‘Cuộc đấu tranh trên Biển Đông rất phức tạp

Tác giả: Chung Hoàng (ghi)

Trao đổi với báo chí bên hành lang QH chiều 20/5 ngay trước khi báo cáo QH về tình hình Biển Đông, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết chủ đề giàn khoan Biển Đông có thể được trao đổi tại Diễn đàn Kinh tế Đông Á mà Thủ tướng tham dự ngày 22/5 tới.

Ông Phạm Bình Minh nói: Cuộc đấu tranh trên Biển Đông rất phức tạp, tại các hội nghị liên quan đến kinh tế thế giới, nếu tình hình phức tạp có thể ảnh hưởng đến kinh tế thì chủ đề này có thể được trao đổi.

Biển Đông, giàn khoan, chủ quyền, Phạm Bình Minh
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (giữa) bên lề kỳ họp thứ 7 của Quốc hội. Ảnh: VOV

 – Đoàn ngoại giao VN ở nước ngoài và bản thân ông đã trao đổi với phía TQ nhiều lần, kết quả như thế nào?

Tiếp tục đọc

“Hịch tướng sỹ tân biên” đuổi giàn khoan 981

Tác giả: Như Thổ

KD: Cảm ơn bạn bè iu quý gửi cho bản “hịch” này. Xin được đưa lên để bạn đọc chia sẻ, hun đúc chí khí trước sự nghênh ngang trắng trợn của kẻ tham lam  

 

“Trích”: ….Ta cùng các ngươi sinh ra phải thời thế giới phẳng, lớn lên gặp buổi thị trường. Nhìn giàn khoan, tàu chiến Trung Hoa nghênh ngang ngoài biển, uốn tấc lưỡi cú diều mà dối trá nhân gian; đem tham vọng khôn cùng mà khinh thỏa thuận; ỷ mệnh nước lớn mà đòi lãnh thổ phụng sự lòng tham khôn cùng; khoác hiệu Hội đồng Bảo An mà thao túng toàn cầu, để vét kiệt mỏ dầu trong lòng biển có hạn. Thật khác nào lòng tham của hổ đói, tránh sao khỏi tai họa về sau. Tiếp tục đọc

Màu “đồng chí”

Tác giả: Xuân Dương

KD: Chỉ có những ai ảo tưởng và bị ru ngủ trong cái ý thức hệ tư tưởng mới tin ở “đồng chí” TQ. Người dân Việt với lịch sử ngàn năm Bắc thuộc quá hiểu “bụng dạ” của giới cầm quyền TQ, từ xa xưa.

Chính vì vậy, nội lực mạnh mới là điều có ý nghĩa quyết định. Một khi nước yếu, tham nhũng tràn lan, nội bộ mâu thuẫn, bè phái, phân rẽ, người dân mất niềm tin… Đó là thời cơ thuận lợi nhất cho bàn chân bẩn thỉu của kẻ xâm lược.

——–

“Màu đồng chí” không chỉ đơn thuần chỉ là màu đỏ trên lá cờ mà còn là màu đỏ của máu hàng vạn người dân Việt Nam….Cho đến hôm nay, màu “đồng chí” không đỏ vàng hay xanh, nó đã trở thành màu đen, màu của dầu mỏ ngoài biển Đông, màu của lòng tham, của sự dối trá, thói hợm hĩnh của kẻ giàu và coi thường đạo lý.

Trong thế giới động vật, Kỳ nhông được xem là bậc thầy về biến đổi màu sắc cơ thể. Trong các khoa học mà loài người nghiên cứu, chỉ có “Lịch sử” là luôn thay đổi màu sắc, chẳng thế mà người ta hay nói: “trang sử chói lọi của dân tộc” hay “thời kỳ đen tối của lịch sử” hay “thời hoàng kim của lịch sử” …

Không phải là thực dụng khi người ta nói: “Không có bạn bè hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có chủ quyền quốc gia, dân tộc là vĩnh viễn”. Một khi chủ quyền quốc gia là tối thượng thì quan hệ bạn bè, đồng chí phải xếp vào hàng thứ yếu, những sự kiện đang xảy ra trên biển Đông khiến người ta phải hỏi: “Phải chăng quan hệ đồng chí trong con mắt giới lãnh đạo Trung Quốc cũng thay đổi màu sắc như Kỳ nhông?”

