Dương Chí Dũng có được “yêu thương”, “đùm bọc”?

Tác giả: Bùi Hoàng Tám

Nói gì thì nói, việc một kẻ tham nhũng cả núi tiền, đã phải chịu tới mức án tử hình mà khi đi tù còn được trả lương cao hơn rất nhiều so với người lao động bình thường (khoảng trên 5 triệu đồng/tháng) là vô lý, cực kỳ vô lý.
 >>  Phải thu hồi tiền lương của Dương Chí Dũng trong 2 năm ngồi tù
 >>  Chuyện Dương Chí Dũng tù vẫn có lương: Còn một câu hỏi vẫn bị để ngỏ
 >>  25 tỉ đồng/một năm… tù!

(Minh họa: Ngọc Diệp)

(Minh họa: Ngọc Diệp)

Tiếp tục đọc

Quyết tử cho nhan sắc… quyết “xinh”

Tác giả: Lê Quốc Hùng

KD: Ôi trời ôi. Trưa nay, nhận được email của bạn bè iu quý, nhìn tấm hình và “phụ chú” này mà mình ôm bụng cười rũ. Cười khùng khục mãi, không sao ngủ được. Khiến các bạn đồng nghiệp trẻ nó bảo: Thời buổi này, mà cười được như cô là hạnh phúc! Mới trả lời: Bao lâu nay, buồn vì chuyện Biển Đông, buồn ơi là buồn. Nay  thư giãn được chút.

Đến lượt bọn trẻ cười rộ: Ôi  trời, buồn gì lại buồn chuyện Biển Đông. Bọn cháu mới chỉ buồn chuyện cơm áo gạo tiền…

Buồn chuyện Biển Đông chứ. Buồn lắm, và… thất vọng. Thấy Đất nước tổn thương quá, mà luẩn quẩn quá!

Lại đọc cái câu khẩu hiệu Quyết tử của chú bé này, thêm buồn cười. Cái dại dột ngây thơ của chú và cái “dại dột ấu trĩ” của người lớn. Cười và khóc!

Em be 1a

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiếp tục đọc

Những câu chuyện chưa kể về Bùi Giáng: Khi Bùi Giáng ăn cháo lòng bò (I)

Tác giả: Nguyễn Hữu Hồng Minh

Bùi Giáng là hiện tượng đặc sắc trong Thi ca. Viết về ông đã có nhiều các nhà phê bình và văn nghệ sĩ nổi tiếng. Nhưng hình như rất ít những “góc nhìn” bình dân “soi ngắm” ông trong khi Thi sĩ  là Kẻ sĩ “thõng tay vào chợ”. Một Thế Giới giới thiệu một số mẩu chuyện về Bùi tiên sinh qua ký ức và nỗi nhớ của những người dân lao động bình thường…

Bùi Giáng ngao du cùng xích-lô Sài Gòn

Bùi Giáng ngao du cùng xích-lô Sài Gòn

Bùi Giáng trong mắt một nhạc công

Bùi Giáng là một hiện tượng văn học độc đáo. Khi còn sống cuộc đời ông đã gắn bó với nhiều giai thoại và sau khi ông mất nhiều giai thoại đã trở thành… huyền thoại. Vì sao? “Bởi nhiều chuyện về cuộc đời ông không còn có thể kiểm chứng – anh Phan, một nhạc công chơi trống ờ Sai Gòn Star cho Một Thế Giới biết: Sau ngày ông mất những câu chuyện đó được xem như là… đương nhiên! Và người nghệ sĩ lớn nào không lấp lánh những huyền thoại?”.

Tiếp tục đọc

Bi kịch cuộc đời của người phụ nữ xấu nhất thế giới

Tác giả: Theo Kênh 14

KD: Có cảm giác như trò đùa oái oăm của Tạo hóa. Không ai được hết, không ai mất hết. Nhưng cái sự “mất” trong trường hợp của người đàn bà này thật cay đắng, dù cái được quá tuyệt vời. Bởi với người đàn bà, nhan sắc là niềm tự hào, và ao ước- như bản năng… Đọc thấy thương quá, tội nghiệp quá. Điều an ủi, cuối cùng thể xác của bà cũng đã “có hậu” bởi  thế gian không bao giờ hết những tấm lòng tử tế, nhân văn, có đạo lý.

