Cần thêm 63.000 chữ ký để Nhà Trắng xem xét trừng phạt Trung Quốc

Tác giả: Ngọc Hồ

KD: Đọc được bản tin này hay quá. Xin đưa lên Blog để bạn đọc xa gần biết và ủng hộ, thực hiện ký tên. Bạn đọc hãy đọc kỹ ở phần dưới bài báo hướng dẫn cụ thể cách làm. Xin cảm ơn!

——–

Tính đến 8g30 sáng nay (25/5), đã có 37.181 người ký tên vào bản kiến nghị trên website chính thức của Nhà Trắng. Như vậy, từ đây đến ngày 12/6/2014, cần thêm 62,819 chữ ký nữa để chính quyền ông Obama có hành động cụ thể với việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Haiyang Shiyou-981 (Hải Dương-981) trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Tính đến 8g30 sáng nay, đã có 37.181 người ký tên vào bản kiến nghị.

Bản kiến nghị (xem tại đây) có tiêu đề Hãy áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc vì đã xâm phạm chủ quyền Việt Nam thông qua việc hạ đặt giàn khoan Haiyang Shiyou – 981. Theo nội dung kiến nghị, mối quan hệ giữa hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam đang ngày càng tốt đẹp hơn trong sự hợp tác và hoà bình. Người Việt Nam khắp nơi trên thế giới kêu gọi Nhà Trắng có các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Trung Quốc vì đã ngang nhiên vi phạm luật pháp quốc tế và chủ quyền của Việt Nam bằng việc hạ đặt giàn khoan dầu khổng lồ Haiyang Shiyou – 981 trong vùng biển Việt Nam.

Tiếp tục đọc

Người Nhật từng không mang họ: Điều kỳ thú nhất ở Nhật Bản

Tác giả:
KD: Bạn bè iu quý vừa gửi cho mình thông tin này, thấy hay hay, xin đưa lên Blog để bạn đọc đọc và thư giãn  😛
Trước cải cách Minh Trị, 80% dân số Nhật không có họ. Hiện nay Nhật Bản là nước có nhiều họ nhất trên thế giới với hơn 120.000 dòng họ, và  người Nhật đôi lúc cũng không biết đọc, viết họ của đồng bào mình ra sao.
thien-hoang-minh-tri_nhat-ban
       Thiên hoàng lại là những người … không mang họ
Dòng họ ở Nhật toàn …cây cối, rau củ, tôm cá 
Cho đến thế kỷ 17, tên của người Nhật đã được sử dụng khá rộng rãi , thế nhưng người Nhật có rất ít dòng dõi có họ (trừ gia đình vương tướng, quý tộc). Trước cải cách Minh Trị, 80% dân số Nhật không có họ. Kể từ những năm 1883, để tiện việc quản lý, mỗi người dân bắt buộc phải tự chọn và đăng ký họ cho riêng mình. 

Tiếp tục đọc

Tôi và bạn

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên

KD: Mình có một tình bạn thân thiết, và mình iu quý tình bạn này lắm. Bạn và mình nhiều khi chỉ trò chuyện kiểu người thì ít nói, ý tại ngôn ngoại, mình thì dài dòng, ba hoa và luôn phải diễn đạt đầy đủ. Khắc nhau cá tính, khác nhau cả cách diễn đạt, vậy nhưng vẫn thân được với nhau, dù không ít lần mình bỗng… nổi xung  😀  .  Dĩ nhiên, phụ nữ thì hay thất thường. Thế mà vẫn chơi thân được với nhau, rất trong sáng. Một lần, bạn bảo, bạn thích mình là con trai thì còn thân thiết với nhau hơn, dễ trò chuyện hơn. Hi…hi… Và đây là trả lời của mình. Kệ. Thơ hay thì bạn hưởng, thơ dở thì bạn phải chịu. Nghĩ mãi mới ra được để tặng, mà lại chê, thì mình đem tặng… người khác  😀


Tôi không thích làm nam giới
Lấy ai son phấn soi gương
Lấy ai để còn hờn dỗi
Lấy ai để mong để đợi

Tôi không muốn bạn làm gái
Lấy ai thơ phú cho đời
Lấy ai để phải xin lỗi
Lấy ai để nhớ thương người

Tiếp tục đọc

Biển Đông: Cơ hội để nhìn lại

Tác giả: Giáp Văn Dương

KD: Vấn đề là VN, trong thế cờ lần này, có dám quyết đoán nắm bắt những cơ hội mới, vận hành khẻo léo để vượt qua thách thức và phát triển, điều chỉnh chích sách đối ngoại không? Hay là lại nửa tiến nửa lui, lúng túng bỏ lỡ, như đã từng bỏ lỡ cơ hội phát triển, chỉ vì cái ý thức hệ xơ cứng muôn đời, bảo thủ?

