Ban Nội chính từng mua tin tố tham nhũng để làm án Vinalines

Tác giả: Chí Hiếu
Phó ban Nội chính Trung ương Nguyễn Doãn Khánh cho biết cơ chế mua tin từng được cơ quan này áp dụng trong đại án Vinalines và tin tức mua được rất có giá trị.

Bên hành lang Quốc hội chiều 5/6, ông Khánh có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh việc chi trả tiền cho người cung cấp thông tin phòng chống tham nhũng (PCTN) mà Ban Nội chính tỉnh Lâm Đồng vừa đề xuất.

– Đã có bao nhiêu người báo tin được Ban Nội chính chi trả trong năm qua, thưa ông?

– Khoảng vài chục người và chất lượng tin đều tốt. Nhưng phần lớn giai đoạn này họ muốn đóng góp cho công tác PCTN là chính chứ không quan tâm đến phần kinh phí hỗ trợ.

– Việc chi trả này được thực hiện ngay khi có người cung cấp tin hay phải chờ đến lúc điều tra khởi tố có kết quả?

Tiếp tục đọc

TQ chỉ nói hòa bình suông, hành động thì bạo lực

Tác giả: L.Thư – C.Quyên – H.Anh – H.Nhì – M.Thư – L.A.Dũng – M. Thăng

Chính sách ngoại giao hòa bình của TQ không phải là trên thực tế, chỉ là lời nói, hành động trên Biển Đông là bạo lực – Phó chủ nhiệm UB Biên giới quốc gia tuyên bố tại họp báo quốc tế chiều nay.

Dự cuộc họp báo có ông Trần Duy Hải – Phó chủ nhiệm UB Biên giới quốc gia, ông Hà Lê  – Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư, Bộ NN&PTNT, ông Lê Hải Bình – người phát ngôn Bộ Ngoại giao, ông Ngô Ngọc Thu – Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển VN.TQ, chủ quyền, Biển Đông, giàn khoan, Hải Dương 981, Hoàng Sa, cảnh sát biển, kiểm ngư

Mở đầu họp báo, ông Lê Hải Bình nói, đã 1 tháng kể từ khi xảy ra vụ việc TQ hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của VN, hành động bỏ qua các khuyến nghị chính đáng của cộng đồng quốc tế, ảnh hưởng an ninh hàng hải ở Biển Đông, tác động tiêu cực nỗ lực phục hồi kinh tế châu Á – TBD.

Tiếp tục đọc

Nữ đại gia đẹp và hot hơn cả hoa hậu ở Việt Nam

Tác giả: Theo Người Đưa tin

KD: Đưa bài này lên để bạn đọc đọc cho nhẹ đầu  😛  

——-

Xinh đẹp, có tài, tự vươn lên từ hoàn cảnh khó khăn, nghiệt ngã, những nữ đại gia này tiêu biểu cho những phụ nữ dám nghĩ, dám làm của Việt Nam.

Bà Lê Hồng Thủy Tiên – bà chủ đế chế hàng hiệuCái tên Lê Hồng Thủy Tiên không chỉ nổi tiếng trong phạm vi của nước Việt Nam mà còn được báo chí nước ngoài nhắc tới. Bà vừa được tờ Guardian nhận định như một trong những người phụ nữ giàu nhất đất nước hình chữ S và là một doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực các mặt hàng xa xỉ thế giới cùng các khu siêu thị và thương mại lớn.

Được biết, trước những năm 1990, Lê Hồng Thủy Tiên là một tiếp viên hàng không của hãng hàng không Vietnam Airlines. Đây là một nghề đáng thèm của không ít những cô gái Việt vì có cơ hội được di chuyển bằng máy bay. Hiện tại, bà trở thành chủ tịch của một tập đoàn nổi tiếng và điều hành 25 quỹ tư nhân, các trung tâm thương mại và phân phối các mặt hàng nổi tiếng đắt tiền.

đại-gia, nữ-doanh-nhân, Thủy-Tiên, hàng-hiệu, Hà-Kiều-Anh, chị-Liễu,

Bà Thủy Tiên kết hôn với một doanh nhân nổi tiếng người Phillipines gốc Việt – Johnathan Hạnh Nguyễn. Bà gặp ông trong một chuyến bay mà bà là tiếp viên trực phục vụ khách. Johnathan Hạnh Nguyễn cũng là một trong những người có kế hoạch mở rộng cho hãng hàng không quốc tế Vietnam Airlines.

Tiếp tục đọc

Cả mẹ lẫn con lây viêm gan A từ người giúp việc

Tác giả: Khánh Ngọc
KD: Bạn bè iu quý gửi cho bài này. Đọc thấy kinh quá, muốn đưa lên Blog để bạn đọc đọc và cẩn trọng phòng ngừa
——–
Một lần, để quên tài liệu ở nhà, đến 9 giờ chị Thảo về và phát hiện bà giúp việc cùng con đang ăn chung một bát cháo. Bà giúp việc cứ lấy lưỡi thử qua thìa cháo rồi lại bón cho bé.

