Thằng nào oánh tao…

Tác giả:

KD: Bạn bè iu quý gửi cho mẩu chuyện tiếu lâm này. Hay phết!  😀

1. MỸ: “Xưa kia, tao muốn đánh thằng nào là tao đánh thằng đó. Ngày nay thằng nào chọc tức tao, tao hâm dọa nó rồi…. bỏ qua”.

2. NATO: “Mỹ đánh thằng nào, tao đánh thằng đó!”.

3. NGA: “Thằng nào nghỉ chơi với tao, tao cắt dầu lửa khí đốt!”.

4. ISRAEL : “Tao nghi thằng nào ngấm ngầm muốn đánh tao, tao đánh thằng đó liền!”.

Tiếp tục đọc

CNN cận cảnh ‘sức ép bá quyền’ của TQ

Tác giả: PV (lược dịch)

Không ai trên tàu Cảnh sát biển 8003 tỏ ra quá lo lắng, mặc dù đã mặc sẵn áo phao. Các tàu TQ “sủa” về phía chúng tôi một vài lần nữa trước khi bỏ đi – phóng viên CNN viết.

Đọc thêm: >> Báo Nhật: Tiết lộ việc TQ phê chuẩn khoan dầu Biển Đông

Những ngày qua, gần 20 hãng thông tấn và cơ quan báo chí quốc tế đã vào VN đi thực tế ở vùng biển Hoàng Sa, trực tiếp tác nghiệp những diễn biến đang diễn ra ở Biển Đông.

Trong đó, hãng truyền hình CNN nằm trong nhóm những hãng tin quốc tế vừa đến Hoàng Sa cách đây vài hôm. Ngay từ hôm 28/5, phóng viên CNN Euan McKirdy có bài tường thuật từ thực địa ở Biển Đông.

Hoàng Sa, Biển Đông, Trung Quốc
Tàu hải cảnh 3210 của TQ áp sát tàu CSB 8003, ngăn cản không cho tiếp cận giàn khoan hôm 28/5. Ảnh: Cảnh sát biển VN

 

VietNamNet lược dịch giới thiệu bạn đọc:

Chúng tôi đã lên đường trên một tàu tiếp vận nhỏ của cảnh sát biển từ tối thứ hai khi mặt trời lặn dần ở Đà Nẵng, hướng tới vùng biển tranh chấp xung quanh quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông.

Tiếp tục đọc

Chanh tươi Trung Quốc ở Việt Nam đầy chất độc

Tác giả: Theo Bảo Hân (VietNamNet)

KD: Đọc bài này do bạn bè iu quý gửi cho, thấy sợ quá, vội đưa lên Blog, để bạn đọc lưu ý. Chợt nhớ, dạo đi du lịch Côn Minh, cô hướng dẫn viên người TQ chỉ vào các hàng quán bên đường: Các cô, các bác chú ý, không nên mua hàng dọc đường. Bởi ngay chúng cháu là người ở đây cũng không dám mua, hoặc ăn các loại hoa quả bán dọc đường kiểu này, rất nguy hiểm vì không an toàn!

Vào đầu tháng 4, qua kiểm tra, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã phát hiện 6 tấn chanh quả tươi được nhập từ Trung Quốc về Việt Nam có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức giới hạn cho phép. 

Chanh tươi nhập từ Trung Quốc bị phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép

Chanh tươi nhập từ Trung Quốc bị phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép

Tiếp tục đọc

Truyền thông VN “tự sướng” theo kiểu AQ bên Tàu

KD: Xin mạn phép được đăng lên Blog email của TS Vũ Quang Việt (một nhà kinh tế gốc Việt, từng là Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia thuộc Cục Thống kê Liên Hợp Quốc. Ông là người có nhiều công trình nghiên cứu và đóng góp cho tư tuy kinh tế của Việt Nam- theo Wikipedia). Vì thấy email này rất cần thiết và bổ ích cho truyền thông VN
 
Tôi thấy cần phải nói lại với các anh chị  là hiện nay có nhiều báo đưa  thông tin không đúng sự thật trên báo chí tiếng Việt không những ở tít mà ở cả nội dung, sai với chính sách của Mỹ vừa được Obama đề ra.