——-

Với chất giọng tuyệt vời, người phụ nữ bị chê cười “nửa người nửa thú” bị lợi dụng và phải chịu một kết cục vô cùng đáng thương…

Mặc dù mang dáng vẻ kỳ quái, đôi phần xấu xí nhưng Julia Pastrana lại được biết đến là một phụ nữ tài năng. Bà nổi tiếng vào giữa thế kỷ XVIII với giọng ca đẹp mà bất cứ ai nghe một lần cũng cảm thấy ngưỡng mộ. Nhưng đáng buồn thay, người phụ nữ này lại chịu một kết thúc vô cùng đáng thương…

Tiếp tục đọc

Việt Nam liệu có ‘thoát Trung’ được không?

Tác giả: Alan Phan (trả lời phỏng vấn của VOA Tiếng Việt)

KD: Một cách nhìn thẳng thắn, nhưng những phân tích liên quan đến chính trị nhiều hơn. Còn về quan điểm cá nhân, mình chú ý đến cái cách nhìn rất thực tiễn của chuyên gia Nguyễn Trần Bạt, trong bối cảnh khó khăn, tìm cách gỡ ra bằng các giải pháp. Xin đọc thêm bài trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Trần Bạt trên báo Người đô thị:

https://kimdunghn.wordpress.com/2014/06/27/khon-kheo-noi-gian-va-suc-manh-cua-dat-nuoc/%5B/embed]

* Vấn đề thoát Trung, ngay cả kinh tế, chính trị cũng như quân sự, thì tôi cho là hiện bây giờ cái khả thi gần như là 0 bởi vì thứ nhất, trên thượng tầng của lãnh đạo Việt Nam, vẫn còn một sự liên kết khá bền chặt với chính trị của Trung Quốc.

‘Cơ hội thoát Trung ngàn năm có một’, ‘Muốn thoát Trung Quốc, phải vượt qua chính mình’… Đó là các hàng tít trên báo chí Việt Nam những ngày qua. Mới đây, Bộ Công thương Việt Nam đã nêu một giải pháp cụ thể, đó là đưa vải thiều vào tiêu thụ tại các tỉnh phía nam để giúp loại trái cây nổi tiếng của miền Bắc này tránh bị phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Để tìm hiểu xem liệu Việt Nam có thể thoát khỏi cái bóng quá lớn của Trung Quốc hay không, VOA Việt Ngữ đã hỏi chuyện Tiến sỹ kinh tế người Mỹ gốc Việt Alan Phan, người từng có nhiều năm hoạt động kinh doanh tại cả Việt Nam lẫn Trung Quốc.

Tiếp tục đọc

Chỉ còn lại tình yêu

Tác giả: Đỗ Thị Hồng Vân
KD: Đúng là… Chỉ còn lại tình yêu! Cảm ơn bạn bè iu quý đã gửi cho truyện ngắn nhẹ nhàng, thú vị này.
—–
Tôi nằm bẹp xuống nền nhà, gác mõm lên hai chân trước, nghĩ ngợi. Cái đá lúc nãy của ông chủ Khánh làm tôi vẫn còn hơi tự ái. Chẳng qua vì theo thói quen cảnh giác của họ nhà chó chúng tôi, liếc thấy hai gã ngồi nói chuyện với ông có vẻ khả nghi, tôi gầm gừ báo hiệu. Ấy thế là ăn luôn một phát vào mông: “Mích! Biến!”
Biến thì biến! Tôi cần quái gì nghe những chuyện rối rắm của các người. Tôi lủi nhanh ra góc hiên nằm, vờ nhắm mắt.
Trong nhà, câu chuyện kết thúc. Khi hai gã đàn ông kia đứng dậy, ông Khánh dặn dò thêm:
– Các cậu làm đúng thoả thuận nhé. Tôi vay vốn cơ quan, lại chủ vận đơn, sơ sảy ra chuyện gì, chết dở đấy.
Gã mặc áo xám bắt tay ông Khánh:
– Yên tâm đi! Vốn chung, bọn em cũng phải cẩn trọng chứ. Anh em làm ăn với nhau, còn về lâu về dài…
Gã kia chêm vào: “Hàng toàn gỗ tạp, có dấu búa kiểm lâm hẳn hoi. Trạm A, X, Z… là người nhà, lo gì.  Tối nay, ông anh cứ kê đầu cao lên mà ngủ cho khoẻ.

Tiếp tục đọc

Đã nghe đã thấy: Có… hai ông Đinh La Thăng?

