Rất cần “trái tim nóng và cái đầu lạnh”

Tác giả: Huỳnh Thế Du

KD: Đời sống một con người còn cần như thế nữa là sự sinh tồn và phát triển của một quốc gia

Việt Nam cần có những cải cách sâu rộng để tận dụng và phát huy các nguồn lực hiện có một cách tốt nhất. Ảnh: Thanh Danh

Sự kiện Trung Quốc bất chấp những thỏa thuận cấp cao giữa hai nước đem giàn khoan khổng lồ đặt trên vùng biển của Việt Nam, gây ra những căng thẳng nghiêm trọng hiện nay là thách thức rất lớn đối với Việt Nam. Chúng ta sẽ phải tính toán lại chiến lược và cách ứng xử trong tình hình mới. Trong đó, tăng cường khả năng quốc phòng là việc phải làm.

Tuy nhiên, Việt Nam cần hết sức tỉnh táo để tránh một cuộc chạy đua vũ trang đầy tốn kém làm kiệt quệ nền kinh tế như đã từng xảy ra trong quá khứ. Hơn lúc nào hết, bây giờ không phải là thời khắc cho những do dự mà những cải cách sâu rộng cần phải được tiến hành ngay để Kinh tế Việt Nam có thể cất cánh và Việt Nam trở nên hùng cường.

Những bài học

Tiếp tục đọc

Phố cổ xinh xắn ở Cambridge (Anh quốc)

Được một ” thổ công” của Cambridge dẫn tới thăm con phố cổ hơn 150 năm tuổi, nép mình e lệ ở sau những căn nhà mới mẻ..

2014_0514_104008-IMG_2064

dưới nắng xuân sáng tươi và những cành hoa nở tươi thắm khu nhà thật xinh, quyến rũ

Tiếp tục đọc

Bill Hayton: Trung Quốc tính toán sai trong vụ giàn khoan

Tác giả: Bill Hayton (Huỳnh Phan chuyển ngữ)

KD: Cảm ơn nhà báo Võ Văn Tạo đã gửi cho bài viết này. Xin được đưa lên Blog để bạn đọc đọc và suy ngẫm.

(Bill Hayton là tác giả quyển sách “Việt Nam: con rồng đang lên” (NXB Yale, 2010) và “Biển Đông và cuộc đấu tranh giành quyền lực ở châu Á” được Yale xuất bản trong tháng 9 [năm 2010].)

Bắc Kinh đã với tay quá xa ngoài biển Đông?

Trung Quốc đã đạt được gì khi đưa giàn khoan nước sâu của họ vào vùng biển ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa?
Với một hành động đơn lẻ họ đã ‘thành công’ làm vỡ mối quan hệ với những người cộng sản anh em tại Việt Nam, làm công luận Việt Nam phẫn nộ, tạo ra hàng gigabyte tin trên phương tiện truyền thông quốc tế quan trọng, làm sống lại diễn từ về “mối đe dọa Trung Quốc” ở Đông Nam Á và làm ASEAN thống nhất, đứng sau một tuyên bố quan trọng về hành động của họ. Ít nhất 3.000 người Trung Quốc đã bị buộc phải rời khỏi Việt Nam trước đám đông giận dữ đã đốt hàng chục nhà máy, không phân biệt là của người Hoa Đài Loan hay Hoa lục địa. Và để làm gì?

Tiếp tục đọc

Việt Nam không phải là phiên bang của Trung Quốc

Tác giả: Tô Văn Trường

KD: Ts Tô Văn Trường vừa có bài viết này gửi cho mình. Cái title đã khẳng định ý chí của người Việt- VN không phải là phiên bang của TQ- đừng mơ!

Một giai đoạn khó khăn mới chắc chắn đang ở phía trước. Đòi hỏi sự đồng cam cộng khổ của cả dân tộc. Nhưng trước hết, đòi hỏi sự quyết đoán và vững lái của những người có trách nhiệm với đất nước. Bởi chủ quyền, độc lập, tư do của nước Việt là trên hết.

