khanh, mối nghi ngờ cũng thật kỳ lạ. Vậy ai mới thực chất là kẻ đứng sau những “bạo động” bột phát đó?

Image
Không ai nói ai, nhưng hầu hết người Việt khi nhìn thấy những dòng tin, những hình ảnh bạo động xảy ra ở Bình Dương vào chiều ngày 13/5 đều bàng hoàng và tin rằng nội dung đó không thể là mình, đó không thể là tính cách đúng của người Việt, ít nhất là vào lúc này.

Ai cũng cảm nhận thấy có điều gì đó rất bất thường như một âm mưu, nhưng như thế nào thì không phải ai cũng rõ.

Người Việt đang giới thiệu một bộ mặt xấu xí mà chính họ đã từng lên án hết mực, khi dân Trung Quốc bị chính quyền Bắc Kinh kích động trong cuộc xung đột ngoại giao với Nhật vào năm 2012.

Ngay lập tức, câu hỏi này được đặt ra là vụ bạo động này có lợi cho ai?

Tiếp tục đọc

Đằng sau vụ xô xát ở Vũng Áng

Tác giả: Duy Tuấn- Văn Đức

Những nhân chứng chứng kiện vụ xô xát tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) ngày 15/5 đều cho rằng, nguồn cơn dẫn tới sự xô xát nghiêm trọng là do công nhân bị kích động bởi một nhóm người, và có cả việc lao động TQ kích động những người tụ tập phản đối trước.

Bị kẻ xấu kích động

Sáng ngày 15/5, nhóm PV VietNamNet đã trở lại khu vực KKT Vũng Áng. Một đêm sau khi xảy ra vụ hàng nghìn người xô xát, tình hình gần như đã trở lại bình thường.

Tại các khu nhà của người nước ngoài, lực lượng an ninh thắt chặt bảo vệ. Các lối vào KCN Formosa được canh gác cẩn mật.

Vũng Áng, Hà Tĩnh, biển Đông
Tình hình tại KCN Formosa ổn định trở lại. Chính quyền cùng nhà đầu tư đang nỗ lực hết sức để đưa công trường hoạt động trở lại

Nhớ lại sự việc nghiêm trọng vào cuối giờ chiều ngày 14/5, anh Lê Xuân C., cán bộ của Formosa cho biết, bản thân anh và nhiều người chứng kiến đều cảm thấy có sự bất thường đằng sau vụ tuần hành ôn hòa phản đối Trung Quốc và sau đó trở nên xô xát lớn.

“Cả ngày không khí biểu tình rất ôn hòa, chúng tôi vẫn làm việc bình thường. Tuy nhiên vào cuối giờ chiều, khi đoàn người kéo vào khu nhà 9 tầng (nơi ở chủ quản cấp cao Formosa) để phản đối thì bỗng dưng có hai người chạy xe máy đến và nói, ở dưới cảng biển, khu M19 (lò cao) người Việt bị người TQ đánh chết.

Tiếp tục đọc

Tàu cảnh sát biển VN tiến vào khu vực giàn khoan Hải Dương 981

Tác giả: Viễn Sự- Tấn Vũ- Thuận Thắng

KD: Người dân Việt cả nước những ngày này luôn” bám theo” những con tàu CS biển VN. Cầu mong các anh khỏe mạnh, vững vàng tay lái và ý chí!

———-

7g15 sáng 15-5, khi biên đội tàu kiểm ngư Vùng 4 đang cách vị trí mà Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 chừng 7 hải lý về phía nam tây nam thì một tốp gồm bảy tàu hải giám, hải cảnh của Trung Quốc lao ra ngăn cản và dùng vòi rồng tấn công.
Tàu Trung Quốc trang bị vũ khí luôn tăng tốc, cản phá tàu Việt Nam – Ảnh: Thuận Thắng

Những đội tàu của Trung Quốc luôn sẵn sàng lao vào ngăn cản lực lượng tàu của Việt Nam vào thực thi nhiệm vụ tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 trái phép – Ảnh: Thuận Thắng

 

Trong đó tàu kiểm ngư 769 đã bị tàu hải giám của Trung Quốc mang số hiệu 21101 tấn công và truy đuổi trong vòng 25 phút, xịt vòi rồng vào hệ thống rađa trên cabin tàu.