Mấy ngày nay, cả nước sôi sục vì sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 đến hạ đặt tại khu vực biển Hoàng Sa, cách đảo Lý Sơn chỉ 119 hải lý, tức nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Đây là một sự kiện đáng lo ngại. Nhưng nếu trầm tĩnh nhìn lại, thì đây lại chính là cơ hội để Việt Nam nhìn lại bản thân mình, và nhìn lại mối quan hệ Việt – Trung vốn đang thiên lệch và đầy rẫy phức tạp.

Sự phức tạp này không phải chỉ ngày nay mới xuất hiện, mà kéo dài trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước.

Tiếp tục đọc

Nước cờ sai lầm của Trung Quốc

Tác giả: Trùng Quang.

KD: Bạn bè iu quý vừa gửi cho bài viết này với lời bình ngắn gọn, “chuận không cần chịnh”, xin được đăng lại: Có thể là TQ đã đi nước cờ sai lầm. Vấn đề là ta có tận dụng được sai lầm ấy. Đừng để TQ có cơ hội sửa chữa. Dù họ có rút giàn khoan HYSY hay không. Thì việc sử dụng biện pháp pháp lý vẫn cứ thế mà làm. Đừng có vì những dụ dỗ hay dọa dẫm mà mủi lòng hay thối chí.

———-

Việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) vào vùng biển Việt Nam là một tính toán sai lầm, lợi bất cập hại.

Giàn khoan Hải Dương-981 đang gây bất lợi tức thời lẫn về lâu dài cho chính Trung Quốc – Ảnh: News.cn

Đó là nhận định được đưa ra trong bài viết trên trang tin Asia Sentinel, có trụ sở tại Hồng Kông. Theo bài viết, bước đi đơn phương, phi pháp nói trên không chỉ ảnh hưởng quan hệ với VN mà còn khiến Trung Quốc (TQ) phải gánh chịu làn sóng chỉ trích của cộng đồng quốc tế đồng thời càng khắc sâu “nỗi sợ về hiểm họa TQ” tại Đông Nam Á.

Tiếp tục đọc

Ai là ai sẽ được trả lời xác đáng

Tác giả: Tô Văn Trường

KD: Ts Tô Văn Trường vừa gửi cho mình bài viết này, một bài viết lý giải một loạt các hiện tượng đáng quan tâm, suy ngẫm gần đây, từ hiện tượng “chim mồi” bẩn tính nhất, đến thông điệp của TTCP xác định thái độ nước Việt trước sự khiêu khích trắng trợn của TQ, đến hành động tự thiêu của một Phật tử yêu nước… 

Cảm ơn TS Tô Văn Trường, và xin đăng lên để bạn đọc đọc và chia sẻ.

————

Sự việc tiêu biểu là những tuyên bố công khai, đanh thép, dõng dạc và chính nghĩa của Thủ tướng trước thế giới, sự hy sinh đầy quả cảm tự thiêu của bà Lê Thị Tuyết Mai cảnh báo ý chí bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn biển đảo của Việt Nam là không gì khuất phục được.

Tôi đang tham dự hội thảo khoa học ở Đà Nẵng, nhận được thông tin của một số người bạn, yêu cầu lý giải về một số sự kiện dưới lăng kính của nhà báo độc lập.

Toan tính của Nga-Trung

Tổng thống Nga Putin (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Trung Quốc đã tính toán lựa chọn thời điểm mà họ cho là thích hợp để công khai, ngang ngược đưa giàn khoan khổng lồ Haiyang Shiyou 981 ( Hải Dương 981) vào sâu và hạ đặt trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Một trong những lý do đó là Trung Quốc hiểu rằng Nga sẽ im lặng để trả món nợ cho họ khi Trung Quốc bỏ phiếu trắng tại Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc trong vụ Crimea. Và rằng Nga sẽ cám ơn Trung Quốc về bản hợp đồng siêu khổng lồ mua bán dầu khí Siberi với giá trị 400 tỉ đô la và hai nước có cuộc tập trận chung, lớn chưa từng có.

