Sẽ khởi tố kẻ cầm đầu vụ đập phá ở Bình Dương

Tác giả: L.Thư – C.Hoàng – M.Thăng – H.Nhì – H.Anh

KD: Ngoài việc khởi tố của cơ quan chức năng, thì cấp quản lý chính quyền các cấp, các tỉnh, các t/p hãy nhìn vào bài học đắng của Bình Dương để chấn chỉnh, kẻo sự quan liêu xa rời đời sống dân lâu quá của các bác cũng là kẽ hở “quý giá” cho kẻ xấu, kẻ lạ xâm nhập, và quấy rối, khi lòng dân và xã hội vốn đã bất an, mà vận nước đang treo đầu sóng ngọn gió!

——-

Chiều nay (17/5), Bộ Ngoại giao chủ trì cuộc họp báo quốc tế về các vụ việc liên quan tới trật tự trị an tại một số địa phương vừa qua.

Dự họp báo có ông Trần Văn Nam – Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Dương, ông Đặng Quốc Khánh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, ông Đặng Minh Khôi – trợ lý Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ Đông Bắc Á (Bộ Ngoại giao), Trung tướng Hoàng Kông Tư và ông Đỗ Nhất Hoàng – Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch Đầu tư.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình chủ trì cuộc họp báo.

Lê Hải Bình, bộ ngoại giao, bộ công an, giàn khoan, chủ quyền

Ngay từ 16h, đông đảo phóng viên quốc tế và trong nước đã có mặt tại họp báo. Toàn bộ ghế và vị trí tác nghiệp trong phòng họp báo kín đặc.

Tiếp tục đọc

Thứ mọi quý bà đều thích

Tác giả:

KD: Cảm ơn bạn bè iu quý đã gửi cho những mẩu chuyện này. Cười lên cho đầu óc nhẹ nhõm chút ít trong những ngày nóng bỏng chuyện Biển Đông   😛
Một phụ nữ đi máy bay có một viên kim cương mà không biết làm cách nào qua được hải quan. Thấy một linh mục đang đi ngang, bà bèn nhờ cha đem qua hải quan dùm.
Đến chỗ khai báo, nhân viên hải quan hỏi:
– Cha có gì khai báo không?
Cha cố tính nói không nhưng chợt nhớ viên kim cương trong túi quần và không quên lời Chúa răn nên cha nói:

Tiếp tục đọc

Cần một trát tòa quốc tế để trục xuất HD 981

Tác giả: Châu Huy Quang (Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam)

Cần một “trát tòa” của tòa án Quốc tế để “trục xuất” giàn khoan Hải Dương 981 và triệt thoái quân sự trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Kể từ ngày 1-5-2014, Trung Quốc đơn phương ngang nhiên kéo và cố định giàn khoan Hải Dương 981 tại vị trí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, đồng thời tổ chức tàu quân sự bảo vệ và tấn công cản trở các tàu dân sự, lực lượng chấp pháp của Việt Nam đang thi hành công vụ tại vùng biển này.

Nước này gia tăng cường độ tấn công bằng vòi rồng công suất lớn, đâm húc tàu chấp pháp, dân sự của Việt Nam. Vấn đề đặt ra lúc này là ngoài việc tìm kiếm một giải pháp chính trị, ngoại giao, Việt Nam cần  một giải pháp pháp lý trước mắt và lâu dài trong khuôn khổ một vụ kiện quốc tế.

Tiếp tục đọc

PTT Vũ Đức Đam: “Chúng ta nhất định phải đòi lại Hoàng Sa”‘

Tác giả: Việt Nguyễn

Đây là phát biểu đầy xúc động của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trước nhiều câu hỏi của các nhà khoa học trẻ về tình hình Biển Đông nóng bỏng.