Cảm ơn Ts Tô Văn Trường

——-

Tổng Bí thư có lần nói Biển Đông không có gì mới, và giải quyết vấn đề Biển Đông phải biện chứng. Vậy ngày nay, người dân có quyền hỏi ông, bây giờ có gì mới không? Và giải quyết vấn đề Biển Đông phải biện chứng như thế nào?

Dân tộc ta vốn hiền lành, thủy chung, luôn muốn sống êm ả, hòa hiếu với các nước, đặc biệt là các nước láng giềng như Trung Quốc. Kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ 60 năm vừa qua, chúng ta không quên nhắc đến sự giúp đỡ của Trung Quốc một cách chân thành, trân trọng. Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhương. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, bọn bành trướng càng lấn tới.
Sự kiện đem dàn khoan khổng lồ HD 981 vào sâu vùng lãnh hải kinh tế của Việt Nam là hành động ngang ngược của kẻ cướp không còn cho chúng ta có “lỗ mũi” để mà thở!

Tiếp tục đọc

Sự thật lớn lao nằm trong nhân dân: Phỏng vấn một người lái xe taxi

Tác giả: Nguyễn Tất Thịnh

KD: Đọc bài này xong, chỉ muốn các bác quan chức, và cả các nhà báo, nhà đài chúng ta đọc, để hiểu người lao động  chân tay họ nghĩ gì

Gần đây tôi ít khi tự lái xe mà hay đi taxi, thấy tiện hơn nhiều bề. Hơn nữa phát hiện thấy là hroi chuyện những người này khiến mình hiểu ra khá nhiều điều về cuộc sống xã hội. Dần dà tôi chọn đi xe của vài anh tuổi trên bốn mươi một tí. Họ đều cần cù, lễ độ, ngay thẳng và rất đàng hoàng về tiền phí . Tôi thường hỏi rất ngắn và họ khi cởi mở thường nói khá dài. Tôi viết lại sửa chút ngữ pháp…nhưng hoàn toàn là sự thật về nội dung đối thoại…
Câu hỏi : Anh lái taxi cũng gọi là gặp thấy nhiều, nghĩ thế nào về cuộc sống ngày nay ?
Người lái taxi: Loại người như chúng tôi thì có giờ nào mà không phải nghĩ về cuộc sống. Nhưng ban đầu chỉ là cho gọi là cố sao hàng ngày tùng tiệm được cơm áo của mình và gia đình, học tập của con…Sau dần cuộc sống cứ bắt mình phải nghĩ quá nhiều về những chuyện khác, thậm chí rất chi là to lớn nữa, chẳng hạn như về các ông quan lớn, về Chính phủ, về anh Mĩ hay thằng Tàu.

Tiếp tục đọc

Giám đốc Công an Bình Dương nói về các vụ gây rối

Tác giả: Đỗ Trường

Chiều 20.5, tại cuộc họp với Tổng lãnh sự và các doanh nghiệp Hàn Quốc, thiếu tướng Võ Thành Đức, Giám đốc Công an Bình Dương đã cho biết một số thông tin về các vụ gây rối ở địa phương này.

 

Giám đốc Công an Bình Dương nói về các vụ gây rốiThiếu tướng Võ Thành Đức, Giám đốc Công an Bình Dương – Ảnh: Đỗ Trường

Thiếu tướng Đức xin lỗi các doanh nghiệp với tư cách là người đứng đầu Công an tỉnh, được giao nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự nhưng đã để xảy ra vụ việc rất đáng tiếc.

Theo thiếu tướng Đức, vụ việc xuất phát từ những bức xúc của các công nhân có lòng yêu nước trước hành động Trung Quốc đặt giàn khoan xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Tuy nhiên, khi công nhân yêu nước tuần hành phản đối Trung Quốc lại bị các phần tử xấu (đối tượng phạm pháp hình sự, có tiền án, tiền sự, trộm cướp… ) lợi dụng, kích động để cướp bóc tài sản, trục lợi.