Tiếp tục đọc

Tiết lộ gây sốc về cái chết của ‘biểu tượng sex’ Marilyn Monroe

Tác giả: Theo Zing

KD: Đúng là “hồng nhan bạc mệnh” ứng vào số phận của cô đào- người đẹp nổi tiếng các thời đại này

Hai phóng viên kỳ cựu nước Mỹ mới đây đã khiến nhiều người bị sốc khi tiết lộ nữ diễn viên huyền thoại Marilyn Monroe đã bị anh em cựu Tổng thống Mỹ Kennedy ám sát.
Lời tố cáo đanh thép của nhân viên cấp cứu

Cuốn sách với tiêu đề The Murder of Marilyn Monroe: Case Closed (Vụ ám sát Marilyn Monroe: Khép lại án mạng) của hai phóng viên điều tra kỳ cựu Jay Margolis và Richard Buskin – “cha đẻ” của 30 cuốn sách bán chạy nổi tiếng – hé lộ nguyên nhân cái chết bí ẩn của nữ nữ diễn viên huyền thoại Marilyn Monroe.

Tiếp tục đọc

Chẳng việc gì phải quan tâm!

Tác giả: Phạm Lưu Vũ

KD: Hôm qua, sau khi đăng bài viết “Thời oanh thời liệt” của nhà báo Tiến Hải, bạn Minh Phước, CTV thân thiết của Tuần Việt Nam có gửi bài viết này cho mình với lời nhận xét: Phạm Lưu Vũ có cái nhìn rất đắc đạo. Xin được đưa lên Blog để bạn đọc đọc và suy ngẫm

Cảm ơn anh Minh Phước  😀

Thạch ngôn
Trích Luận ngữ Tân thư

Xưa có kẻ đi qua chân núi, bỗng nghe sau lưng có tiếng người nói chuyện. Bèn ngoảnh lại thì không thấy ai. Tự cho là mình bị ảo giác hay thần hồn nát thần tính. Song hễ cứ quay đi thì lại nghe rõ ràng có tiếng người nói, mới để ý rình xem. Té ra mấy hòn đá đang bàn chuyện nước Tấn (một nước lớn ở Trung Quốc thời Xuân thu). Bấy giờ nước Tấn đang có loạn to. Những điều nghe được từ câu chuyện của mấy hòn đá kia, về sau quả nhiên thấy dần dần ứng nghiệm. Người đời sau gọi thứ ngôn ngữ ấy là “thạch ngôn” (lời của đá).
Tương truyền đá ở Tản Sơn cứ năm trăm năm lại thở dài một tiếng. Ấy là vào những lúc thiên hạ vô sự. Thiên hạ vô sự mà đá còn phải thở dài. Vậy gặp lúc thiên hạ hữu sự thì sao? Thì đá kia tất phải bật ra tiếng nói. Luận ngữ Tân thư kì này xin ghi lại một trong những “thạch ngôn” ấy như sau:
1. Nếu con Sóc nổi tiếng bởi sự nhanh nhẹn của mình (nhanh như sóc), thì con Rùa cũng nổi tiếng bởi sự chậm chạp của nó (chậm như rùa). Nhanh và chậm – hai chuyện đời ngược nhau. Nhưng tiếng tăm lưu truyền từ đời này sang đời khác (của cả Sóc lẫn Rùa) thì không hơn kém nhau mấy tý.

Tiếp tục đọc

Xin hỏi ông Hoàng Vĩnh Giang

Tác giả: Hà Văn Thịnh

KD: Bài này đăng trên QC, và bạn bè iu quý gửi cho mình. Đọc xong mình nghĩ, ông Hoàng Vĩnh Giang cũng nên có bài viết trả lời tác giả Hà Văn Thịnh, cho xác đáng, và sáng tỏ quan niệm.

Ông Hoàng Vĩnh Giang
Đọc/nghe bài của ông trên BBC (12:18 GMT, 18.5.2014), tôi thấy giống như lần bị sức ép bom Mỹ ở Vinh năm 1970: Tức thở, khó nuốt và luôn thấy như mình sắp bị nghiêng hết cả dạ dày ra ngoài… Xin lỗi ông trước bởi tôi thấy cái cách ông nói, giống như nói lấy được y hệt vụ “Việt Nam đăng cai ASIAD với tổng chi phí 150 triệu USD”. Chính vì sự khó thở và sự không hiểu hết những gì ông nói nên tôi xin hỏi ông mấy điều, mong ông trả lời để cho tôi mở mang đầu óc và đỡ bị shock…

1. Ông cho rằng “Hòa hiếu có truyền thống lâu đời rồi, tất cả mọi người đều có suy nghĩ là nhân dân Việt Nam với nhân dân Trung Quốc, những người bạn đó luôn luôn vẫn là những người bạn thôi”…, liệu có chính xác không? Ông có bao giờ nghé qua mấy cuốn sử thế giới chưa? Nếu có, ông sẽ thấy chẳng có đất nước nào nô dịch một dân tộc khác suốt 1.117 năm và cũng chẳng có nước nào trung bình 169 năm bị nô dịch mới nổi dậy khởi nghĩa một lần(!) 1.000 năm tiếp theo chúng vẫn xâm lược VN không ngừng nghỉ, chỉ có khác nhau là ông (và các ông giống ông bây giờ) không chịu dùng từ xâm lược.

