Việt Nam phải gấp rút chuẩn bị tình huống xấu nhất

Tác giả: Theo  Blog Tre Làng

“Việt Nam nên gấp rút chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra để giữ được chủ quyền lãnh thổ”- Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân nhận định.
.
Thông tin ngày 9/6 ghi nhận được cho thấy thêm một sự leo thang của Trung Quốc khi tăng cường tàu chiến, trực bảo vệ đủ ba mặt quanh giàn khoan: đông, nam, tây.
.
Tàu Hải cảnh Trung Quốc bám sát, hú còi, sẵn sàng đâm va tàu Cảnh sát biển 4032
.

Theo đó, tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, đại diện Cục Kiểm ngư cho biết, Trung Quốc đã tăng số tàu chiến quanh khu vực giàn khoan lên thành 6 chiếc, tăng thêm 2 tàu chiến so với ngày 8/6.

Tiếp tục đọc

Tuần báo Bắc Kinh: Phải buộc Việt Nam lệ thuộc về kinh tế, văn hóa?!

Tác giả: Hồng Thủy

KD: Đúng là một thứ “hỗn xược” của một tờ báo với một quốc gia. Đã qua rồi cái thời VN ngây thơ, ấu trĩ, tin vào tình hữu nghị. Sự kiện giàn khoan 981 đóng thù lù trên lãnh hải VN, đã như một cái đinh nhức buốt khiến VN đời đời không bao giờ có thể quên được cái ngày đau đớn ấy 1/5/2014.

Thử hỏi Tuần báo Bắc Kinh, nếu một quốc gia không đặt lợi ích dân tộc mình trên hết, thì đặt cái gì, chả lẽ đặt 16 chữ vàng giấy và 04 tốt đen viển vông ư?

Khi người đứng đầu CP, đứng đầu chính thể một quốc gia phải nói thẳng, không bao giờ đánh đổi chủ quyền lấy thứ hữu nghị viển vông, là khi dân tộc đó, đã quá thấm cái đau mất nước suốt chiều dài lịch sử, quá thấm thía thân phận “nô lệ”. Nhưng hãy nhớ, dân tộc VN này chưa bao giờ bị đồng hóa.

Nếu coi tuyên ngôn đó là “giáo điều” thì đó là thứ “giáo điều” muôn đời phải đặt lên trên hết tất cả mọi thứ. VÀ nhân dân VN sẽ là tín đồ mãi mãi của thứ “giáo điều ” đó

————-

Đúng! Lợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết, quan trọng hơn rất nhiều một thứ “quan hệ hữu nghị viển vông” giả cầy nào đó.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: tienphong.com.vn

Tuần báo Bắc Kinh ngày 9/6 tiếp tục có bài xuyên tạc, vu cáo trắng trợn Việt Nam trong vụ Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam bằng việc bóp méo nội dung công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958.

Tiếp tục đọc

Ngưng ASIAD 2018 mới chỉ là khúc nhạc dạo đầu

Tác giả: Tô Hoàng

KD: Cảm ơn nhà văn Tô Hoàng vừa gửi đến Blog bài viết này. Dù  kế hoặc đăng cai ASIAD 2018 đã được rút, nhưng sự cảnh báo của nhà văn về cung cách làm văn hóa, xây dựng những công trình văn hóa hiện nay và tương lai, nhất là năm 2015 có nhiều ngày kỷ niệm chẵn, để rồi… đắp chiếu “thi gan cùng tuế nguyệt” vẫn còn nóng nổi tính thời sự.

Xin được đăng lên như một tiếng nói phản biện, để các nhà quản lý văn hóa, quản lý xây dựng tham khảo

——-
Sẽ là rất vui, rất thú vị, nếu vào cuối năm 2014 này khi bình chọn các sự kiện văn hóa nổi bật nhất trong năm, số phiếu sẽ dồn cho chính sự kiện quyết định ngưng lại dự án đầu tư tiền “ khủng” để Việt nam đăng cai Thế vận ASIAD 2018! Chưa bao giờ một quyết định cấp vĩ mô được người dân đón nhận một cách đồng thuận, tưng bừng, hồ hởi như thế!

Nhà văn Tô Hoàng. Nguồn: Blog Lê Thiếu Nhơn
Nhưng ngưng một ASIAD 2018 bỗng khiến chúng ta giật mình nhìn lại vô vàn dự án đã tiêu tiền “khủng” cùng rất nhiều những dự án đang hoặc sắp tiêu tiền “khủng” khác, nhắm mắt làm ngơ trước những khó khăn đất nước đang phải gánh chịu, trước mức sống còn quá thấp của những địa phương vùng xa vùng sâu và trước gánh nặng vài ngàn tỷ chúng ta đang mắc nợ nước ngoài. Đặc biệt, dù có thể đã chậm muộn, chúng tôi vẫn muốn dư luận lưu tâm (như đã dành sự lưu tâm cho dự án ASIAD 2018) tới những dự án văn hóa “đình đám” (tạc tượng, xây cất đền miếu, tổ chức các lễ hội, quay những bộ phim hoành tráng…) dành cho năm 2015 tới đây – năm có nhiều ngày kỷ niệm quan trọng. Tiếp tục đọc

Thơ tình cuối mùa thu

Tác giả: thơ Xuân Quỳnh. Nhạc Phan Huỳnh Điểu

KD: Đây là một trong những ca khúc mình yêu thích nhất. Và thường nghe những lúc buồn. Lời thơ da diết. Và nhạc thì phải là một tâm hồn rất trẻ trung mới có thể rung cảm với những nốt nhạc day dứt, thiết tha đến thế. Xin đưa lên để bạn đọc cùng thưởng thức. 

