QH sẽ vinh dự nếu trả nợ được dân luật Biểu tình’

Tác giả: Chung Hoàng – Ảnh: Minh Thăng

KD: Không ngờ, ông Lê Nam có một phát ngôn ấn tượng và am hiểu thực tiễn. Muốn quản lý xã hội chặt chẽ, càng cần có luật cụ thể, phù hợp tiến trình vận động của xã hội. Còn nếu vì không quản được là cấm, sẽ chỉ khiến cho xã hội luôn chứa chất những mâu thuẫn không đáng có, chỉ vì tầm nhìn kém cỏi và yếu kém của quản lý. Việc yêu cầu dân sống theo pháp luật, chính là đòi hỏi các vấn đề dân sinh phải có đầy đủ các văn bản luật. Càng có luật, con người càng trở nên tự do và văn minh, là vậy!

————

Ông Lê Nam, phó đoàn ĐBQH Thanh Hóa, một lần nữa nhấn mạnh sự cấp bách của việc xây dựng, xem xét và thông qua luật Biểu tình.

Phát biểu tại phiên thảo luận về chương trình làm luật của QH chiều 26/5, ông Lê Nam nói: Vì đó là quyền cơ bản của công dân, mang tính phổ quát của nhân loại, đã được quy định trong Hiến pháp nước ta từ 1946 đến nay, mà đến Hiến pháp 2013 đã có những chuyển biến hết sức quan trọng, to lớn, cụ thể hơn về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

luật biểu tình, Biển Đông, Lê Nam, Trần Du Lịch, Trương Trọng Nghĩa, Đỗ Văn Đương
ĐB Lê Nam: Ban hành luật Biểu tình có nhiều mặt lợi

“Đó là quyền mà người dân thường xuyên có nhu cầu sử dụng, vẫn đang thường xuyên diễn ra trong cuộc sống. Những năm qua có thể chứng kiến từ Bắc đến Nam những đoàn khiếu nại tố cáo đông người tụ tập trước các cơ quan công quyền để đòi hỏi giải quyết, các cuộc tụ tập đông người trong trật tự đang có xu hướng ngày càng tăng, diễn ra phổ biến”, phó đoàn Thanh Hóa phân tích.

Tiếp tục đọc

Không một quốc gia nào công nhận chủ quyền Trung Quốc đối với Hoàng Sa

Tác giả: Trường Sơn (thực hiện)

Việc chiếm đóng bằng vũ lực lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền là hành vi phi pháp, không thể đem lại chủ quyền cho Trung Quốc đối với Hoàng Sa. 

 
Tàu của Trung Quốc liên tục gây rối gần Hoàng Sa – Ảnh: Hoàng Sơn

>> Sẵn sàng hồ sơ để khởi kiện Trung Quốc
>> Vụ giàn khoan Hải Dương-981: Mỹ ủng hộ Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế
>> Nhiều nước cũng có thể kiện Trung Quốc
>> Việt Nam đủ cơ sở kiện Trung Quốc
>> Trung Quốc không rút giàn khoan, chúng ta sẽ có biện pháp mạnh hơn
>> Quốc hội yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981
>> Ngư dân sát cánh đuổi giàn khoan Trung Quốc

Đây là khẳng định của thiếu tướng Lê Văn Cương (ảnh), nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an, khi trả lời Thanh Niên về vấn đề lập luận chủ quyền của Trung Quốc (TQ) đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

 

* Thưa ông, một trong số những lập luận mà chính quyền TQ dùng để biện minh cho vị trí hạ đặt trái pháp luật giàn khoan Hải Dương-981 trên vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là căn cứ trên cái gọi là “chủ quyền của TQ đối với quần đảo Tây Sa” (tức Hoàng Sa của Việt Nam). Ông đánh giá như thế nào về lập luận này?

– Trước tiên, tách riêng vấn đề giàn khoan để nói chuyện Hoàng Sa, có thể thấy quan điểm nhất quán của TQ là “các triều đại TQ từ xa xưa đã làm chủ, quản lý Hoàng Sa, Trường Sa”. TQ nói rằng họ có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý về việc đó.

Từ góc độ của một người nghiên cứu tôi có thể khẳng định: thực tế hoàn toàn trái ngược. Trong toàn bộ các pho chính sử khổng lồ của TQ từ thời Hán (203 TCN – 220) đến Thanh (1644 – 1912) đều không ghi chép về Hoàng Sa và Trường Sa. Bản đồ của đế chế Trung Hoa Hoàng triều nhất thống dư địa tổng đồ (1894) cũng thể hiện lãnh thổ TQ ở cực nam là đảo Hải Nam. Cuốn TQ địa lý học giáo khoa thư (1906) cũng ghi rõ điểm cực nam của TQ là bờ biển Nhai Châu đảo Quỳnh Châu (tức Hải Nam – TQ), ở vĩ tuyến 18.