Lây viêm gan A từ người giúp việc

Chị  Nguyễn Thị Lan Anh trú tại Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội vẫn chưa hết hoang mang khi chị và bé Bí ngô mắc viêm gan A từ người giúp việc.

Tiếp tục đọc

Gặp lại thần đồng: Suýt rơi vào bi kịch

Tác giả: Bài và ảnh Duy Nhân

Cậu bé Lâm Chí Hiếu được mệnh danh là thần đồng Cà Mau bởi khả năng biết đọc trôi chảy khi mới 3 tuổi. Song con đường học tập của em phải đứt đoạn ngay khi mới bắt đầu

Gia đình thần đồng Cà Mau vẫn sống trong ngôi nhà cấp 4 cũ kỹ ở kênh Thầy Tư, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Dường như mọi thứ trong nhà không có gì thay đổi so với 10 năm trước, ngoại trừ các bức tường phòng khách lấp đầy giấy khen của Hiếu.

Thần đồng Lâm Chí Hiếu tính tình trầm lặng, giao tiếp chậm chạp, rụt rè Ảnh: DUY NHÂN
Thần đồng Lâm Chí Hiếu tính tình trầm lặng, giao tiếp chậm chạp, rụt rè Ảnh: DUY NHÂN

Thất học đến 2 năm

Hiếu sinh ngày 14-2-2002, biết đọc trôi chảy khi mới 32 tháng tuổi, được đặc cách vào lớp 1 lúc 5 tuổi. Tuy nhiên, thần đồng nay đã 12 tuổi mà mới học lớp 6 ở Trường THCS 2 Sông Đốc (thị trấn Sông Đốc).

Tiếp tục đọc

Lấy lại Hoàng Sa: Những điều bất khả thi

Tác giả: Dương Danh Huy (Nhà nghiên cứu về Biển Đông)

Chính phủ Việt Nam vẫn dè dặt trong việc kỷ niệm tử sĩ Hoàng Sa

Kỷ niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa đã nhắc lại vết thương mất lãnh thổ chưa lành của người Việt.

Vết thương đó đã đem lại nhiều bức xúc trong 40 năm qua, và đã có một số ý tưởng cho việc giành lại Hoàng Sa hoặc củng cố lập luận pháp lý của Việt Nam.

Nhưng trong số đó có một số ý tưởng không khả thi:

1: Kiên trì đàm phán với Trung Quốc.

Trung Quốc chủ trương không đàm phán về chủ quyền đối với các đảo Trường Sa. Đối với Hoàng Sa, Trung Quốc còn không công nhận là có tranh chấp. Hiện nay không có việc đàm phán cho vấn đề chủ quyền đối với đảo, do đó ý tưởng kiên trì đàm phán về vấn đề chủ quyền đối với đảo là kiên trì trong một việc không hiện hữu, và sẽ không đi đến đâu.

Giả sử các bên trong tranh chấp có đàm phán về chủ quyền đối với đảo đi nữa, cũng khó mà Trung Quốc sẽ trả dù chỉ là một phần các đảo Hoàng Sa cho Việt Nam. Ở Trường Sa, nếu có đàm phán, không nước nào sẽ chấp nhận mình không được đảo nào. Khó có chính phủ Philippines, Trung Quốc hay Việt Nam nào dám đối đầu với dư luận trong nước của họ để chấp nhận không giành được phần lớn các đảo. Vì vậy, dù các bên có kiên trì đàm phán thì cũng khó giải quyết tranh chấp đảo.

Tiếp tục đọc

Học giả TQ phản biện những lập luận của VN về Công hàm Phạm Văn Đồng

Tác giả: Ngô Viễn Phú

KD: Bạn bè iu quý vừa gửi cho ba bài viết đều rất hay, mang tính phân tích xung quanh “Công hàm Phạm Văn Đồng”. Một là của ông Ngô Viễn Phú, Viện trưởng Viện nghiên cứu Pháp luật VN (ĐH Dân tộc Quảng Tây- TQ). Một bài của ông Nguyễn Hồng Thao, và một bài nữa của ông Dương Danh Hy,  cả hai ông đều là những nhà nghiên cứu về Biển Đông của VN. Để rộng đường dư luận, tôn trọng tính thông tin đa chiều, Blog xin đăng cả ba bài viết để bạn đọc tiện theo dõi, suy ngẫm, chia sẻ.

Bài của ông Ngô Viễn Phú là bài viết phản biện những quan điểm của TS Nguyễn Hồng Thao, nên Blog đăng hai bài liền nhau.

