Trung Quốc đã xuyên tạc, vu khống như thế nào?

Tác giả: Kim Tuấn

Kêu gọi xây dựng lòng tin tại châu Á, nhưng Trung Quốc đã không chỉ xuyên tạc, vu khống cho Việt Nam về nhiều vấn đề liên quan đến biển đảo, trong đó có Công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, mà còn “nói một đằng, làm một nẻo” trên Biển Đông.

Trả lời phỏng vấn báo chí quốc tế ngày 21/5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh, trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền và thềm lục địa Việt Nam, bất chấp thiện chí hòa bình, đối thoại của Việt Nam, Trung Quốc đã không chỉ ngày càng gia tăng sức mạnh, các hành động uy hiếp và xâm phạm, mà còn “liên tục vu khống và đổ lỗi cho Việt Nam. Những gì mà Trung Quốc đang làm khác rất xa những gì mà Trung Quốc nói”.

Nhìn lại tình hình trong những ngày qua, cộng đồng quốc tế đều thấy rõ Trung Quốc đã “vu khống và đổ lỗi” cho Việt Nam như thế nào, ít nhất là ở những điểm sau đây.

Tiếp tục đọc

Nhà báo Trần Đăng Tuấn gửi thư ngỏ Tổng Giám đốc Hãng tin Nga

Tác giả: Trần Đăng Tuấn

KD: Tổn thương sâu sắc bởi trong ấn tượng và tâm lý người Việt, nước Nga vẫn là một người bạn lớn. Nhưng nếu bình tâm, cũng nên nhìn thấy, rất có thể bản thân người Việt chúng ta đã không nhận ra sự thay đổi, từ lâu- một nước Nga- thời cuộc mới- rất khác!

Chỉ vì người Việt sống nặng “duy tình” mà cố tình không nhìn ra thôi!

———

Nhà báo Trần Đăng Tuấn gửi lá thư ngỏ này sau khi Hãng tin Nước Nga ngày nay có đăng một bài viết với những lời lẽ sai lệch, xúc phạm đến lịch sử của Việt Nam.

Trước đó, trong một bài báo được cập nhật lên trang web của Hãng tin Nước Nga ngày nay, tác giả Kosyrev, bình luận viện chính trị của hãng này khẳng định một cách đầy võ đoán, Việt Nam và Philippines đóng vai trò giữa Trung Quốc với Mỹ và phương Tây tương tự như Ukraine đã làm đối với Nga. Tiếp đó, bài báo thể hiện sai lệch vị trí, khoảng cách giàn khoan Trung Quốc hạ đặt trái phép, đồng thời đưa ra những phân tích chủ quan, xuyên tạc lịch sử Việt Nam…

Báo Dân trí xin đăng nội dung bức thư ngỏ của Nhà báo Trần Đăng Tuấn gửi Tổng Giám đốc RIA, Báo Dân trí và Báo VTC:

Thư ngỏ gửi Ngài Tổng Giám đốc RIA

(Nước Nga ngày nay)

Thưa ngài Киселёв Дмитрий Константинович

Tiếp tục đọc

Bài thơ không tên viết trước ĐSQ Trung Quốc ở Australia

Tác giả: Hải Anh

KD: Thật ra, bài thơ có tên chính danh- Lòng yêu nước!

—–

Một bài thơ viết ngay sau cuộc mit-tinh phán đối Trung Quốc của DHS Việt tại Canberra gây nhiều ấn tượng mạnh mẽ.

Chiều 18/5, tại thủ đô Canberra (Australia), một cuộc mít-tinh hòa bình phản đối Trung Quốc do Hội SVVN tại đây tổ chức đã diễn ra. Tham gia cuộc tuần hành không chỉ có sinh viên Việt Nam đang học tập tại Úc mà còn có nhiều gia đình người Việt đang sinh sống và làm việc ở xứ sở chuột túi.

Màu cờ đỏ nhuộm cả trời thu Canberra thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của người Việt trẻ nơi này.

Màu cờ đỏ nhuộm cả trời thu Canberra thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của người Việt trẻ nơi này.

Tiếp tục đọc

Nhật Bản sẽ hỗ trợ tàu tuần tra cho VN

Tác giả: H. Nhì tổng hợp

Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida dự kiến đến thăm VN từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7.

Theo VOV, hãng tin Kyodo (Nhật Bản) dẫn nguồn tin Chính phủ ngày 22/5 cho biết, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida dự kiến đến thăm VN từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 nhằm thúc đẩy hợp tác trong an ninh hàng hải ở khu vực Biển Đông.

Nhật Bản, Trung Quốc, giàn khoan, Phó Thủ tướng, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, chủ quyền, Hải Dương 981
Hình minh họa: Shikishima- một trong những tàu tuần tra lớn và hiện đại nhất thế giới của Nhật Bản. (Theo Wikipedia)

Nguồn tin trên cho biết thêm, trong một buổi gặp mặt tại Hà Nội, Ngoại trưởng Nhật Bản Kishida và Bộ trưởng Ngoại giao VN Phạm Bình Minh đã gần đạt đến sự thống nhất với nhau trong việc Nhật Bản sẽ cung cấp tàu tuần tra cho VN.