Toàn bộ bài diễn văn của Obama ở đây: http://www.washingtonpost.com/politics/full-text-of-president-obamas-commencement-address-at-west-point/2014/05/28/cfbcdcaa-e670-11e3-afc6-a1dd9407abcf_story.html


Về Biển Đông, Obama chỉ nói có 1 câu là Mỹ sẽ ủng hộ các nước Đông Nam Á thương thảo bộ qui tắc về hành vi với TQ trong tranh chấp biển ở Biển Hoa Nam và sẽ hoạt động nhằm giải quyết tranh chấp bằng luật quốc tế. 

In the Asia Pacific, we’re supporting Southeast Asian nations as they negotiate a code of conduct with China on maritime disputes in the South China Sea, and we’re working to resolve these disputes through international law.

Tiếp tục đọc

Đại sứ VN phản bác TQ về chủ quyền biển đảo

Tác giả: Thái An dịch

KD: Xin đăng lời bình của Natoi, một “bình luận viên” luôn có những lời bình ngắn gọn, sắc sảo:

Những lập luận nghe rất có lý.
Vấn đề phải chuẩn bị là: Về mặt pháp lý, liệu đối phương có thể lợi dụng Công hàm 1958 để phản bác được nghị quyết của LHQ tại hội nghị San Francisco năm 1951 và Hiệp định Geneve năm 1954?

——

Jakarta Post – tờ báo lớn nhất của Indonesia đã đăng tải bài viết của Đại sứ VN tại Indonesia Nguyễn Xuân Thủy phản bác luận điệu của Liu Hongyang, hiện đang là Thường vụ viên của Đại sứ quán TQ tại Indonesia về Biển Đông.

Trong bài viết “Vietnam’s dangerous acts” – Những hành động nguy hiểm của VN(!), Liu Hongyang đề cập rằng, Tây Sa (cách TQ gọi quần đảo Hoàng Sa của VN) là “lãnh thổ cố hữu của TQ”(!). Rằng cộng đồng quốc tế đã công nhận điều này kể từ Thế chiến II, trong khi cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng công khai công nhận quần đảo này và các đảo khác là lãnh thổ của TQ trong công thư ngày 14/9/1958.

Trung Quốc, chủ quyền, giàn khoan, Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông
Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Nguyễn Xuân Thủy

Tiếp tục đọc

Sẽ có biện pháp pháp lý đối với Trung Quốc

Tác giả:  Văn Nam

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên phát biểu trước báo chí – Ảnh: Văn Nam

Việt Nam sẽ cân nhắc kỹ thời điểm áp dụng biện pháp pháp lý đối với Trung Quốc về việc nước này đưa giàn khoan Hải Dương 981 trái phép vào vùng biển Việt Nam.

Đây là thông tin được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên đưa ra tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều tối nay (29-5).

“Hồ sơ pháp lý chúng ta đã chuẩn bị từ lâu, nhưng để thực hiện nó như thế nào và lúc nào thực hiện thì phải cân nhắc hết sức kỹ càng”, ông Nên cho biết.

Tiếp tục đọc

Hà Nội đáng yêu hay đáng… chán?

Tác giả: Đào Dục Tú

.
KD: Hi…hi… Không biết tại sao tác giả Đào Dục Tú có tâm trạng gì mà lại viết bài về HN với câu hỏi: Hà Nội đáng yêu hay đáng chán? Mình tự nhận người HN gốc hẳn hoi, đọc bài này thấy giật mình.

Đáng yêu hay đáng chán, thì HN vẫn là một góc nho nhỏ của bất cứ ai đã từng sống, từng đến, hoặc chí ít đi qua. Đáng yêu hay đáng chán còn tùy thuộc khả năng quan sát, phát hiện ra HN hay hoặc dở, thân thuộc hay xa lạ, tùy góc nhìn, sâu sắc hay thoảng qua….