Theo quan sát của phóng viên Tuổi Trẻ ngay tại hiện trường, tàu hải giám 21101 của Trung Quốc đã cử đến bốn người ra điều khiển vòi rồng tấn công tàu kiểm ngư 769 của Việt Nam.

Cùng lúc này, tàu hải giám 2401 và một tàu kéo màu da cam không mang số hiệu cũng gắn vòi rồng đe dọa, bám theo sau tàu kiểm ngư HP 926 và các tàu kiểm ngư thuộc biên đội kiểm ngư Vùng 4.

Tiếp tục đọc

Cư dân mạng Trung Quốc: “Chúng ta đang đánh mất sự khôn ngoan”

Tác giả: Theo Dân Việt

Lướt qua một loạt các diễn đàn lớn của Trung Quốc như Sohu, Sina… thật không khó để nhận thấy vấn đề căng thẳng trên biển Đông nhận được sự quan tâm của cư dân mạng Trung Quốc.

Tuy tin tức về tình hình căng thẳng ở biển Đông không được các tờ báo lớn của Trung Quốc đưa đúng sự thật hay chỉ đưa nhỏ giọt, bị cắt xén và đi ngược lại sự thật đang diễn ra hàng ngày, nhưng trên một vài diễn đàn của các trang mạng nước này, tầng lớp thanh niên mà nhất là đội ngũ trí thức tỏ rõ thái độ cũng như thẳng thắn bày tỏ chính kiến của mình.


Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng công suất lớn bắn phá tàu của lực lượng kiểm ngư Việt Nam ngày 3.5.2014 (Ảnh: AFP)

Một bạn trẻ tên Yang Guang Yu ở thành phố Tín Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc cho rằng: Hiện nay vấn đề đáng quan tâm hơn cả chính là khoảng cách giàu nghèo và khủng hoảng kinh tế. Đặc biệt là vấn nạn tham nhũng ở quan chức. Người dân bây giờ sợ nghèo, sợ đói. Và giờ là nỗi sợ nếu có thêm chiến tranh xảy ra.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiếp tục đọc

Việt Nam khởi kiện, Trung Quốc sẽ “mất cả chì lẫn chài”

Tác giả: Trần Đình Bá
KD: Hãy chớp thời cơ “có một không hai” này để khởi kiện, “bắn một mũi tên trúng hai đích”: Thắng về pháp lý trong vụ giàn khoan Hải Dương 981, đồng thời giành lại Hoàng Sa (TĐB).
Thú thực, bài viết này hơi “lạc quan tếu”, khi đòi một mũi tên trúng hai đích. Và như thế cũng có nghĩa … bốc đồng. Nhưng có nhiều tư liệu, thông tin để theo dõi   😀
———-
Liên quan đến vụ Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, Kiến Thức xin giới thiệu bài viết của TS Trần Đình Bá về việc Việt Nam có nên khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế hay không. 
Chúng ta đang quá lãng phí thời gian tranh luận, lặp đi lặp lại cả triệu lần về “Việt Nam có đầy đủ quyền chủ quyền – quyền tài phán. Phía Trung Quốc vẫn đáp trả trơ tráo cả triệu lần như thế. Điều Tổ quốc cần lúc này là phải hành động ngay bằng việc làm thiết thực là khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế để tiết kiệm xương máu – sức dân, chứng minh tài ngoại giao, đấu tranh pháp lý và bản lĩnh trí tuệ Việt Nam trước cộng đồng quốc tế.
Trung Quốc chủ quan mang giàn khoan đồ sộ Hải Dương 981 (HD 981) trị giá 1 tỷ USD xâm nhập trái phép, hù dọa Việt Nam và thách thức cộng đồng quốc tế, song họ đang thực sự bị sa lầy trước dư luận quốc tế và sẽ là mất tất cả chỉ vì một tham vọng “đếm cua trong lỗ”.
 