Tiếp tục đọc

Gần lắm Trường Sa

Tác giả: Huỳnh Phước Long

KD: Những ngày này, tự nhiên nhớ đến bài hát này. Xin đưa lên đây, để bạn đọc, và nhất là những người lính biển  trước đầu sóng ngọn gió, thêm ấm áp, yên lòng, vì biết Tình yêu của người phụ nữ, và tình yêu của nhân dân luôn đứng bên họ, luôn giành cho họ

 

 

 

 

Trung Quốc không có gen xâm lược ?

Tác giả: Đào Dục Tú

KD: Phát ngôn ấn tượng và trở thành nổi tiếng của Tập Cận Bình rồi đây sẽ đi vào lịch sử như một sự sảo trá trắng trợn, trong mối quan hệ đầy nóng lạnh giữa VN và TQ- giữa một quốc gia chỉ mong sự hòa hiếu với một quốc gia đầy dã tâm.

Cảm ơn anh Đào Dục Tú đã gửi bài viết này.

Trên diễn đàn của tổ chức hòa bình và hữu nghị Trung Quốc, người đứng đầu chính thể nước CHND Trung Hoa, ông Tập Cận Bình vừa có một lời bình nghị khiến người ta cười. . . .khẩy nghi hoặc. Ông nói rằng “Trung Quốc không có gen xâm lược”, rằng Trung Quốc chắc chắn sẽ theo đuổi con đường hòa bình và muốn thúc đẩy hòa bình thế giới với các nước khác (theo ChinaDaily)

Sắc dân nào trên thế giới cho qua được câu nói này thì không biết, nhưng với dân Việt, thì… không thể!

Tiếp tục đọc

Giàn khoan 981 – Nước cờ “chiếu tướng” Mỹ của TQ

Tác giả: Chi MK (Theo UPI)
.
KD: Cảm ơn bạn bè iu quý gửi bài này với nhận xét: Một phân tích rất sâu
.
Tờ The National Interest của Mỹ vừa có một bài viết phân tích kỹ lưỡng 4 sai lầm lớn về mặt chiến lược của Trung Quốc trên biển Đông. Vậy, nguyên nhân nào khiến Trung Quốc thay đổi chiến lược giàn khoan toàn cầu ở khu vực này?

Sau đây chúng tôi xin được trích đăng bài viết trên Upi:

Sự hiện diện của giàn khoan dầu 981 ngoài khơi bờ biển Việt Nam vào đầu tháng 5 đã trở thành một leo thang căng thẳng nghiêm trọng tại biển Đông. Trong khi rất nhiều ý kiến ở Washington nhận thấy thái độ ngạo mạn, hấp tấp của Bắc Kinh thì với Trung Quốc, sự khiêu khích này bắt nguồn từ những ý đồ có tính chiến lược.

Tiếp tục đọc

Thế nước và thay đổi mình để dân tộc vươn lên

Tác giả: Vũ Minh Khương

KD: Đọc tên tác giả, lại nhớ mãi bài viết hay và hùng hồn của Vũ Minh Khương: Chặt cầu để tiến lên, đăng trên Tuần VN, gây chấn động xã hội vì sức thuyết phục. Nhưng ngay sau đó, bài viết bị bóc xuống. Đến giờ, đọc lại vẫn thấy nguyên tính thời sự.

Xin dẫn đường link ở đây để bạn đọc có nhu cầu đọc lại: http://niemtin.free.fr/chatcaudilen.htm

——————–

LTS: Nhân chuyện Trung Quốc đưa giàn khoan dầu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vi phạm trắng trợn chủ quyền của nước ta, xin giới thiệu ý kiến của TS. Vũ Minh Khương (trường Chính sách công Lý Quang Diệu, đại học Quốc gia Singapore) về việc cần định hình lại hướng đi của dân tộc, kiến tạo những giá trị mới để dân tộc có thể cường thịnh.

the-nuoc-va-thay-oi-minh-e-dan-toc-vuon-lenHơn 1.000 học sinh tạo hình lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam, khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của đất nước Việt Nam. Ảnh: Laodong.com.vn

Chỉ còn khoảng ba thập kỷ nữa, vào năm 2045, Việt Nam sẽ kỷ niệm 100 năm ngày giành độc lập. Thế nhưng, chúng ta hình như vẫn chưa xác định được rõ mục tiêu và giá trị tối thượng của dân tộc trong công cuộc phát triển.

Tiếp tục đọc