VN chúng ta đang ở thời kỳ phát triển tư bản hoang dã?

Tác giả: Phạm Quang Khải
.
KD: Sau khi bài “Người Việt các anh muôn đời khổ” đăng trên các trang mạng và Blog Kim Dung/ Kỳ Duyên, mình nhận được một số lời bình luận về bài viết đó. Trong đó, đáng chú ý lời bình của anh Phạm Quang Khải, Giám đốc một doanh nghiệp tư nhân, cũng là một người bạn thân thiết của TS Tô Văn Trường. Xin được đưa lại lời bình đó để bạn đọc đọc và suy ngẫm, chia sẻ.
——–
So sánh người Nhật và người Việt hiện tại nhìn chung là đúng nhưng cũng còn rất nhiều điều đáng nói.
Con người là hạt giống qúy. Quốc gia là mảnh đất và môi trường cho những hạt giống đó phát triển. Người Nhật và Người Việt có lẽ cơ bản về mặt nhân chủng học là tương đồng và cũng không khác gì nhau.Cội nguồn sức mạnh của nước Nhật nằm ở đẳng cấp văn hóa của người dân Nhật. Tạo được ra đẳng cấp này nước Nhật đã đi đúng hướng và trước chúng ta hàng hơn 100 năm. Sức mạnh của một dân tộc nằm ở chính chỗ đó. Cái đó còn giá trị hơn cả tài nguyên, vũ khí và tiền bac. Với nền tảng văn hóa cộng đồng ở đẳng cấp cao như vậy, trước thử thách của bom nguyên tử, sóng thần và ngay cả với thách thức của TQ, nước Nhật vẫn và sẽ vững vàng  phát triển làm cho cả thế giới nghiêng mình.

Tiếp tục đọc

PV Washington Times: Tôi không bao giờ tin điều Trung Quốc nói!

Tác giả: Hải Châu
.
KD: Đáng tiếc, một thời gian rất dài, rất dài, VN đã tin TQ như “anh em môi hở răng lạnh”. Và thậm chí cho đến tận gần đây, vẫn còn có những quan chức phát ngôn ấn tượng sâu sắc… xấu về 16 chữ vàng (giấy) và 04 tốt (đen) của “ông anh” tham lam, thâm hiểm và bẩn tính! Khiến người dân thấy xấu hổ và đau khổ cho dân tôc Việt
————.
Đó là khẳng định của James Borton, phóng viên kỳ cựu của Washington Times và là giảng viên Đại học Nam Carolina (Mỹ) với PV Infonet trong cuộc gặp hôm 8/6 với chủ tàu cá ĐNa 90152 (Đà Nẵng) bị tàu Trung Quốc đâm chìm
.
Tàu TQ đâm chìm tàu VN là tàu cá hay tàu quân sự?

Ngày 8/6, khi cùng đại diện Công ty Maritech (TP.HCM) đến triền đà của HTX Trục vớt, đóng sửa tàu thuyền Bắc Mỹ An (Đà Nẵng) trao tặng máy định vị hải đồ dò cá cho chủ tàu ĐNa 90152, PV Infonet có dịp gặp phóng viên kỳ cựu James Borton của báo Washington Times (Mỹ) cùng một PV báo Vietnam News (TTXVN) từ Hà Nội vào tận nơi để tìm hiểu vụ chiếc tàu cá này bị tàu vỏ sắt Trung Quốc đâm chìm.

Ông Trần Văn Lĩnh, quyền Chủ tịch Hội Nghề cá Đà Nẵng thuật lại cho James Borton vụ tàu vỏ sắt Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân Đà Nẵng chiều 26/5 (Ảnh: HC)

Tiếp tục đọc

Đánh đánh – đàm đàm, giương Đông kích Tây Tiểu xảo ngoại giao cổ truyền của đại Trung Hoa

Tác giả: Nguyễn Trung (Theo Viet-studies)

Ảnh tác giả. (http://nguyentrung-vt.blogspot.com)

Giữa lúc dư luận thế giới quan tâm và lên tiếng mạnh mẽ phê phán Trung Quốc chung quanh sự kiện giàn khoan HD 981 cắm sâu vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, dư luận thế giới cũng không quên cảnh báo việc Trung Quốc đang ráo riết tiếp tục thực hiện các dự án có trị giá nhiều tỷ USD để xây dựng các căn cứ quân sự nổi trên các bãi đá ngầm Gạc Ma và Chữ Thập của Việt Nam mà Trung Quốc đã đánh chiếm năm 1988, để sẽ hình thành một hệ thống các căn cứ quân sự nổi trên Biển Đông, lì lợm đẩy tới việc thực hiện “cái lưỡi bò” chiếm gần hết diện tích Biển Đông.

