Vô thường

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên

 

Đường đời cũng đã bình yên
Người ơi đừng có muộn phiền làm chi

Thoảng qua nước mắt ngấn mi
Vẫn còn cười nụ vẫn vì yêu thương

Nhận cho cho nhận vô thường
Một bông cúc nhỏ đủ hương cho đời

Tiếp tục đọc

Trung Quốc kẹt cứng vì đường lưỡi bò

Tác giả: Thục Minh (Văn phòng Singapore)

KD: Xin đưa lời bình của một người bạn mà mình thấy là rất xác đáng: Vấn đề là, mặc dù biết mình thua lý, trước mắt TQ vẫn chọ con đường cứng rắn để đi. Và đó là thực tế mà chúng ta phải đối diện. Các nhà lãnh đạo đất nước cần xem xét vấn đề một cách tổng thể, đối với toàn bộ đường hướng phát triển của dân tộc, chứ không phải chỉ là giải pháp tình thế.

————–

Trung Quốc ngày càng hung hăng trên biển Đông bởi họ “thất vọng” vì “không thể giải thích được tuyên bố chủ quyền đường chữ U”, theo giới học giả.

 

 Trung Quốc kẹt cứng vì đường lưỡi bò
Học giả Trung Quốc Lý Minh Giang nói nước này không thể giải thích được yêu sách đường 9 đoạn – Ảnh: Bộ Quốc phòng Singapore

 Những hành động ngang ngược mà Trung Quốc đang tiến hành trong vùng biển Việt Nam được cho là nằm trong một kế hoạch nhằm hiện thực hóa yêu sách đường lưỡi bò phi lý của nước này. Đến nay, bản đồ đường lưỡi bò đã bị hầu hết các nước trong khu vực và nhiều quốc gia bên ngoài lên án mạnh mẽ, kể cả những nước không tham gia trực tiếp vào tranh chấp.

Tiếp tục đọc

Đối diện với Trung Quốc, nước cờ nào cho Việt Nam trên bàn cờ thế giới hiện nay?

Tác giả: Lê Nguyên tăng kích thước chữ

VHNA: Trong những ngày này tình hình Biển Đông đang rất nóng. Trung Quốc đã ngang ngược đưa dàn khoan “khủng” Hải Dương 981 và kéo theo là rất nhiều tàu, kể cả tàu chiến và máy bay vào vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, làm cho tình hình hết sức nguy hiểm. Trung Quốc đã tự lột mặt nạ “trỗi dậy trong hòa bình”, hiện hình chủ nghĩa bành trướng Đại Hán.

Trong cuộc thử thách trước mắt, và lâu dài, với kẻ hàng xóm khổng lồ độc ác, tham lam, và trong thế giới đầy biến động khó lường hôm nay, và ngày mai, Việt Nam sẽ lựa chọn thế ứng xử, con đường đi của mình như thế nào là câu hỏi lớn không chỉ đối với các nhà lãnh đạo đất nước mà cả dân tộc, và mỗi người dân. Làm thế nào để chúng ta vẫn giữ được tư thế độc lập tự chủ nhưng vẫn có bạn bè đồng minh trong thế giới đầy nghi kỵ và ai cũng đề cao lợi ích quốc gia – dân tộc lên trên hết là một bài toán rất  khó giải.  Sau đây là một bài viết trước khi sự kiện dàn khoan Hải Dương 981 xảy ra nhưng thiết nghĩ vẫn có ý nghĩa như một ý kiến cá nhân để mọi người có thể tham khảo.  Đây không phải là quan điểm của tòa soạn.

Nếu lấy cái mốc 2007-2008 là thời điểm có những sự kiện quan trọng mang tính bước ngoặt – trong nước, năm 2007, lần đầu tiên có sự bùng nổ các phong trào biểu tình chống Trung Quốc vốn kết tụ từ những âm ỉ trước đó, và trong quan hệ với quốc tế, từ năm 2008, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO – thì có thể thấy trong vòng dăm năm trở lại đây, Việt Nam đang dần tiến tới một khúc quanh quan trọng mang tính quyết định cho vận mệnh của chính mình.

Nếu đặt Việt Nam giữa các “ông lớn” trên bàn cờ thế giới hiện nay và thu gọn lại thành một quan hệ tay ba Việt Nam – Trung Quốc – Hoa Kỳ thì có thể công thức hoá khúc quanh quan trọng này dưới dạng các câu hỏi mang tính chiến lược, và việc lựa chọn đáp án nào sẽ mang tính quyết định cho vị thế của Việt Nam trên sân khấu chính trị châu Á – Thái Bình Dương cũng như thế giới nói chung: 1/ Đi gần hơn nữa với Trung Quốc trên mặt trận chống lại sức ảnh hưởng (ảnh hưởng vốn có và nỗ lực ảnh hưởng trở lại mang tính chiến lược) của Mỹ? 2/ Cố gắng giữ thăng bằng, hay là đu dây, giữa các cường quốc mà đặc biệt là giữa hai gã khổng lồ của thế kỉ 21 là Mĩ và Trung Quốc? và 3/ Trở thành đồng minh với Mĩ trong nỗ lực ngăn chặn Trung Quốc?