Sáng 17/5 tại Bộ Khoa học Công nghệ đã diễn ra lễ  trao giải thưởng Tạ Quang Bửu. Buổi lễ do Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân chủ trì. Tham dự buổi lễ và trao tặng giải thưởng cho các cá nhân đoạt giải, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có phần giao lưu ngắn với các nhà khoa học và giới trẻ. Trước những  câu hỏi của cử tọa về giàn khoan Hải Dương 981 đặt trái phép tại Biển Đông, Bộ trưởng Nguyễn Quân đã đề nghị Phó Thủ tướng trả lời.
PTT Vũ Đức Đam: “Chúng ta nhất định phải đòi lại Hoàng Sa"' 1
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu sáng 17/5. Ảnh: Việt Nguyễn

Phó Thủ tướng lưu ý: “Ở khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép, chúng ta chỉ có cảnh sát biển, kiểm ngư, ngư dân. Trung Quốc thì có tàu quân sự, tàu vũ trang. Việt Nam vẫn kiên trì giải pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế”. Tiếp tục đọc

Con cò- thân phận người phụ nữ Việt?

Tác giả: Đào Dục Tú

KD: Những ngày nóng bỏng chuyện Biển Đông, chuyện Bình Dương “bí ẩn”, rất cảm ơn tác giả Đào Dục Tú đã cho bạn đọc của Blog những giờ phút được thảnh thơi, với những cánh cò Việt ngàn xưa, và đời nay.

Nước Việt trở nên bay bổng, trở nên ngoan cường, trở nên can đảm- cũng chính là nhờ ở những cánh cò trắng lận đận- những người phụ nữ Việt đảm đang, chịu thương chịu khó, suốt một đời tận tụy hy sinh vì chồng, vì con, và khi cần cũng biết gánh việc nước.

Sự cứng rắn và quả cảm của người đàn ông, là nhờ có được sự mềm mại, yêu thương, nhân ái này đây!

Mỗi khi có một nguyên cớ nào đó đẩy tôi tới sự suy cảm về nỗi long đong lận đận trong cuộc sống nhọc nhằn vất vả lam lũ của người phụ nữ Việt mà bà tôi, mẹ tôi, dì tôi, cô tôi không ai là ngoại lệ, tôi thường nhớ tới bài thơ của cụ Tú thành Nam thương kính người vợ tảo tần của mình: “Quanh năm buôn bán ở mom sông-Nuôi đủ năm con với một chồng –Lặn lội thân cò khi quãng vắng. . .”

Lặn lội thân cò khi quãng vắng. . . Thật chẳng có hình ảnh nào chân xác hơn và biểu cảm hơn là hình ảnh “lặn lội thân cò”. Hình ảnh ấy đưa tôi về với ca dao, về với ngày . . .xưa.

Tiếp tục đọc

Công hàm 1958 và vấn đề chủ quyền ở Hoàng Sa-Trường Sa

Tác giả: Lê Bình (theo VOV)
KD: Đây là bài viết về ý kiến rất cần tham khảo của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia am hiểu lĩnh vực này, để bác bỏ  luận điệu của giới cầm quyền TQ, về cái gọi là “Công hàm Phạm Văn Đồng”. Cần hiểu tình thế của VN  lúc đó và những ý tứ kín võ, khéo léo trong Công hàm này, sự tráo trở cố tình hiểu “xiên xẹo” nhằm thực hiện ý đố xâm chiếm Hoàng Sa của họ.
.
LTSBiện minh cho hành động sai trái khi hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, phía Trung Quốc cho rằng đó là hoạt động bình thường trong vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đang chiếm đóng. Ngoài ra, phía Trung Quốc lập luận rằng, với tuyên bố của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa Phạm Văn Đồng năm 1958, Việt Nam đã từ bỏ quyền của mình đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Luật pháp quốc tế có thể rút ra từ đó kết luận gì về pháp lý? Sự thật về “cái gọi là chủ quyền “của Trung Quốc ở Hoàng Sa-Việt Nam là như thế nào?
Giàn khoan, HD-981, Hải Dương-981, biển Đông, ASEAN, Trung Quốc, COC, DOC, yêu nước, tuần hành, vòi rồng, bành trướng, chiến tranh, Trường Sa, Hoàng Sa, chủ quyền, độc lập dân tộc, công hàm 1958, Phạm Văn Đồng
.
Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân, một chuyên gia về lịch sử Trung Quốc cho biết, bắt đầu từ Nhà Hán (203TCN – 220 ), Trung Quốc đã có những bộ chính sử do một cơ quan chuyên môn của triều đình biên soạn và công việc này được suy trì cho đến hết thời Nhà Thanh.