Việt Nam bắt quả tang “kẻ xâm nhập” HD 981 mà không tốn công sức
Khác với vụ tàu hải giám Trung quốc lén lút đột nhập cắt cáp tàu Bình Minh 02 đang hoạt động nghề nghiệp ở vị trí 12 độ 48’25’’ Bắc và 111 độ 26’48’’ Đông, cách mũi Đại Lãnh Phú Yên khoảng 120 hải lý nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam rồi bỏ chạy, ta chỉ có hình ảnh ghi lại song không thu giữ được vật chứng thì nay sự việc đã khác xa.

Tiếp tục đọc

Vận mệnh nước Việt cần sự dấn thân của cả dân tộc

Tác giả: Kỳ Duyên

Vận mệnh sinh tử nước Việt lúc này không thể chờ sự … bâng khuâng, mà cần sự thay đổi nhận thức và sự dấn thân của cả dân tộc, của chính quyền, của nhân dân.

Những ngày này, nhân dân cả nước như “sôi” lên vì một vụ việc thách thức nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

Đó là mới đây, Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương – 981 vào hoạt động trong vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của VN, cách bờ biển VN khoảng 120 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý (221km) và cách phía nam đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN khoảng 18 hải lý. Tọa độ đặt giàn khoan này đặc biệt quan trọng về vị trí chiến lược an ninh và quốc phòng. Theo các chuyên gia, ở đây có thể quan sát được toàn bộ 3260 km bờ biển VN.

Như vậy, giàn khoan dầu khí chỉ là một “chân sói” trong ngụ ngôn xa xưa….

Lòng tham và ý đồ xâm chiếm chủ quyền nước Việt của TQ, quốc gia vẫn luôn tự nhận là bạn vàng đã đến lúc không thể che giấu.

Vàng hóa ra không cần thử lửa, mà chỉ cần thử bằng… nước Biển Đông, vẫn có thể lộ rõ, vàng hay chỉ là… thau!

Không có gì bất biến

Nhưng bình tĩnh suy xét, ở thời đại này, sẽ thấy không có cái gì là bất biến. Nhà thơ Xuân Quỳnh từng có một câu thơ đắng chát, tưởng chỉ nói về tình yêu trai gái, mà hóa ra nói về cái… tình của quốc gia với quốc gia cùng ý thức hệ tư tưởng: “Hôm nay yêu mai đã lại xa rồi”.

Cái mai ấy, tiếc thay, nó đang là hôm nay một cách nhãn tiền.

Tiếp tục đọc

Từ vòi rồng đến tòa án quốc tế?

Tác giả: Tuấn Anh (giới thiệu)

Giữa Việt Nam và Trung Quốc vừa bùng nổ một mâu thuẫn nguy hiểm về việc triển khai giàn khoan của Trung Quốc gần quần đảo Hoàng Sa trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Một giải pháp tùy chọn đối với Việt Nam là viện nhờ thủ tục phân định bắt buộc theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS).

Các chi tiết địa lý cho thấy, giàn khoan Hải Dương 981 đã được triển khai cách thềm lục địa và đảo Lý Sơn của Việt Nam khoảng 130 hải lý và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 180 hải lý. Nó cũng tọa lạc cách đảo Tri Tôn, một đảo đá không đủ điều kiện cho một vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) hoặc bất kỳ quyền nào trong phạm vi 12 hải lý theo Công ước luật biển, 17 hải lý và cách đảo Phú Lâm, vốn có thể đủ tiêu chuẩn để tạo thành một vùng EEZ rộng tới 200 hải lý, khoảng 103 hải lý.

Mặc dù Trung Quốc đưa ra tuyên bố theo Điều 298 của UNCLOS về việc được miễn thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc của Công ước đối với một số loại tranh chấp, bao gồm cả những tranh chấp liên quan đến việc phân định hải giới, quy trình này không thể được áp dụng để xác định liệu giàn khoan Hải Dương 981 được triển khai bên trong vùng EEZ hình thành do 1) thềm lục địa không thể tranh cãi của Việt Nam (vốn đồng nghĩa với vị trí triển khai hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam), 2) Đảo Hải Nam của Trung Quốc (đồng nghĩa vị trí hoàn toàn thuộc về Trung Quốc), hay 3) quần đảo Hoàng Sa.

