Day: Tháng Bảy 22, 2014
Có một quy trình “làm nghèo đất nước”
Tác giả: Thanh Vũ
KD: Đọc bài này thấy buồn và đau lắm.Ai cũng hiểu chỉ “lợi ích nhóm” không hiểu/ Nên có một quy trình “làm nghèo đất nước” tôi 😦
(Mượn ý của ca khúc Phượng hồng)
————
Điều không ai hiểu nổi là vì sao đã biết rất rõ rằng chất lượng dây chuyền, máy móc thiết bị của Trung Quốc “chỉ ở mức trung bình, thường xuyên xảy ra sự cố”, mà vẫn chấp nhận?
Chỉ trong một tuần lễ của tháng 5/2013, liên tiếp 2 máy biến áp 500 KV công suất 900 MVA tại trạm biến áp Hiệp Hòa (Bắc Giang), một trạm biến áp có nhiệm vụ cung cấp điện cho khu vực Đông Bắc, nhằm mục tiêu bảo đảm nguồn năng lượng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng, cùng bị xì dầu ra ngoài, hư hỏng nặng, buộc phải tách ra khỏi hệ thống.
Hậu quả là 08 tỉnh mất điện.
Hai máy biến áp trên đều là hàng Trung Quốc. Nhà thầu trúng thầu cung cấp thiết bị này là liên doanh Xian Transformer Co Ltd và Cty TNHH Đại Hoàng Hà. Hai máy biến áp hỏng khi vừa hết hạn bảo hành.
Lầm to!

Thất bại là mẹ – vậy ai là cha?
Tôi đoán rằng cha của thành công không ai khác ngoài trí tuệ. Giả định này còn có thể đưa ta tới kết luận là người trí tuệ cũng hoàn toàn có thể sai lầm và thất bại. Thất bại không phải là một thứ mà con người có thể kiểm soát được dù anh ta có trí tuệ đến mấy đi nữa.
Trong hoạt động quản lý, hoạt động kinh doanh, chúng ta quan tâm và nói nhiều tới người con thành công, khuếch trương người cha trí tuệ và tránh nói tới người mẹ thất bại, âu cũng là lẽ đời, như người phụ nữ thường âm thầm đứng sau hào quang của chồng con vậy.
Đơn điệu đời sống tinh thần hậu hiện đại
Trong nhiều cuốn sách, đặc biệt là sách về triết học và luật học, cho đến tận ngày hôm nay, người ta vẫn còn truyền tụng câu nói của Voltaire về cuốn “Luận về nguyên do của sự bất bình đẳng” của Rousseau: “Tôi hoàn toàn không đồng ý với anh, nhưng tôi sẵn sàng hy sinh tính mạng để bênh vực quyền tự do phát biểu của anh”.
Tại sao quyền được tự do phát biểu lại quan trọng đến vậy? Một trong những người lý giải sâu sắc nhất vấn đề này là nhà triết học Anh John Stuart Mill (1806 – 1873)- người cùng với John Locke (1632 – 1704) xây dựng nền tảng lý luận cho thể chế dân chủ hiện đại. Mill lập luận rằng trong mọi trường hợp, quyền tự do ngôn luận phải được tôn trọng, bởi vì: 1) Đa số có thể sai; 2) Trong trường hợp đa số là đúng, thì ý kiến bất đồng cũng giúp cho chúng ta hiểu vấn đề thêm sâu sắc; và 3) Ý kiến bất đồng có thể chứa đựng ít nhiều chân lý.
Tiếp tục đọc
Thương Tín kể về cuộc hôn nhân không tình yêu
![]() |
Thương Tín trên trường quay ở độ tuổi gần 60 |
Gà trống nuôi con và cuộc hôn nhân không tình yêu
Số giáo sư VN và Thái Lan
Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn
KD: Bạn bè iu quý gửi bài này. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ. Vì mình chưa mở FB..
Cũng nhân đây nói chuyện FB một chút. Có một CTV của Tuần VN hỏi mình: Tôi thấy trên FB có FB của chị hay sao đó, cũng thấy đề tên Kim Dung/ Kỳ Duyên, mình ngớ người.
Nên cũng xin nói với bạn đọc, nếu có thì ai đó đã ngụy tạo tên mình. Sắp tới, mình mới vào FB, nhưng giờ thì bận quá, chưa dám mở, là vì vậy!