Tác giả: Đức Hiển
.
KD: “Phải chăng vụ VietJet, Bộ trưởng Thăng nhanh chóng xin lỗi nhân dân vì ông không có lỗi trực tiếp. Còn vụ Dương Chí Dũng thì trách nhiệm của người đứng đầu khi không xử lý kỷ luật người đào nhiệm là quá rõ nên ông đành tạm chọn bài… kín tiếng?” (Đức Hiển)
Hị…hị… Rất có thể!   😛
Bộ trưởng Đinh La Thăng được dư luận biết đến như một chính khách xông xáo, sâu sát qua cách ông hành xử trước một số việc nổi cộm của ngành.
Cái sự xông xáo ấy làm hình ảnh Bộ trưởng Thăng trở nên hào hùng và lấp lánh. Nhưng nếu không “kiên định”, người dân có thể nghĩ rằng bộ trưởng chỉ quyết đoán trong những trường hợp có lợi cho việc xây dựng hình ảnh của mình. Trong vụ máy bay của VietJet đi Đà Lạt nhưng đáp ở Cam Ranh, Bộ trưởng Thăng lập tức kỷ luật lãnh đạo Cục Hàng không, đặt hãng máy bay này vào sự giám sát đặc biệt. Bộ trưởng chỉ trích rằng sai phạm ấy đã uy hiếp an toàn bay, rằng hãng và Cục Hàng không che giấu thông tin… Điều đó thể hiện hình ảnh một bộ trưởng quyết đoán, minh bạch, rõ người rõ việc và yêu cầu mỗi thuộc cấp chịu trách nhiệm khi làm không xong việc.

Tiếp tục đọc

Lê Duẩn nói về Trung Quốc và cảnh báo âm mưu của TQ

Tác giả:

KD: Cảm ơn bạn bè iu quý gửi cho bài viết này. Một bài viết cực kỳ bổ ích. Với lời nhận xét đáng suy ngẫm:

Chỉ riêng những dặn dò này, ông Lê Duẩn đáng là tiền nhân của dân tộc. Cũng là lời dặn của Tiền nhân. Sao chóng quên? Quên là tội ác, là phản bội.
.
Và đây là lời dặn dò của ông LD:Nói chung, sau khi ta đã thắng Mỹ thì không còn tên đế quốc nào dám đánh ta nữa. Chỉ có những kẻ nghĩ rằng, họ có thể đánh và dám đánh chúng ta, là bọn phản động Trung Quốc. Nhưng nhân dân Trung Quốc hoàn toàn không muốn như vậy. Tôi không rõ bọn phản động Trung Quốc này còn tồn tại bao lâu nữa. Dẫu sao, chừng nào bọn chúng còn đó thì chúng sẽ tấn công ta như chúng vừa làm gần đây [vào đầu năm 1979]. Nếu chiến tranh đến từ phương Bắc thì các tỉnh [Bắc Trung bộ] Nghệ An, Hà Tĩnh và Thanh Hóa sẽ trở thành căn cứ cho cả nước. Đó là những căn cứ vững chắc nhất, tốt nhất và mạnh nhất không gì so sánh được. Vì nếu như vùng đồng bằng [Bắc bộ] vẫn liên tục căng thẳng như vậy thì tình hình sẽ hết sức phức tạp. Hoàn toàn không phải là chuyện đơn giản.
————

TBT Lê Duẩn nói về Trung Quốc” đoạn tuyệt với Trung Quốc”

Lời giới thiệu: Tài liệu dưới đây được dịch từ cuốn Đằng sau tấm màn tre – Trung Quốc, Việt Nam và Thế giới ngoài châu Á (Behind the Bamboo Curtain – China, Vietnam, and the World beyond Asia), do Priscilla Roberts biên tập, Trung tâm Woodrow Wilson và Đại học Stanford xuất bản, 2006. Phần III chương 14 của cuốn sách có tiêu đề “Lê Duẩn và sự đoạn tuyệt với Trung Quốc”.

Phần này gồm bài giới thiệu khá dài (14 trang, từ trang 453 đến 467) của Tiến sĩ Stein Tønnesson và bản dịch tài liệu này ra tiếng Anh của Christopher E. Goscha (20 trang, 467-486). Tiến sĩ Stein Tønnesson là học giả nghiên cứu về thời kỳ Chiến tranh lạnh, trong đó có mối quan hệ giữa Việt Nam với các cường quốc Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc trong giai đoạn này. Ông hiện đang là Giám đốc Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế, Oslo, Na uy và cũng là tác giả cuốnViệt Nam 1946: Chiến tranh đã bắt đầu ra sao, mà anh Vũ Tường đã giới thiệu trong bài điểm sách đăng trên talawas blog.