Tiếp tục đọc

Công thư 1958 không đề cập Hoàng Sa

Tác giả: L.Thư – T.Chung – L.A.Dũng

KD: Xin được trích đăng lời bình của một người bạn về vấn đề này mà mình nghĩ là xác đáng:

Có thể coi cuộc họp báo này và việc VN lần đầu tiên chính thức đưa ra bình luận về công thư 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng là tín hiệu đầu tiên của việc VN sẽ sử dụng biện pháp đấu tranh pháp lý giành lại chủ quyền biển đảo.
Trong bài: “Nếu Trung Quốc từ chối ra tòa quốc tế?“, tác giả Huỳnh Tâm Sáng đã viết: “Trước việc Trung Quốc liên tục đẩy căng thẳng lên cao trào thì Việt Nam rất cần đề ra một chiến lược hợp lý và có giá trị bền vững. Bên cạnh các động thái chính trị và ngoại giao thì một giải pháp dựa trên những cơ sở pháp lý có thể là một gợi ý tích cực“. ”Đấu tranh về pháp lý sẽ là mặt trận khôn ngoan để Việt Nam hạn chế tương quan lực lượng có phần bất lợi so với Trung Quốc. Nếu Việt Nam chọn giải pháp “im lặng”, Việt Nam sẽ gặp bất lợi trên bàn đàm phán sau này khi Trung Quốc cho rằng Việt Nam mặc nhiên thừa nhận các hành động của Trung Quốc là hợp pháp“.
Bởi vậy, việc khởi động biện pháp đấu tranh pháp lý là cần thiết, không phụ thuộc vào việc TQ rút hay không rút giàn khoan, có thương lượng hay không thương lượng thì VN vẫn phải thực hiện bước đi này (Natoi)
————-

Chiều nay, Bộ Ngoại giao họp báo quốc tế về tình hình Biển Đông. Tham dự họp báo có TGĐ tập đoàn Dầu khí quốc gia Đỗ Văn Hậu, Phó Chủ nhiệm UB biên giới quốc gia Trần Duy Hải, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Cảnh sát biển Ngô Ngọc Thu, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình.

>> TOÀN CẢNH Phản đối TQ xâm phạm chủ quyền Việt Nam
Chủ đề chính của cuộc họp báo là công bố những bằng chứng pháp lý về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa.

Trung Quốc, Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa, chủ quyền, đường lưỡi bò, cảnh sát biển, kiểm ngư

TQ liên tục vu cáo

Mở đầu cuộc họp báo, ông Lê Hải Bình phát biểu: Dù VN thể hiện thiện chí nỗ lực tìm mọi biện pháp hòa bình, tận dụng mọi cơ hội kênh đối thoại để giải quyết nhưng TQ vẫn duy trì, gia tăng tàu, có tàu quân sự nhằm uy hiếp đe dọa lực lượng thực thi pháp luật VN, TQ liên tục vu cáo, đổ lỗi cho VN về tình hình ở Biển Đông, đưa ra luận điệu sai trái về cái gọi là chủ quyền của TQ ở Hoàng Sa.

Tiếp tục đọc

Không có động lực thì không thể phát triển

Tác giả: Tư Giang
.
KD: Không có động lực thì không thể phát triển. Đương nhiên, nhưng sự “phá hủy” động lực để phát triển, nhiều khi  vô tình mà đơn giản vô cùng.  Có khi chỉ là sự ngộ nhận về sức mạnh chủ đạo. Là sự bất công mà cứ nghĩ, như vậy mới là … bình đẳng, theo kiểu của tư duy cơ chế xin- cho!   😀
.
Tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân 2014, vấn đề cải cách thể chế và khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa lại được thảo luận sôi nổi. Dước góc nhìn của giới doanh nhân, các vấn đề này được quan niệm ra sao? TBKTSG ghi lại ý kiến của ông Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Investconsult Group.

Bây giờ có nhiều người đặt vấn đề, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì. Theo tôi, một định nghĩa gần đúng là xây dựng nền kinh tế thị trường luôn luôn sẵn sàng điều tiết để không xa rời các tiêu chuẩn cơ bản của chủ nghĩa xã hội.

Chúng ta biết rằng nhân loại đã đi từ nền kinh tế phát triển một cách tự nhiên đến nền kinh tế có điều tiết của nhà nước. Vai trò của nhà nước là để giải quyết những mâu thuẫn xuất hiện trong quá trình điều hành một nền kinh tế.

Tiếp tục đọc

Thấy quê mình ở xứ người !

Tác giả: Đào Dục Tú

KD: Dù đi đâu, về đâu thì tác giả Đào Dục Tú vẫn luôn có một cái nhìn “thuần Việt”. Đủ hiểu, xứ sở chảy trong huyết mạch của tác giả như thế nào. Ở đâu cũng gợi nên dáng dấp của dải đất chữ S.