Tiếp tục đọc

Kiện Trung Quốc, “chúng ta sẽ đập nát sự tự tin của họ”

Tác giả: Quốc Việt (thực hiện)

KD: Rất thích bài này và cái title này. Không phải là sự “hung hăng” mà là vì VN ta có đầy đủ cơ sở pháp lý, đạo lý  😀

——-

Là nhà nghiên cứu sâu về luật quốc tế, GS-TS Nguyễn Vân Nam rất nặng lòng với thời sự nóng bỏng ở biển Đông. Theo ông, cần phải kiện ra tòa án quốc tế để Trung Quốc phải thay đổi chiến lược.

Tàu kiểm ngư bị hư hỏng nặng – Ảnh: Hữu Khá

GS-TS Nguyễn Vân Nam

 Ông Nam nhấn mạnh:

Trung Quốc chỉ muốn giải quyết tranh chấp song phương, không chịu đa phương. Nhưng thỏa thuận song phương với Trung Quốc rất nguy hiểm. Họ có thể dùng nó để loại trừ các nghĩa vụ quốc tế của mình. Bởi nguyên tắc tối cao của công pháp quốc tế là tôn trọng chủ quyền quốc gia, tôn trọng sự thỏa thuận giữa các nước, nên những thỏa thuận song phương như vậy có khả năng và hiệu lực loại trừ nghĩa vụ quốc tế mà một trong hai nước đã ký kết.

Tiếp tục đọc

Bàn về sự hung hăng của Trung Quốc (tiếp theo)

KD: Hung hăng- bản chất của khái niệm này là táo bạo, liều lĩnh, thiếu một chút “tỉnh táo, trí tuệ cần thiết”. Hung hăng ở trường hợp cần quyết đoán có khi được việc, ở trường hợp khác, có khi lại gánh chịu hệ lụy từ sự mất tỉnh táo, tĩnh trí cần thiết đó.

Tác giả Lê Mai, muốn lý giải thái độ hung hăng của TQ, không bằng sự trực diện ở Biển Đông, dù nó đã rất rõ ràng, mà bằng hệ thống những sự kiện lịch sử (gián tiếp) của quốc gia này. Dưới cách tiếp cận đó, “tố chất” và cả … tính xấu của giới cầm quyền TQ với tất cả mạnh, yếu, hay dở hiện ra, nhất quán và cho thấy, VN luôn phải đối diện với một đối thủ vừa mạnh, vừa thâm thúy, nhưng không kém hung hăng, ngông cuồng đậm chất “văn minh nông nghiệp” phương Đông.

Chất hung hăng, ngông cuồng vì sỹ diện, đôi khi chấp nhận trả giá lớn âm thầm để “gặt hái” “thành tựu” không tương xứng, nhưng lại tạo nên ảo tưởng… sức mạnh! Có điều, sự trả giá là cả hàng trăm triệu người dân TQ lương thiện.

——–

Còn nhớ, năm ngoái – 1957, các nhà lãnh đạo ĐCS và công nhân 64 nước ùn ùn kéo nhau về Mátxcơva họp, Mao được Khơrútsốp đón tiếp cực kỳ trọng thị, bố trí cả phòng ngủ của Sa hoàng cho Mao. Trên diễn đàn, Mao hung hăng tuyên bố chủ nghĩa đế quốc là “con hổ giấy”, song Tổng bí thư ĐCS Ba Lan không đồng ý, cho rằng nhận định như vậy là đánh giá không đầy đủ về sức mạnh của chủ nghĩa đế quốc. Khi nghe Mao đáp, “đối với chủ nghĩa đế quốc, không phải là tôi đánh giá không đầy đủ mà cơ bản là phải đạp đổ nó dưới chân”, ông này sửng sốt, thần người ra.