Cảm ơn bạn bè iu quý  😀

——-

*Bài này Dân News tổng hợp trên các trang mạng. Được biết ông Ngô Viễn Phú hiện là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Pháp luật Việt Nam (Đại học Dân tộc Quảng Tây), từng là du học sinh của Đại học Quốc gia Việt Nam. Ngô Viễn Phú cho biết ông từng theo học chương trình tiến sĩ luật học tại Khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Việt Nam, từ năm 2001 đến năm 2006.
1. Luận điểm 1 của phía Việt Nam: Công hàm Phạm Văn Đồng chỉ thừa nhận chủ quyền 12 hải lí của Trung Quốc, mà không hề thừa nhận quần đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Bời vậy, về cơ bản, công hàm không đề cập đến vấn đề lãnh thổ, không đề cập đền quần đảo Tây Sa và Nam Sa. Tiếp tục đọc

Bắc Kinh sẽ phớt lờ bất chấp tòa quốc tế yêu cầu trả lời vụ kiện của Philippines

Tác giả: Phúc Duy- An Điền

KD: Đương nhiên, một quốc gia tham lam như TQ, nếu liên tục bị các quốc gia nhỏ hơn kiện ra tòa, cả thế giới cũng phải nhìn nhận “nhân cách” quốc gia đó rõ ràng có vấn đề, trong mối quan hệ bang giao. Xưa nay như một quy luật, làm sao các quốc gia nhỏ, yếu hơn, dám làm một việc “tày trời” như thế? Vậy mà cứ ngông nghênh “người TQ không có gen xâm lược”

Philippines đã dám làm một việc  như trong ngụ ngôn-“châu chấu đá voi”. Còn VN mình thì ra sao đây?

——–

Tòa Trọng tài Thường trực (trụ sở tại The Hague, Hà Lan) vừa yêu cầu Trung Quốc trong vòng 6 tháng phải trả lời đơn kiện của Philippines liên quan đến yêu sách “đường lưỡi bò” của Bắc Kinh trên biển Đông.


Giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam – Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, trả lời Thanh Niên Online, các chuyên gia cho rằng có rất ít khả năng Bắc Kinh chịu hợp tác.

Chính phủ Philippines đã chính thức đệ trình hồ sơ luận cứ dài khoảng 4.000 trang, trong đó có các luận chứng cáo buộc tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc ở biển Đông, lên Tòa án Liên Hợp Quốc về Luật biển (ITLOS) vào ngày 30.3.2014.

Tiếp tục đọc

Trung Quốc ồ ạt đóng giàn khoan

Tác giả: Lucy Nguyễn

Không dừng lại ở giàn khoan Hải Dương – 981 (Haiyang Shiyou – 981) đang hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam, Trung Quốc còn đang tiếp tục hoàn thiện thêm ba giàn khoan hiện đại khác trong năm tới, như một công cụ đắc lực phục vụ cho tham vọng bá quyền trên biển Đông.

 

Trung Quốc tiếp tục mở rộng âm mưu xâm lấn biển Đông
Giàn khoan Hải Dương – 981 của Trung Quốc đang hoạt động trái phép trong vùng biển Việt Nam, với hàng rào tàu chiến và tàu hải giám vây xung quanh – Ảnh: Reuters

Ngày 30.10.2013, Công ty TNHH cổ phần dịch vụ mỏ dầu Trung Hải, Công ty TNHH công trình Hải Dương thuộc Tập đoàn công nghiệp nặng đóng tàu Đại Liên, và Công ty TNHH công nghiệp nặng Thâm Quyến đã lần lượt ký hợp đồng đóng thêm ba giàn khoan dầu mới là Hải Dương – 982, 943 và 944 với tổng trị giá 6,65 tỉ tệ (khoảng 1 tỉ USD), theo báo mạng Hải Dương Trung Quốc (ocean.china.com.cn).

Tiếp tục đọc

Người “bán” thông tin tham nhũng được bảo đảm an toàn

Tác giả: T. Hùng- M. Vinh
KD: Mọi giải pháp loay hoay “chặt ngọn”  kiểu này đều chả đi đến đâu. Kiểu “Máy bay đằng Đông, các bác bắn… đằng Tây”  😛
Trong khi bản chất quản lý là cơ chế xin- cho thì các bác chả chịu thay đổi cho.
——–
Mọi thông tin về người nhận tiền để bán thông tin chống tham nhũng sẽ không được tiết lộ. Toàn bộ hồ sơ sẽ được bảo quản theo chế độ mật.
Thông tin về việc Ban Nội chính tỉnh ủy Lâm Đồng quyết định “mua tin” phục vụ công tác phòng chống tham nhũng đã được đông đảo bạn đọc theo dõi và hưởng ứng. TTO đã trao đổi thêm với ông Nguyễn Xuân Tùng, trưởng ban Nội chính tỉnh ủy Lâm Đồng về các vấn đề cụ thể của quy định này.

Người bán thông tin tham nhũng được bảo đảm an toàn
Ông Nguyễn Xuân Tùng, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Lâm Đồng – Ảnh: MAI VINH

* Vì sao Lâm Đồng lại quyết định “mua tin để phòng chống tham nhũng” thưa ông?

Ông Nguyễn Xuân Tùng: Mong muốn của chúng tôi là thông qua quy định này, ban Nội chính tỉnh ủy Lâm Đồng sẽ tiếp cận nhiều hơn với nguồn tin phòng chống tham nhũng. Mặt khác đây cũng là một hình thức mang tính răn đe với các đối tượng tham nhũng.

Tiếp tục đọc