Xin đăng bài viết này, giữa những ngày nóng bỏng chuyện Biển Đông, để hiểu, người dân Việt Nam và người dân TQ muôn đời họ vẫn là những người “toan lo nghèo khó”, cặm cụi làm ăn.  

Cảm ơn anh Đào Dục Tú  😛

Đô thị cổ Lệ Giang (Vân Nam) đẹp tuyệt vời

Khách sạn Thạch Lâm gần khu du lịch Thạch Lâm-rừng đá, một vùng thiên tạo chất chứa hàng ngàn hình thù đá kỳ dị và kỳ diệu của tỉnh biên giới Vân Nam –Trung Quốc, tựa lưng vào một ngọn đòi cao rất đẹp. Đẹp nhờ hàng thông trên đỉnh đồi ẩn hiện trong sương mờ buổi sớm khiến tôi liên tưởng cảnh Sa Pa với hàng thông sa mu trong ảnh nghệ thuật của cụ nghệ sĩ Võ An Ninh nổi danh làng ảnh Việt.

Tiếp tục đọc

Quay ngoắt 180 độ

Tác giả:  Tiến Hải

KD: Cảm ơn nhà báo Tiến Hải đã gửi bài viết này. Thật ra, lối sống của ông quan chức kiểu này cũng không hiếm đâu. Nó cũng là sản phẩm của một cơ chế xin- cho, lộn sòng trắng- đen, xấu- tốt… Có quyền lực thì tưởng mình oai, tài giỏi, hết quyền thì lộ ra cái “giá trị thật”, nên rất nhiều vị rơi vào … mộng mị.

Tôi chỉ là một cán bộ nhà nước bình thường như hàng triệu người khác nhưng ông bạn thân của tôi vẫn cứ khuyên bảo, thậm chí còn có ý răn đe nữa. Ông nói: “Phải sống sao để khi đương chức không bị người ta ghét, khi về hưu không bị người ta khinh”. Nghe ông nói thế tôi giật thót người. Tôi nghĩ ,hay là mình có sai phạm gì nghiêm trọng không tiện nói ra nên ông mới nhắc khéo như vậy.

Tiếp tục đọc

Nhà tiên tri Vanga dự đoán về thảm họa năm 2014

Tác giả:

KD: Cảm ơn bạn bè iu quý gửi cho bài này. Dù đọc đã lâu, nhưng tự nhiên vào thời điểm này, cũng nên đọc lại những gì mà Nhà Tiên tri đã … tiên tri để thấy thế giới này cũng vô cùng mỏng manh, luôn phải đối mặt với những thử thách khắc nghiệt.

———–
Năm 2014, cả thế giới đối mặt với những căn bệnh mới khó chữa, nhân loại dần đối mặt với thảm họa tuyệt chủng là lời tiên tri khủng khiếp từ bà Vanga.

Bà Vanga – nhà tiên tri người Bungary.
Nhà tiên tri lừng danh Vanga sinh ngày 31/1/1911, mất ngày 11/8/1996. Bà sống ẩn dật cả đời mình ở vùng làng quê hẻo lánh Kozhuth thuộc Petrich, Bungary. Năm lên 12 tuổi, bà Vanga mất đi thị lực sau khi bị cuốn bởi một cơn lốc lớn. Người ta tìm thấy cô gái nhỏ vẫn còn thoi thóp hơi thở nằm vùi lấp giữa bụi và đá, hai hốc mắt chứa đầy cát.

Tiếp tục đọc

Nếu Trung Quốc từ chối ra tòa quốc tế?

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng
.
Việt Nam vẫn có thể đơn phương kiện Trung Quốc nếu chứng minh được tranh chấp giữa hai nước thuộc phạm vi điều chỉnh của UNCLOS và không nằm trong các ngoại lệ mà Trung Quốc đã tuyên bố.
.
Từ ngày 1/5 đến nay, Trung Quốc đã đơn phương đưa giàn khoan Hải Dương-981 và một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự vào hoạt động tại khu vực thuộc lô dầu khí 143 thuộc thềm lục địa Việt Nam. Hành động này đã vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam. Không dừng lại ở tham vọng kiểm soát thực địa, Trung Quốc đã đẩy căng thẳng lên cao hơn khi các tàu của Trung Quốc dưới sự yểm trợ của máy bay đã đâm vào các tàu cảnh sát biển Việt Nam.Trong khi Việt Nam tích cực quan điểm kiềm chế, sử dụng kênh đối thoại để thương lượng, đàm phán thì Trung Quốc ngày càng lộ rõ thái độ lấn lướt. Chính vì lẽ đó, ngoài việc tìm kiếm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế thì Việt Nam cần “tự lực, tự cường” là chính. Một giải pháp quyết đoán, mạnh mẽ nhưng khéo léo sẽ là rào cản khá lớn cho Trung Quốc.

Tiếp tục đọc