Tiếp tục đọc

Tiền nhân đã cảnh tỉnh, nhưng không ai nghe

Tác giả: Đào Dục Tú

KD: Đây là bài viết tác giả Đào Dục Tú gửi cho Blog. Nhưng đọc xong, mình biên tập gửi cho Tuần VN, vì thấy nếu đăng ở một Blog cá nhân thì rất phí. Bài viết đặt ra những vấn đề xót xa- cách quản lý, bảo vệ các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của nước Việt hôm nay, sao nó … dốt nát, vô trách nhiệm vô cảm lạ lùng. Và bài đang đứng ở cột đọc nhiều nhất của báo VNN.

Cảm ơn anh Đào Dục Tú  😀

———

Mất bò mới lo làm chuồng, nước đến chân mới nhẩy, tiền nhân người Việt đã cảnh tỉnh người đời từ ngàn xưa nhưng ngàn sau vẫn không sao thẩm thấu được. Rồi đây còn dấu tích ngàn năm, trăm năm  nào nữa chìm vào hư vô thời gian, mất dấu luôn trong tâm cảm tâm thức thế hệ con cháu hậu thế.

Người mình có câu “ăn cơm mới nói chuyện cũ”. Nhớ lại cách đây trên dưới hai thập kỷ, sau khi nàng Tô Thị Vọng Phu thiên tạo bị người đời đánh mìn phá đá núi  nung vôi, “động mạch núi” giật đứt chân đế chênh vênh, lộn nhào từ đỉnh Tam Thanh xuống đám bụi bờ, đã khiến cho nhiều người cầm bút từ Nam chí Bắc bức xúc lên tiếng trên công luận. Họ tiếc nuối và muộn phiền. Họ trách dân sở tại thì ít, trách hệ thống cơ quan quản lý di tích văn hóa lịch sử thì nhiều.

“Chết đói chết khát” và “chết sặc chết no”

Chỉ một khối đá núi sau hàng vạn hàng vạn năm, tạc dáng hình người mẹ bồng con tuyệt vọng chờ chồng được người Việt “huyền thoại hóa” bằng câu chuyện cổ tích “vọng phu” và “trữ tình hóa “bằng bài  ca dao quen thuộc: “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa- Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh- Ai lên xứ Lạng cùng anh – Bõ công bác mẹ sinh thành ra em. . . “.

Dấu tích, ngàn năm, đất Việt, Vọng Phu, Tô Thị, Đào Dục Tú, Cổ Loa
“Nàng Tô Thị” sau khi được phục chế. Ảnh: Nam Trần/ An ninh thủ đô

Chỉ một khối đá núi vô tri mà được người Việt thổi hồn, trở nên đầy biểu cảm, tương ứng cộng hưởng với  số phận dân tộc gần như truyền kiếp bị chiến tranh giặc dã, chia ly, đau khổ trong suốt trường kỳ lịch sử. Chỉ một khối đá không còn hình dạng nguyên thủy nữa là lòng người đã buồn lắm rồi, dư luận xã hội đã bất bình lắm rồi.

Tiếp tục đọc

Lam bàn về một cuốn tiểu thuyết lịch sử

Tác giả: Khải Nguyên

KD: Bất ngờ, mình nhận được bài viết này của bạn đọc Khải Nguyên gửi đến Blog, trao đổi về cuốn tiểu thuyết “Hội thề” của nhà văn Nguyễn Quang Thân. Xin được đăng lên với ý nghĩa tôn trọng tính thông tin đa chiều, và rộng đường dư luận, để tùy bạn đọc đọc và nhận thức theo mỗi cách cảm thụ cá nhân.

Tác giả Khải Nguyên, có “trích ngang lý lịch” theo  đề nghị của chủ Blog   😛  , tên thật là Nguyễn Nguyên Khải, quê gốc Hà Tĩnh, hiện ngụ tại Hải Phòng.  Tác giả nguyên là nhà giáo dạy toán, hiện đã nghỉ hưu, từng đoạt một số giải thưởng về thơ (của báo TƯ), truyện ngắn, kịch bản văn học…

Cảm ơn tác giả Khải Nguyên.

———-

Tôi cố tìm đọc “Hội thề” của tác giả Nguyễn Quang Thân, không vì cuốn tiểu thuyết đó được giải của hội nhà văn mà vì đọc được một số những lời khen và chê khá là trái nhau.