Cảm ơn anh Đào Dục Tú  😀
Đã thấy có người gợi ý, ngầm nêu câu hỏi dễ gây thành chuyện “nhậy cảm” (lại nhậy cảm): Hà Nội đáng yêu hay đáng. . . ngán, vì sao yêu vì sao chán? Tôi người Hà Nội từ gần giữa thập kỷ sáu mươi thế kỷ trước, nhưng làng tôi thời bấy giờ đúng như câu thơ Tố Hữu: “Dân có ruộng dập dìu hợp tác –Lúa mượt đồng ấm áp làng quê- Chiêm mùa cờ đỏ ven đê- Sớm khuya tiếng trống đi về trong thôn”.

Làng ngoại ô ấy phải vượt qua hai sông, sông Đuống chảy ngang thơ Hoàng Cầm “Có ai về bên kia sông Đuống –Cho tôi gửi tấm the đen. . .” và sông Cái sông Hồng huyền thoại mùa nước lớn lắp sắp mặt đê, sông mênh mông con sáo sổ lồng mỏi cảnh bay sang bờ bắc. . . Tiếp tục đọc

Sư tử là sư tử nào?

Tác giả: Giang Minh
KD: Dạo này các báo Đảng, CP, QĐND đều đồng loạt “ngôn từ” mạnh mẽ hẳn  😛

 Mới đây, Tân Hoa xã đăng một bài viết của tác giả Trình Vân Kiệt có nhan đề khá lạ: Tại sao sư tử Trung Quốc vô hại với thế giới?

Sở dĩ trong tựa đề bài viết này đề cập đến chuyện “sư tử”, bởi Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte, từ hơn hai thế kỷ trước, được cho là có nói rằng

“Trung Hoa là một con sư tử đang ngủ. Hãy để cho nó ngủ, bởi khi thức giấc, nó sẽ làm thế giới rung chuyển”. Mới đây, một nhà lãnh đạo Trung Quốc đã viện dẫn câu nói đó của Napoléon, và thêm vào một vế nữa: “Bây giờ con sư tử đó đã thức giấc nhưng nó là con sư tử hòa bình, thân mật và văn minh”.

Bài viết trên Tân Hoa xã nói vòng vo tam quốc, nhưng đại để muốn thanh minh thanh nga rằng, mặc dù Trung Quốc là “sư tử thức” nhưng vô hại. Sở dĩ, người trong thiên hạ cảnh giác với Trung Quốc chẳng qua là do “định kiến”!

Tàu Trung Quốc bảo vệ giàn khoan Hải Dương-981. (Ảnh: Sơn Bách/Vietnam+)

Đóng vai “nạn nhân” bị hắt hủi, tác giả bài viết than thở: “Khi Trung Quốc nghèo khó, thì bị người ta nhạo báng là “Đông Á bệnh phu”; khi Trung Quốc đi lên, kinh tế vươn lên đứng hàng thứ hai trên thế giới thì bị những ai mang tư tưởng “kẻ mạnh bá đạo” coi là đối thủ, là một sự đe dọa nào đó”.

Cũng là do thiên hạ “định  kiến” với Trung Quốc!

Tiếp tục đọc

Việt Nam chịu đựng được đến đâu?

Tác giả: Phạm Huyền

.“Phải làm rõ sức đề kháng của kinh tế Việt Nam trong một thế giới biến động như hiện nay. Trong tình hình này, phải có sáng tạo, đổi mới. Liệu Việt Nam có năng lực để làm 1 công cuộc đổi mới để quốc tế ngưỡng mộ như cuộc đổi mới năm 86 – 90 hay không? TS Lê Đăng Doanh đặt câu hỏi.

.

Các chuyên gia kinh tế đều cho rằng, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang dưới mức tiềm năng. Nền kinh tế phải sớm thay đổi mô hình phát triển, đồng thời, phải tính toán rõ và lường trước sức đề kháng của nền kinh tế đến đến đâu trong bối cảnh các quan hệ kinh tế quốc tế có thể căng thẳng.

.Phục hồi mong manh

Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam hóm hỉnh nói: “Dự báo tăng trưởng năm nay của Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách (VERP- Đại học Kinh tế Hà Nội) gây xúc động “ác” chứ không đùa, bởi con số đã xuống đến mức thấp bất ngờ. Điều này sẽ cần phải được giải thích cẩn thận”.

Tiếp tục đọc