Tiếp tục đọc

Chiến Lược Thực Dân Kiểu Mới của Trung Quốc ở Việt Nam

Tác giả: Minh Nam (viet-studies)

KD: Bài rất cần đọc để hiểu sâu về dã tâm và sách lược của TQ

Việt Nam đang ở trong một tình thế hiểm nghèo. Phải nói đó là tình thế hiểm nghèo vì rất nhiều người Việt trong một thời gian dài, và cả cho đến nay, không nhận thức hết được sự nghiêm trọng trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc và hiểu tường tận các chiến lược của Trung Quốc.Như một con bệnh ung thư nhưng nhiều bác sỹ chỉ nhìn thấy các triệu chứng bên ngoài nên không có những liệu pháp quyết định được đưa ra cho đến khi con bệnh nguy ngập thì bác sỹ mới hốt hoảng.

Chỉ cho đến khi Trung Quốc kéo giàn khoan vào lãnh hải của Việt Nam thì nhiều người mới giật mình rằng Việt Nam đã bị xâm lược. Nếu có trách phải tự trách mình, những người ít ỏi có hiểu biết và còn quan tâm đến đất nước, rằng chúng ta đã quá chủ quan và đánh giá thấp các chiến lược của Trung Quốc. Nếu nhìn một cách sâu xa hơn, chiến lược của Trung Quốc đối với Việt Nam tương tự như chiến lược của Trung Quốc đang thực thi ở các nước châu Phi. Và việc kéo giàn khoan vào Việt Nam là chuyện sớm muộn, bởi nó là một phần của chiến lược của Trung Quốc đối với các nước nhược tiểu: chiến lược thực dân kiểu mới.

Tiếp tục đọc

Biển Đông: Khởi kiện TQ thế nào hiệu quả nhất?

Tác giả: Duy Chiến- Tá Lâm (thực hiện)

KD: Không còn con đường nào khác, VN lúc này phải đi bằng 03 chân: Ngoại giao, pháp lý và truyền thông nhân dân, để làm cho thế giới họ hiểu được lẽ phải của VN. Một vụ tàn sát chết người, thế giới sẵn sàng lên án, bởi tính nhân văn, nhưng một sự tranh chấp, kéo co giữa hai quốc gia chưa hẳn họ đã được thức tỉnh bởi tính chính nghĩa của VN. Đây là 03 chân kiềng, 03 giải pháp cần thiết mà VN phải đi.

—-.Trong tương lai, VN cần nghiên cứu, cân nhắc, tính toán để có chọn một giải pháp pháp lý hiệu quả để giải quyết tranh chấp. Giải pháp khởi kiện ra tòa trọng tài quốc tế được thành lập theo Công ước 1982 là một giải pháp theo tôi là hiệu quả.

LTS: Tuần Việt Nam giới thiệu phần tiếp theo cuộc trò chuyện với TS. Ngô Hữu Phước, trưởng bộ môn Luật quốc tế, trường ĐH Luật TP.HCM.

Đọc bài 1:    Trung Quốc ‘quên’ các cam kết đã ký?

Cần cân nhắc nếu đặt vấn đề kiện TQ

Thưa ông, những hành động ngang ngược của TQ đã thúc đẩy dư luận trong và ngoài  nước cho rằng,  đây là lúc chúng ta nên  khởi kiện TQ ra tòa án công lý quốc tế. Quan điểm của ông thế nào?

Tôi không phản đối phương án này. Tuy nhiên, tôi cho rằng, trong bối cảnh, tình hình hiện nay cũng như thực tiễn giải quyết tranh chấp của Tòa án Công lý quốc tế (Internation Court of Justice – ICJ) – Cơ quan tư pháp chính của LHQ, chúng ta cần nghiên cứu rất thận trọng. Bởi vì, cơ chế giải quyết tranh chấp của các quốc gia giải quyết tại tòa án công lý quốc tế là không đơn giản.

Tiếp tục đọc