Tiếp tục đọc

Xuống đường yêu nước và an ninh quốc gia

Tác giả: Trần Bình (từ Paris)
Xuống đường chân chính, một hành động tưởng chừng đơn giản, ít tác dụng và có phần không bình thường với đa số người VN hiện nay, dịp này, lại có ý nghĩa rất lớn.Khi nền an ninh quốc gia bị đe dọa nghiêm trọng, toàn bộ nguồn lực quốc gia cần phải được huy động để bảo vệ các lợi ích quốc gia, bảo vệ nền độc lập và sự phát triển xã hội. Từ chính trị, quân sự, ngoại giao đến thông tin là các mặt trận chính nhằm nâng cao sức mạnh nội tại, đẩy lùi ý chí xâm lược của kẻ thù và kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng bạn bè quốc tế.

Xuống đường yêu nước (ở đây, tôi nhấn mạnh khái niệm “xuống đường yêu nước” trong sự phân biệt với hiện tượng biểu tình quá khích, bạo động xảy ra trong mấy ngày qua) là một giải pháp, vì nó cổ vũ sự lớn mạnh của sức mạnh nội tại, tạo sự chú ý và trao đổi thông tin giữa các nhóm xã hội và quốc tế.

Giàn khoan, HD-981, Hải Dương-981, biển Đông, ASEAN, Trung Quốc, COC, DOC, yêu nước, tuần hành, vòi rồng, bành trướng, chiến tranh, Trường Sa, Hoàng Sa, chủ quyền, độc lập dân tộc
Xuống đường yêu nước của người Việt Nam tại Frankfurt Main – CHLB Đức ngày 10/5/2014. Ảnh: Trương Anh Tú

An ninh bị đe dọa

Tháng 6/2011, tại hội thảo về các vấn đề chiến lược từ các nước mới nổi (BRICS) [1]  tại Học viện quốc phòng Pháp, GS. Ding Yifan, phó giám đốc Viện phát triển thế giới thuộc Trung tâm nghiên cứu Phát triển, Hội đồng nhà nước TQ [2] khi được hỏi tại sao TQ là nước lớn có xung đột biên giới với hầu như tất cả các nước láng giềng, trường hợp duy nhất trong số các nước lớn trên thế giới, đã trả lời rằng: “khái niệm biên giới là do lỗi của phương Tây.

Tiếp tục đọc

“Những nhân vật bí ẩn” trong dòng bạo động (P.2)

Tác giả: Nhạc sĩ Tuấn Khanh

Đây là  những điều lạ lùng mà chúng tôi chứng kiến, từ đó, chúng tôi tin rằng đó là những điều bất thường, không đơn giản là bạo động “tự phát”.

Đám đông đang "ngắm nghía", chuẩn bị tràn vào đập phá một công ty.

Chạy khỏi đám đông hỗn loạn và hung dữ đó, cả 3 chúng tôi lạnh toát người, dù trời trưa nắng, nhiệt kế chỉ 37 độ C. Điều đầu tiên khi đã an toàn, tôi nhắc mọi người đi mua khẩu trang.

Lúc này, đám đông xuất hiện ở các con đường đã nhiều hơn. Họ đang cần cái gì đó để giải tỏa, cần một cái gì đó để đập phá, thể hiện sức mạnh của mình. Vừa chạy vừa điểm lại các sự kiện, Văn nhắc tôi rằng phần lớn những người có vẻ như chỉ huy, hướng dẫn mọi người. đều chạy trên các xe có biển số 36 – số Thanh Hóa. Tôi sực nhớ đến một người bạn ở Bình Dương đã nhắn tin nói với tôi về các cuộc bạo động xảy ra, một cách buồn phiền rằng “người Bình Dương không tệ như vậy, phần lớn các người gây bạo loạn đều đi xe số ba mươi mấy”. Quả là như vậy thật. Những người chạy trên những chiếc xe có số như 36, đều trang bị kỹ lưỡng bằng ống sắt, xà beng, cờ trống… như một cách có tính toán trước.

Tiếp tục đọc