Tiếp tục đọc

IN THE NAME OF PEACE

Tác giả: Lời Nguyễn Phương Thúy. Nhạc Lê Dinh

KD: Cảm ơn bạn bè iu quý đã gửi clip này với lời bình: Bài hát hay cả lời lẫn nhạc. Hát bằng tiếng Anh lại càng hay. Sáng tác của người Việt, nhưng là lời kêu gọi của cộng đồng hòa bình với quốc gia TQ.

Xin được tải lên Blog để bạn đọc nghe và chia sẻ.
.

New York Times: Nội bộ Trung Quốc ‘mâu thuẫn’ về chính sách biển Đông

KD: “Trong máu của người Trung Quốc không có gien xâm lược ” (Tập Cận Bình).
.
Đây cũng là một phát ngôn ấn tượng với người Việt . Chỉ có gien xâm hấn chủ quyền nước khác, cụ thể là VN?  Hóa ra, cái sự đứt giây thần kinh xấu hổ nó là một hội chứng nhân loại, của những kẻ bá quyền, tham lam.
——–
Nội bộ chính phủ Trung Quốc tỏ ra không thống nhất về đường lối ngoại giao khi Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng tham mưu trưởng quân đội Phòng Phong Huy vào hôm 15.5 đưa ra bình luận trái ngược nhau về chính sách của nước này tại biển Đông, tờ New York Times cho biết.


Tàu Trung Quốc hung hăng đe dọa tàu cảnh sát biển Việt Nam ngay trong vùng biển của Việt Nam (ảnh chụp trong ngày 14.5) – Ảnh: Hoàng Sơn

Phát biểu với Hiệp hội Hữu nghị Nhân dân với Nước ngoài tại thủ đô Bắc Kinh vào hôm 15.5, ông Tập nói: “Người dân Trung Quốc luôn yêu chuộng hòa bình và luôn theo đuổi, cũng như truyền lại cho thế hệ sau niềm tin vững chắc vào hòa bình, hữu nghị và hòa hợp”.

Tiếp tục đọc

Ông cha ta khôn khéo nhưng chưa bao giờ yếu hèn

Tác giả: Lê Kiên Thành (tiếp theo và hết)
.
KD: “Nội lực mạnh thì mối đe dọa từ bên ngoài giảm” (LKT). Hoàn toàn đúng, và đây cũng là điều mình suy nghĩ từ rất lâu. Nếu nước yếu, tham nhũng lộng hành, lòng dân hoài nghi, mất niềm tin, và nội bộ phân rẽ… thì bao giờ cũng là một mồi ngon cho dã tâm xâm lược của phương Bắc.
Tiếc rằng, cái nguy cơ này đã có từ lâu nhưng vì  sao người Việt không thể sớm nhìn ra? Vì các nhóm lợi ích còn mải xâu xé, sống mái với nhau chăng?
————
Ông cha ta khôn khéo, vì nhận thức rõ khi ở cạnh một nước lớn, khéo léo là một kỹ năng không thể không có. Thế nhưng ông cha ta tuyệt đối không bao giờ thể hiện sự yếu hèn.
Đọc phần 1: https://kimdunghn.wordpress.com/2014/05/17/dieu-gi-bao-ve-vn-qua-bien-co-ngat-ngheo/
.
Nội lực mạnh thì mối đe doạ từ bên ngoài giảm
.
Chúng ta nuôi dưỡng lòng yêu nước trong nhân dân bằng cái gì? Bằng chính sự bảo vệ, che chở mà Nhà nước dành cho người dân, bằng cách tạo dựng lòng tin của nhân dân vào chính quyền, bằng cách tạo dựng cho họ một cuộc sống tốt đẹp và bình yên hơn mỗi ngày; bằng chính sự tôn trọng lòng yêu nước của từng người công dân Việt Nam đang sinh sống trên mảnh đất này. Lúc giữ được lòng dân là lúc nội lực đất nước mạnh nhất. Nội lực mạnh thì mối đe doạ từ bên ngoài sẽ giảm đi rất nhiều.

Tiếp tục đọc

Yêu nước có cần “ra điều kiện”

Tác giả: Đặng Hoàng Giang

KD: Đây là bài viết của một giảng viên trẻ ở ĐH Phan Chu Trinh, với một cái nhìn có nghiên cửu, có biện luận khá xác đáng về vấn đề nhà nước, và người Việt yêu nước ở thời cuộc mới

——-

Yêu nước kiểu mới là xây dựng nhà nước pháp quyền, thể chế kinh tế thị trường và công nhận các hội đoàn dân sự: Trong thế giới văn minh ngày nay, lẽ phải và chân lý không còn là “sáng tạo” tùy tiện của kẻ mạnh, mà thuộc về các giá trị, các chuẩn mực, các mô hình lấy sự phát triển của con người làm trung tâm.

Nhìn lại tinh thần yêu nước truyền thống
Từ xưa đến nay, lòng yêu nước của người Việt thường được hiểu là tinh thần chiến đấu “bất khuất, gan dạ, dũng cảm” nhằm bảo vệ đến cùng nền độc lập dân tộc trước họa xâm lăng. Nghĩa là, nói đến tinh thần yêu nước là nói đến một thái độ ứng xử đặc trưng gắn liền với bối cảnh chiến tranh: Được hình thành, tôi luyện bởi các cuộc chiến tranh vệ quốc triền miên; tỏa sáng rực rỡ trong các cuộc chiến tranh khi Tổ quốc bị xâm lược.

Tiếp tục đọc