Tác giả:GS Nguyễn Văn Tuấn/ FB Nguyen Tuan
KD: Đọc bài này của GS Nguyễn Văn Tuấnn, mình bỗng nhớ đến tâm trạng mình dạo đó, khi tùy bút của nhà văn Nguyễn Khải ra đời. Ngay cái title, mình đọc đã mỉm cười. Vì sao con người như NK, một người sắc sảo, cũng vào sinh ra tử, mà cuối đời lại có một bài tùy bút như sự sám hối, nuối tiếc? Khi đó mình đã suy nghĩ rất lâu. Trong cái sự “tự nguyện đánh mất cái tôi”, có thể có hai loại người:
Một là loại như nhà văn NK, họ có thể thực sự đã sống theo lý tưởng, và thực sự muốn dấn thân cho lý tưởng đó, bằng con đường chiến đấu của cây súng, hoặc cây bút.
Một loại khác, thực chất rất tầm thường thôi. Đó là họ tình nguyện đánh mất cái tôi, để mưu sinh, kiếm ăn, kiếm quyền kiếm lợi, và số người này không ít. Chính loại người này, họ trục lợi “lý tưởng” họ đánh võ mồm và cực kỳ giả dối. Con người thì tầm thường nói lời thì cao cả.
Khi còn trẻ, mới ngoài 20 tuổi đầu, mình đã hết sức hoài nghi. Và chỉ kiểm nghiệm chân lý bằng thực tiễn. Cái thực tiễn của số đông trục lợi “lý tưởng” ở môi trường mình sống đã khiến mình từ ngỡ ngàng, đến thất vọng, và cuối cùng là hoài nghi. Mình đã chọn lựa con đường riêng, dứt khoát không chấp nhận tham gia tổ chức, chỉ để “bảo toàn nhân cách”, bảo toàn “cái tôi”- Đó là được sống một cách tự do. Tự do tư tưởng, tự do sống theo cách mình yêu thích, tự thấy đó là văn minh, văn hóa, là rất đẹp, là đáng sống, mà một người con gái, một người phụ nữ phải đi.
Con đường đó hóa ra cực kỳ cô đơn, đau khổ, cô độc. Phải đối đầu với không biết bao nhiêu định kiến, trù dập và những “vật cản” vô hình quy kết, chụp mũ nhân cách. Nhưng rõ ràng mình không hề đánh mất mình, không bị tha hóa về nhân cách, bằng nhiều cách, mà mình thấy, nó thê thảm lắm. Sống và làm việc tận tụy, và làm việc giỏi, tuy cô đơn, cô độc, thậm chí rất thiệt thòi về quyền lợi…nhưng mình thanh thản.
Khi xảy ra sự đổ vỡ của LB Nga, làm lung lay không biết bao tâm tư trong xã hội, mình đã chứng kiến một quan chức có trách nhiệm ở nơi mình làm việc nói thế này: Có lẽ sắp tới, sẽ phải “quốc hữu hóa” các tài sản của tổ chức, đề phòng các tình huống xấu nhất. Mình đã nổi giận thực sự, dù mình không vào Đảng, không phải là Đảng viên. Nổi giận, vì lẽ ra, với tư cách một ĐV, lại là quan chức có trách nhiệm, phải rút gươm ra, bảo vệ đến cùng cái tổ chức mà họ đã từng tình nguyện, từng đọc lời thề đi theo, thì ngược lại, họ lại lo sợ “chuẩn bị” theo kiểu khác. Mình khinh bỉ lối sống trục lợi, tầm thường, giá áo túi cơm kiểu ấy.
Và hôm nay, đọc những lời nuối tiếc của nhà văn NK, bỗng nhiên mình tự hỏi: Có bao nhiêu ĐV thực sự họ dẫn thân cho lý tưởng họ đã từng theo. NK là người thực tâm, nên ông đau xót?
Nhưng còn những người ĐV khác, trách nhiệm của họ trước Đất nước những năm tháng này, họ… giấu kỹ ở đâu? Khi mà đâu đâu cũng thấy nói tham nhũng, lợi ích nhóm..?
———-
 |
Nhà văn Nguyễn Khải |
Tôi đọc tập tuỳ bút “Đi tìm cái tôi đã mất” của Nguyễn Khải (1) cũng đã lâu. Mấy hôm nay, ở nhà dưỡng bệnh, đọc lại tập hồi kí này càng thấm thía, và tôi nghĩ nó vẫn còn mang tính thời sự. Ông viết rất nhiều và đụng đến rất nhiều vấn đề gai góc. Đọc đoạn nào cũng giống như có người nói hộ mình. Xin trích ra đây vài đoạn tiêu biểu, và tôi không cần bình luận:
Viết về chủ nghĩa thần tượng trong thế giới cộng sản, thế giới mà ông lớn lên và được hưởng quyền lợi, ông nói trong khi lãnh tụ được thần thánh hoá thì cái cá nhân của con người trong xã hội coi như đốt cháy thành tro. Lạ một điều là ông đề cập đến Stalin bên Nga, Mao bên Tàu, và Kim bên Triều Tiên, nhưng ông không nói gì về VN. Có lẽ không nói thì chúng ta cũng hiểu:
Tiếp tục đọc →
Bạn phải đăng nhập để bình luận.