Tôi mới hỏi anh bạn Thái về con số thống kê số giáo sư ở Thái Lan để so sánh với VN. Ở Thái Lan hệ thống đại học theo Mĩ nên có 3 cấp giáo sư: assistant professor, associate professor, và full professor. Con số thống kê (cho đến năm 2014) như sau:
Assistant Professor: 10082 người;
Associate Professor: 5414 người;
Full Professor: 708 người.
Còn Việt Nam? Theo hệ thống hiện nay, VN không có assistant professor. Họ chỉ “phong” associate professor và professor. Tôi có sưu tầm con số giáo sư ở VN như sau (2013):
Giảng viên (một số tương đương với assistant professor): 61674
Associate Professor: 8691 người;
Full Professor: 1531 người.
Kiểu tuyên truyền rợn người của Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc
Những xuyên tạc, vu cáo trắng trợn và thiếu văn hóa; chà đạp lên luật pháp và dư luận quốc tế; cùng những suy nghĩ ngông cuồng bá chủ…đều được thể hiện công khai trên mặt báo nước này
Thời báo Hoàn cầu (Globaltimes), phiên bản điện tử của báo Nhân Dân – cơ quan phát ngôn của Đảng Cộng Sản TQ đang góp phần thực thi chiến dịch truyền thông khổng lồ về khu vực châu Á – Thái Bình Dương, phục vụ cho ý đồ lâu dài làm bá chủ khu vực này của TQ. Chúng ta hãy cùng xem qua các minh họa biết nói đi cùng các bài viết ở phiên bản tiếng Anh (thứ ngôn ngư phổ biến nhất thế giới) trên tờ thời báo này.
Trung Quốc nói về Australia
Minh họa trong bài viết được trích dẫn là ảnh của tác giả: Liu Rui- Globaltimes/Thời báo Hoàn Cầu
Khi ‘đầu cừu, đuôi thuyền trưởng’ thành Chuyện đương thời
Nhà văn Y Ban: Chúng ta đừng chấp nhận vợt… tép!
Tác giả: Tô Lan Hương (thực hiện)
Tác phẩm lớn chỉ cần là tác phẩm đi cùng với năm tháng. Mọi thế hệ người đọc đều yêu thích nó, dù con người thay đổi theo diện mạo thời cuộc, dù gu thẩm mĩ và tầm nhìn của con người thời đại đó thay đổi, nhưng tác phẩm đó vẫn sống, vẫn khiến người ta không thể bỏ qua (Y Ban)
TVN: Nhà văn Tô Hoài, tác giả của nhiều tác phẩm được bạn đọc yêu mến vừa ra đi. Có một câu hỏi bỗng được xới lên: Vì sao văn học Việt Nam không có tác phẩm lớn, mang tầm thời đại, đáp ứng yêu cầu thị hiếu của bạn đọc.
Đem câu hỏi này đến gặp các nhà văn, nhà phê bình, nhà quản lý văn hóa… và các độc giả, chúng tôi đã nhận được những kiến giải khác nhau. Trước tiên, xin giới thiệu quan điểm của nữ nhà văn Y Ban qua cuộc trò chuyện dưới đây.
Cần gì nỗ lực để nuôi con tôm, con cá?
Thưa nhà văn Y Ban, chị là một cây bút đương đại có những tác phẩm được độc giả yêu mến. Tên tuổi chị ít nhiều cũng có chỗ đứng trong lòng độc giả. Chị nghĩ thế nào khi có ý kiến cho rằng văn học Việt Nam chưa có tác phẩm lớn?
Nhà văn Y Ban: Nhiều người vẫn nói tác phẩm lớn là những tác phẩm phải thay đổi thời đại, thay đổi quan điểm xã hội. Nhưng trong 100 tác phẩm kinh điển mà thế hệ nào cũng đọc như Đồi gió hú, Cuốn theo chiều gió, Tiếng chim hót trong bụi mận gai, hay kể cả Chiến tranh và Hoà bình nó có… thay đổi thời đại đâu? Nhưng nó vẫn là những tác phẩm lớn.
![]() ![]() |
Nhà văn Y Ban. Ảnh: NVCC |