Rồi Mao ca ngợi Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo, ông ta hung hăng mỉa mai Hoa Kỳ:

– Nước Mỹ khoe khoang tài giỏi, vì sao đến giờ vẫn chưa ném được một hòn đá lên trời ? Tiếp tục đọc

“Phong vị Côn Minh”

Tác giả: Đào Dục Tú

KD: Tác giả Đào Dục Tú vừa có bài viết gửi cho mình, với một email đầy chất tự sự. Xin đươc đăng lên:

Trong cuộc đời làm báo trải dài thời gian 35 năm của tôi, một trong những điều tôi xem là may mắn và thú vị, là được đến Côn Minh tỉnh Vân Nam giáp biên phía bắc đất nước. Đã có mấy mươi năm nhân dân các dân tộc tỉnh Vân Nam xây dựng trong hòa bình, nhất là từ thời sau Cách Mạng Văn Hóa, Côn Minh nói riêng, Vân Nam nói chung đang phát triển hiện đại, văn minh có những điều đáng để mỗi du khách từ xa đến, ghi nhận cùng suy ngẫm.

Tôi nghĩ, từ trong sâu thẳm trái tim mỗi người Việt Nam đều chỉ mong được sống hòa bình, hữu nghị với các dân tộc, trong đó có người dân Trung Quốc, dù thăng trầm thời cuộc chính trị thế nào đi nữa. Ôn cố tri tân, tự nhiên tôi lại muốn viết “Phong vị Côn Minh”gửi chị.

Cảm ơn tấm lòng của anh Đào Dục Tú với bạn đọc Blog. Xin được chia sẻ những suy nghĩ đầy chất nhân văn của anh- một người cầm bút  😛

Chúng tôi đến thành phố Côn Minh thủ phủ tỉnh Vân Nam Trung Quốc một tuần trước khi trăng thu Giáp Thân viên mãn. Côn Minh là một thành phố lớn, nổi tiếng bởi khi hậu ôn đới gần như Đà Lạt của Việt Nam, thuộc vùng Tây Nam Trung Quốc.

Ảnh nguồn: trên mạng

Tuy bốn quận nội thành chỉ có một triệu dân; song nếu tính cả các huyện ngoại ô mà có huyện như Thạch Lâm xa trung tâm gần một trăm cây số thì cư dân Côn Minh lên tới trên năm triệu người.

Tiếp tục đọc

Giải mã chuyện bắt được “linh vật” khổng lồ là con vua thủy tề khiến hàng loạt người bị báo oán

Tác giả: Hà Nam

KD: Đọc bài này chỉ thấy thương … ông Ba ba đã bị bắt. Bởi nếu cứ để ông sống trong thiên nhiên, biết đâu ông sẽ còn thọ hơn. Sự sống vốn rất trân quý với mọi giống loài. Cứ mỗi lần nghe tin một con vật, một giống loài được người Việt bắt và nuôi là mình đã run, vì biết chắc loài vật đó cầm chắc cái chết trong tay! Chỉ thấy buồn thương cho mọi giống loài…

——-

Ở bảo tàng tỉnh Hòa Bình hiện còn bảo quản một con ba ba khổng lồ nặng 121kg với chiều dài 1,53m chiều rộng 0,8m. Con ba ba này đã được 6 thanh niên ở xóm Chăm Mát, xã Dân Chủ, TP.Hòa Bình bắt được vào đầu những năm 90. Từ đó đến nay, người dân đồn đoán rằng “linh vật” đó là con vua thủy tề nên những người bắt được bị báo oán, người chết, người bị bắt mất vía, có người phải bỏ quê hương mà đi. Vậy thực hư lời đồn đó như thế nào, chúng tôi đã về địa phương nghe những người trong cuộc kể lại câu chuyện xảy ra cách đây đã hơn 20 năm.

 Ba ba khổng lồ được trưng bày ở bảo tàng tỉnh Hòa Bình

Tiếp tục đọc

Kiện và thách kiện

Tác giả: Mai Quang Hòa

Thời con người còn ăn lông ở lỗ, luật rừng ngự trị. Kẻ mạnh dùng bạo lực giải quyết mọi tranh chấp với kẻ khác. Rồi văn minh dần, luật ra đời từ sơ khai đến hoàn thiện. Có tranh chấp người ta kiện nhau (trước già làng, hội đồng bô lão, lãnh chúa, quan, vua, hay tòa án). Các bên trong vụ kiện hoặc thừa nhận hoặc buộc phải thừa nhận phán quyết của người có quyền phân xử.

Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc.

Kẻ mạnh có thể không đếm xỉa đến phán quyết của cơ quan xét xử: Nó thách thức thẩm quyền của cơ quan xét xử, tức là của tất cả những người thừa nhận thẩm quyền đó. Và hoặc kẻ yếu phải chấp nhận và dần dần kẻ bị kiện có thể lấn át và kiểm soát toàn bộ xã hội; hoặc toàn bộ phần còn lại của xã hội chống lại kẻ đó (đôi khi bằng bạo lực) và buộc nó phải theo.