Christopher E. Goscha hiện đang giảng dạy môn Lịch sử tại American University và Trường Quốc tế ở Paris. Ông là đồng Giám đốc Nhóm nghiên cứu Việt Nam đương đại, Trường Khoa học Chính trị, Paris. Gần đây ông có tác phẩm đã in “Mậu dịch vùng biên giới Việt Nam với Hoa Nam thời đầu chiến tranh” (Asian Survey, 2000) và đã trình luận án về đề tài Bối cảnh châu Á của cuộc chiến Pháp-Việt tại Trường Cao đẳng thực hành, thuộc Viện Đại học Sorbonne.

Bài giới thiệu của Stein Tønnesson có khá nhiều nhận định sắc sảo và chính xác. Rất tiếc là không đủ thời gian để dịch ra giới thiệu với các bạn, nhưng các bạn có thể tham khảo bản tiếng Anh tại địa chỉ sau: http://www.wilsoncenter.org/topics/pubs/New_Ev_CWAsia.pdf (trang 273-288).

Lẽ ra tài liệu từ tiếng Việt, đã được dịch sang tiếng Anh, thế thì còn dịch lại ra tiếng Việt làm gì. Vấn đề là ở chỗ, như Stein Tønnesson đã nhận xét: “Cho đến giờ, rất ít tài liệu thuộc loại này được phía Việt Nam cho phép các học giả tiếp cận.” Vậy thì trong khi chờ đợi tài liệu được bạch hóa, ta dịch ra để cùng đọc, tuy không thể chính xác bằng bản gốc, nhưng cũng có thể cung cấp cho ta một số thông tin nhất định. (…) Stein Tønnesson cũng đã chỉ ra: “Chúng ta được biết, Lê Duẩn rất ít khi tự mình chấp bút và tài liệu mang phong cách khẩu ngữ (khiến cho việc dịch cực kỳ khó khăn). Rất có thể đây là bản thảo Lê Duẩn đọc cho thư ký ghi, hoặc những đoạn chi tiết do một cán bộ cấp cao dự buổi nói chuyện này ghi lại.”

Xin lưu ý:
– Dấu ngoặc vuông [ ] là của Christopher E. Goscha.
– Chúng tôi vẫn giữ nguyên những con số của ghi chú cho phù hợp với trong sách.

TBT Lê Duẩn
***
Đồng chí B nói về âm mưu chống Việt Nam của bè lũ phản động Trung Quốc
Nói chung, sau khi ta đã thắng Mỹ thì không còn tên đế quốc nào dám đánh ta nữa (câu này vẫn không sai. Chỉ có những kẻ nghĩ rằng, họ có thể đánh và dám đánh chúng ta, là bọn phản động Trung Quốc. Nhưng nhân dân Trung Quốc hoàn toàn không muốn như vậy. Tiếp tục đọc

Những sai lầm chiến lược của Trung Quốc trên Biển Đông

Tác giả: Thiên Hương (dịch)

KD: Lời bình của Nat, một người bạn có cái nhìn sắc sảo- xin đưa lên đây: Bài này phân tích rất hay.
Nhưng không phải là để biện minh cho thái độ yếu hèn nhu nhược của ta.
Sai lầm của Trung Hoa là sai lầm về mặt chiến lược.
Sai lầm của ta làm xói mòn lòng tin.

Nếu là sự xói mòn lòng tin thì rất nguy hiểm. Vì sẽ khó tập hợp được lòng người.

——–

  Đối với Trung Quốc, tranh chấp Biển Đông sẽ là thách thức quyết định Trung Quốc có đủ khả năng vươn lên vị trí siêu cường hay không. Đáng tiếc, Trung Quốc vẫn chưa nhận thức hết mức độ tổn hại đến quan hệ với các nước láng giềng do thái độ hung hăng của họ trên Biển Đông gây ra.

Cách đây chưa đầy một thập kỷ, Trung Quốc mới chỉ là nền kinh tế lớn thứ năm thế giới. Từ đó đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đã đưa Trung Quốc vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và sắp vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 10 đến 20 năm tới. Với dân số khổng lồ và một nền tảng kinh tế năng động, chúng ta có đủ lý do để tin rằng đến một ngày nào đó Trung Quốc có thể trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, sức mạnh kinh tế vượt trội chưa hẳn là sự đảm bảo cho vị trí siêu cường. Ngay cả Mỹ cũng cần tới hơn 75 năm và hai cuộc chiến tranh thế giới để trở thành một siêu cường toàn cầu có sức mạnh vượt trội về kinh tế và quân sự. Tiếp tục đọc