.
Nhìn lại hành động của Trung Quốc trên Biển Đông những năm gần đây, ai cũng thấy những bước đi ầm ỹ, rất hiếu chiến và đe dọa xâm lược của Trung Quốc trên biển Hoa Đông trong tranh chấp với Nhật, rồi đến việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại vùng Bắc Biển Đông. Song về nhiều mặt những bước đi này đồng thời nhằm tạo thế cho Trung Quốc ngang nhiên đẩy mạnh việc bành trướng trong vùng Đông Nam Á của Biển Đông, cụ thể là những hoạt động tiếp tục lấn chiếm vùng Scarborough của Philippines, giờ đây là sự kiện giàn khoan HD 981 và việc ráo riết xây dựng các căn cứ quân sự trên các bãi đã ngầm ở Trường Sa của Việt Nam như đã trình bầy trên.

Tiếp tục đọc

TQ mưu đồ độc chiếm toàn bộ Biển Đông vào 2020

Tác giả: H.Nhì – T.Lâm – H.Phúc

Theo TS. Nguyễn Hùng Sơn – Phó Viện trưởng Viện Biển Đông (Bộ Ngoại giao), TQ đã có những biện pháp để thực thi yêu sách của mình một cách có hệ thống và có sự chỉ đạo nhất quán từ cấp cao nhất của TQ.

TQ đã cùng với ASEAN ký tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC, cam kết cùng ASEAN xây dựng bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông COC, cam kết và tuyên bố cam kết song phương với các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Trong đó các cam kết đều nhấn mạnh các bên không có những hành động đơn phương nhằm làm phức tạp thêm tình hình tại Biển Đông.

Thực tế những gì diễn ra tại Biển Đông kể từ 2009, thời điểm TQ chính thức đưa tuyên bố gọi là “đường đứt đoạn” lên LHQ đã cho thấy một thực tế khác hẳn so với những gì mà TQ đã tuyên bố.

Những vụ gây hấn khiêu khích, thậm chí là đụng độ trên Biển Đông diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau nhưng cho thấy một thực tế: TQ không từ bỏ âm mưu độc chiếm Biển Đông và quyết tâm thay đổi thực trạng trên Biển Đông.

Tiếp tục đọc

Trung Quốc cấm doanh nghiệp đấu thầu dự án ở Việt Nam

Tác giả: Thái Bình

KD: Trong thực tế, VN phải đa phương hóa các nguồn đầu tư FDI, và giảm bớt các dự án đấu thầu của TQ giá rẻ, công nghệ lạc hậu, chất lượng… rẻ, xuống cấp nhanh, lại toàn nhân công TQ. Bởi như vậy thực chất là đầu tư “giá đắt”, mà người Việt lại bị đẩy ra khỏi miếng cơm manh áo ngay trên xứ sở mình.

Dứ án đầu tư lớn nhất của Trung Quốc là dự án BOT nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 ở Phan Thiết, do tập đoàn lưới điện Phương Nam TQ liên doanh với Vinacomin, vừa ký hợp đồng BOT hôm 25-3 vừa qua. Ảnh Vinacomin

 Chính phủ Trung Quốc tạm thời cấm các công ty quốc doanh của nước này tham gia đấu thầu dự án ở Việt Nam, báo South China Morning Post (SCMP) của Hồng Kông, số ra hôm nay 9-6 cho biết, dựa theo một số nguồn tin ẩn danh từ Trung Quốc lục địa. Tiếp tục đọc

Tài nguyên địa chính trị của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

Tác giả: Vũ Hồng Lâm (Thời báo Kinh tế SG)

Trong khi cục diện chính trị khu vực có xu hướng phân tán thì cục diện kinh tế lại có xu hướng hội tụ. Các thế lực kinh tế thị trường đang hoạt động rất mạnh tại các nước trong khu vực, tạo ra nhu cầu liên kết và giao thương to lớn giữa các nước, các địa phương. Trong bối cảnh ấy, lợi thế địa lý của Việt Nam do nằm kề “trục lộ xương sống” của kinh tế khu vực, đặc biệt khu vực miền Nam và miền Trung ở vị trí “bản lề” giữa biển và đất liền, ngay tâm hình học của miền Đông Nam châu Á, nếu được phát huy mạnh mẽ sẽ là nguồn tài nguyên vô giá giúp Việt Nam phồn thịnh. Việc phát huy tài nguyên địa chính trị của Việt Nam có thể diễn ra theo hai hướng: 1. làm “cửa ngõ” ra biển của nội địa châu Á; 2. làm “đầu cầu” trên đất liền của con đường giao thương – trên biển và trên không – qua biển Đông.

Từng phần lãnh thổ Việt Nam có thể đóng vai trò “cửa ngõ” của nội địa châu Á thông ra Thái Bình Dương. Miền Bắc làm cửa ngõ ra biển của miền Tây Nam Trung Quốc. Miền Trung làm cửa ngõ ra biển của Đông Bắc Thái Lan, Lào, có thể cả Myanmar

Tiếp tục đọc