Tiếp tục đọc

Người Nga xin thứ lỗi vì bài báo xuyên tạc, vu khống Việt Nam

Tác giả: Hà Thanh
.
KD: Quốc gia nào cũng có kẻ xấu người tốt. Và đôi khi, “dê tế thần” hay “con chim mồi” cũng đều là nạn nhân của những ý đồ toan tính khác mà thôi.
Lá thư của bà Evghenhia Galovnhia có thể xoa dịu nỗi đau của người Việt vốn sống “duy tình”. Và người dân Việt cảm ơn người dân Nga, bởi giữa hai dân tộc này, có quá nhiều thứ “dan díu” khó quên trong quá khứ…
Dù vậy, người Việt vẫn phải luôn nhìn vào thực tại thời cuộc để không bị cái ảo tưởng về ý thức hệ, đã từng làm cho nước Việt đau đớn, khi chủ quyền bị xâm phạm, khi lợi ích nước Việt bị  người anh em ngã giá ngay trên lưng- ngay cả lúc này!
.
Cựu giảng viên Đại học của Liên Xô viết tâm thư nói bà cảm thấy xấu hổ với người Việt Nam vì bài báo xuyên tạc, vu khống đăng trên RIA Novosti. Bà Evghenhia Galovnhia nguyên là giảng viên trường Đại học Điện ảnh Quốc gia toàn Liên Xô, nguyên Giám đốc Trung tâm Điện ảnh và Văn hoá Thể thao dành cho thanh thiếu niên. Cha bà là người quay bộ phim Người Mẹ của Đạo diễn Pudovkin.

Bà vừa gửi hồi âm lá thư ngỏ của nhà báo Trần Đăng Tuấn gửi Tổng giám đốc Hãng tin Nước Nga ngày nay (MIA) về bài báo vu khống, xuyên tạc Việt Nam đăng trên bản online của hãng tin RIA Novosti, một trong những tiền thân của MIA.

Tiếp tục đọc

Giàn khoan Hải Dương 981 xô đổ mọi ảo tưởng

Tác giả: Bùi Đức Lại
Việc Trung Quốc hạ giàn khoan dầu Hải Dương 981 cắm sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cùng những diễn biến kèm theo đã nung nóng không khí chính trị ở Việt Nam và trên thế giới vốn đang nóng bỏng bởi hàng loạt sự kiện khác.

chủ quyền, giàn khoan, Trung Quốc, Hải Dương 981, Biển Đông Tàu TQ tìm cách ngăn cản tàu chấp pháp VN. Ảnh: TTXVN

TQ đã chuẩn bị và thực hiện vụ này thật công phu, từ việc chế tạo giàn khoan khổng lồ để biến nó thành “lãnh thổ di động”(?) của mình đến việc chọn thời điểm hành động. Tiếp tục đọc

Ai “hưởng lợi” từ công thư 1958

Tác giả: Lê Bình

Với công thư của ông Phạm Văn Đồng, Trung Quốc không chịu bất cứ thiệt hại gì và Việt Nam cũng không hưởng được bất cứ lợi ích gì.

LTS: Trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội cuối tuần, Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hanh Phúc cho hay, Chính phủ đang chuẩn bị các hồ sơ chứng lý để làm cơ sở khởi kiện ra toà án quốc tế, nếu Trung Quốc không có động thái rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam.

Trong vụ kiện đó, Hoàng Sa và Trường Sa sẽ là trọng tâm bởi từ đó sẽ liên quan đến các vùng biển xung quanh. Trung Quốc đang lập luận rằng: “Trong tuyên bố ngày 14/9/1958 thay mặt chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Việt Nam khi đó, Phạm Văn Đồng, công khai thừa nhận quần đảo Tây Sa và các đảo khác ở Nam Hải là lãnh thổ Trung Quốc.” Vậy sự thật của nội dung công thư năm 1958 của ông Phạm Văn Đồng là gì? Ý nghĩa pháp lý của công thư này đối với chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa ra sao? Nó có phải là 1 bất lợi pháp lý ở Tòa án Quốc tế hay không? Tuần Việt Nam xin giới thiệu tư liệu của tác giả Lê Bình.

công thư 1958, công hàm 1958, Phạm Văn Đồng, Trung Quốc, Việt Nam, Hoàng Sa, giàn khoan, Hải Dương 981

Tuyên bố của Chính phủ Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Lãnh hải ngày 4/9/1958 gồm 5 điểm.

Tiếp tục đọc