Có thể lược ra mấy ý chính:
Khen: -Tác giả muốn lấp đầy một trong những trang trắng của lịch sử bằng nghệ thuật tiểu thuyết.
-Làm phát lộ cái mà chỉ tiểu thuyết mới nói được, phá vỡ các tính chính thống, thám hiểm mặt lật ngược hay mặt trái mà xã hội chúng ta đã xây dựng về chính mình.
-Là sự nhuận sắc chính sử, là lời ngợi ca mối quan hệ quân thần, đề cao tầm nhân văn của trí tuệ người Nam, với khát vọng được sống yên bình bên cạnh một nước lớn luôn nuôi mộng xâm lấn.
Tiếp tục đọc

Ngày tàn của trí thức

Tác giả: Nguyễn Hoài Vân

KD: Bạn bè iu quý gửi cho bài viết này, một bài viết về trí thức, trong đó có nhắc tới trí thức Việt. Ngay cái title và một số khái niệm, quan điểm trong bài cũng khá cực đoan, nhưng bài viết có đề cập đến một điểm khá mấu chốt trong trí thức Việt hiện nay. Đó là mối quan hệ giữa quyền hành với trí thức. Xin cứ đưa bài viết này lên để bạn đọc đọc và nhận thức tùy vào trình độ cá nhân mỗi người.

Có một điểm khá nổi bật ở nước Việt, là dường như các trí thức khi đã có quyền hành hầu như không còn là… trí thức, bởi khi đó họ là những nhà chính trị… “nửa nọ nửa kia”. Và thực chất sự cống hiến cho khoa học không còn.  Thay vào đó, họ lao vào “đấu đá” lẫn nhau tàn tệ, lúc mâu thuẫn, lúc tỏ ra cấu kết. Vì những lý do tế nhị, và vì có người đã khuất có người còn sống, mình không đưa tên tuổi, nhưng tấm gương mờ của họ cho thấy một sự cay đắng về hệ lụy của quyền lực. Nó tiêu diệt cả động lực nghiên cứu, mà cũng không tạo ra được những nhà lãnh đạo giỏi.

Vấn đề là ở môi trường thể chế sử dụng đội ngũ trí thức như thế nào. Đây là câu hỏi chưa bao giờ có câu trả lời đích đáng.

Thịnh và suy

Tại các quốc gia Tây Phương, khi thế quyền bị tách rời khỏi thần quyền, khi không còn các Đấng Quân Vương trị dân với sự ủy nhiệm của Thiên Chúa, và đương nhiên là theo Thánh Ý Ngài, thì quyền hành bỗng dưng gặp phải một sự thiếu vắng ý nghĩa, một định hướng luân lý, một nền tảng để có thể xây dựng trên đó những giá trị đạo đức. Khi đó, cái « thời » của người trí thức đã đến. Người trí thức trở thành những kẻ định ra hướng đi của xã hội, vẽ đường cho những cải cách, những cuộc cách mạng, phê phán về tính « xấu » , « tốt » , của những quyết định và chương trình chính trị. Các chủ thuyết lớn ra đời, mang theo những ước vọng, lập ra những khuôn mẫu giáo điều, dựng nên những thần tượng, lấp vào chỗ trống của Thần Quyền. Thời của những chủ thuyết cứu rỗi (messianisme) đã đến, với hàng giáo phẩm không ai khác hơn là tầng lớp trí thức.

Tiếp tục đọc

Việt Nam không chấp nhận mối quan hệ lệ thuộc

Tác giả: Nguyễn Hùng-Việt Nga/ Theo VOV online

Thủ tướng đã gửi đi một thông điệp cực kỳ rõ ràng cho toàn thế giới biết rằng, Việt Nam quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước và sẽ không chấp nhận một mối quan hệ lệ thuộc.

Ngày 21/5, tại Philippines khi tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời phỏng vấn của hãng AP và Reuters về tình hình Biển Đông.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó.

Dư luận cũng như các học giả quốc tế cũng đánh giá rất cao quan điểm được đưa ra trong cuộc trả lời phỏng vấn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Phóng viên đã có cuộc trao đổi với GS.TS Jonathan London, chuyên gia Việt Nam và phát triển học ở Đông Nam Á, trường Đại học Hongkong (Trung Quốc) xoay quanh phát biểu của Thủ tướng cũng như tình hình tại Biển Đông những ngày qua.

Tiếp tục đọc