Tác giả: Đào Dục Tú
KD: Bài viết này của nhà báo Đào Dục Tú ra đời, bởi anh đọc Le Nhaque. Một góc nhìn lý giải tính cách người dân Việt trên nền tảng “văn minh lúa nước”, và sự bắt nhập với văn minh thời hiện đại.
Thực ra, văn hóa là mưa dầm thấm đất. Nhưng văn hóa bao giờ cũng gắn liền với sự phát triển kinh tế- khoa học- công nghệ. Đương nhiên cái gốc là một thể chế chính trị nhà nước xác lập tương đồng. Kinh tế- khoa học- công nghệ nào, văn minh, văn hóa ấy. Và các quốc gia tư bản như Anh chẳng hạn, nền kinh tế thị trường, kinh tế tư bản của họ ra đời rất sớm, cách nay 4-5 thế kỷ. Phải trên một nền tảng vững chãi của kinh tế- khoa học- công nghệ như vậy, như một quy luật tất yếu, sẽ ra đời nền văn minh, văn hóa xã hội tương thích…
Cảm ơn anh Đào Dục Tú 😛
———–
Từ những năm 30 thế kỷ trước, phong trào “Âu hóa” của nhóm trí thức Tây học kiến lập văn đoàn độc lập mang tên Tự Lực đã có tiếng vang và ảnh hưởng trước hết ở giới học sinh sinh viên và thị dân thành phố. Ở thời điểm này, hình ảnh người nhà quê với những thói tật phi văn minh, phi văn hóa nhìn từ góc độ Âu hóa, đã được đưa lên mặt công luận báo chí nhằm phê bình và gây cười. . . “xả hơi”.
Đọc thêm: https://kimdunghn.wordpress.com/2014/07/15/le-nhaque/

Xã Xệ, Lý Toét trong những câu chuyện đàm tiếu và trong tranh vẽ trở nên quen thuộc với bạn đọc thời bấy giờ. Đối lập nhà quê với thành thị, dân nhà quê dân thành thị cũng là biến dịch, biến dạng sự đối lập tưởng như muôn thuở của văn minh làng xã, văn minh nông nghiệp phương đông trung cổ với văn minh phương tây, văn minh công nghiệp, giao thương hiện đại. Hai mặt đối lập một thời “đông là đông, tây là tây” thể hiện qua lối sống, lối cảm, lối nghĩ, lối phô diễn của hai loại người: Người nhà quê- người thành thị . Tiếp tục đọc →
Bạn phải đăng nhập để bình luận.