Tiếp tục đọc

Tập Cận Bình lên tiếng: “Người Trung Quốc không có gen xâm lược”

Tác giả: Hồng Thủy 
KD: Nói thế mà không biết ngượng. Xin ông Tập Cận Bình hãy đọc lại lịch sử ngàn năm Bắc thuộc đau thương của người Việt đi đã, rồi hãy chối bỏ cái gen… “trội” của giới cầm quyền Trung Hoa của ông, từ thời cổ đại đến thời hiện đại…
———
Đáng chú ý là phát biểu (vu cáo, bịa đặt) của Hoa Xuân Oánh lại được đưa ra trong cùng một ngày với tuyên ngôn “không có gen xâm lược trong máu người Trung Quốc
Ông Tập Cận Bình.

Tuần san Business của Bloomberg ngày 16/5 đưa tin, trong lúc căng thẳng đang leo thang giữa Việt Nam và Trung Quốc (xung quanh vụ nhà cầm quyền Bắc Kinh kéo giàn khoan 981 vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hạ đặt bất hợp pháp, dùng nhiều tàu bảo vệ tấn công tàu Việt Nam bằng vòi rồng và những thủ đoạn nguy hiểm – PV) thì ông Tập Cận Bình đã lên tiếng, dường như muốn xoa dịu tình hình.

Tiếp tục đọc

Nguyễn Thúy Ái: Công nhân, như tôi được biết

Tác giả: Nguyễn Thuý Ái

Trung Quốc xâm lược giúp ta biết được ai là kẻ thù, công nhân lợi dụng biểu tình chống Trung Quốc để đập phá, hôi của khiến giới lãnh đạo cần phải tìm hiểu về công nhân và cần có một định nghĩa mới về giai cấp này.

——-
Tuy viết văn, viết báo nhưng tôi ít biết về giới công nhân, bởi tôi lớn lên từ một làng quê thuần nông ở miền Trung, khi ra trường, tôi sống quanh quẩn ở thành phố nên chỉ tìm hiểu về nông dân, thị dân…
Cho đến cách đây vài năm tôi được một công ty truyền thông mời đi nói chuyện với công nhân với tư cách là một người tư vấn tâm lý, nói nôm na là “gỡ rối tơ lòng”.

Một nữ công nhân khóc vì sợ thất nghiệp. Ảnh Facebook

Một nữ công nhân khóc vì sợ thất nghiệp sau vụ kích động xảy ra ở Bình Dương. Ảnh Facebook

Tôi được đến khá nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất lớn có rất nhiều công nhân. Từ khu chế xuất Tân Thuận đến Linh Trung, Khu công nghiệp Củ Chi, Tân Bình… ở Sài Gòn và các khu công nghiệp ở các tỉnh lân cận ở Bình Dương, Tây Ninh, Biên Hòa, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An… Nhờ đó tôi được dịp tiếp xúc, lắng nghe những lời tâm sự, quan sát và hiểu phần nào về cuộc sống của công nhân, đa số là còn trẻ, tuổi trên dưới 20 cho đến ngoài 30…

Tiếp tục đọc

Điểm mặt côn đồ gây rối ở Bình Dương

Tác giả: Bài và ảnh Như Phú

Phần lớn những đối tượng kích động gây rối ở Bình Dương là giang hồ cộm cán

———

Quá trình sàng lọc hơn 800 đối tượng bị tạm giữ trong đợt gây rối vừa qua, Công an tỉnh Bình Dương đã làm rõ phần lớn lực lượng dẫn đầu, kích động tấn công các nhà máy là côn đồ. “Nhiều đối tượng nằm trong danh sách đen của trinh sát hình sự” – một điều tra viên Công an thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, cho biết ngày 16-5.

Vạch mặt những kẻ đeo khẩu trang!

Tận mắt chứng kiến cảnh những đối tượng quá khích đập phá các nhà máy ở KCN Việt Nam – Singapore (Bình Dương) trưa 13-5, phóng viên Báo Người Lao Động nhận thấy hầu hết đều đeo khẩu trang, tay cầm tuýp sắt, vai xăm rồng rắn. Bọn chúng rượt đuổi phóng viên khi phát hiện bị ghi hình.

Hàng trăm đối tượng bị bắt giữ ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương trong đợt gây rối
Hàng trăm đối tượng bị bắt giữ ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương trong đợt gây rối

Tiếp tục đọc