|
GS. Nguyễn Mại |
Month: Tháng Bảy 2014
Giáo sư được cả thế giới biết đến bỗng dưng bị chửi
Tác giả: Việt Nguyễn
KD: Đang bận quá mà thấy bài này, do bạn bè iu quí gửi cho vẫn phải vội đưa lên 😦
Nhà khoa học hàng đầu ở Việt Nam, từng giảng dạy ở rất nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới, chia sẻ rằng ông có không ít cơ hội để định cư tại nước ngoài, nhưng vì tình yêu với người vợ (nay đã mất) và sự đau đáu với quê hương, ông quyết định ở lại. Vinh quang vừa mới đến với ông cách đây 2 tháng, và bây giờ là nỗi buồn khôn xiết
![]() |
GS Việt Hưng thất vọng với những gì phải chứng kiến sau buổi sáng 28/7. |
UNESCO vinh danh bằng chứng Hoàng Sa của VN
Tác giả: T.Lê
KD: “Là một nhà sử học, bên cạnh việc vui mừng khi một di sản được thế giới vinh danh còn có cả sự vui mừng khi một lần nữa, chủ quyền biển đảo đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam được khẳng định chắc chắn. Khi mà Châu bản Triều Nguyễn được công nhận là di sản thế giới thì điều đó có nghĩa là giá trị của tư liệu này không nằm trong phạm vi một quốc gia mà nó đã tỏa sáng ra toàn thế giới”, Giáo sư Phan Huy Lê nói.
Bỗng thấy rất vui khi đọc tin này 😀
———–
Châu bản triều Nguyễn của Việt Nam đã chính thức được UNESCO trao bằng công nhận là Di sản Tư liệu thuộc Chương trình Kí ức thế giới Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương 2014 (MOWCAP) sáng nay 30/7 tại Hà Nội.
Bà Katherine Muller Marin trao bằng công nhận di sản tư liệu Châu bản Triều Nguyễn cho đại diện của Việt Nam
UNESCO đánh giá cao giá trị nội dung, tính xác thực, độc đáo, duy nhất và tầm ảnh hưởng của Châu bản triều Nguyễn đối với khu vực và quốc tế.
Quan chức “giấu tài”?
Xin đừng vơ đũa cả nắm việc đi họp không phát biểu. Chúng tôi dự khá nhiều hội thảo có 100% đại biểu tham gia đều lên tiếng, kể cả phản biện. Những ai không kịp trình bày ý kiến đều gửi lại văn bản và sau đó đều được in vào kỷ yếu hội thảo khá trang trọng. Tuy nhiên, các hội thảo này đều có kinh phí xông xênh. Các đại biểu được mời tham gia có khi còn được nhận tiền thù lao từ trước khi khai hội. Tuy nhiên, các hội thảo chuyên đề này thường gắn liền với các dự án lớn dài hơi, nặng về học thuật và đôi khi có yếu tố nước ngoài. Người viết bài này từng được dự một số hội thảo kiểu này với những tập kỷ yếu dày cộp nhưng chờ hoài không thấy đưa vào cuộc sống.
Trong việc họp hành như sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức chính trị như chi hội, chi đoàn, công đoàn và kể cả chi bộ vẫn diễn ra theo kiểu cách cũ. Không biết có quá đáng hay không chứ hiện nay họp chi bộ cơ quan là đơn điệu nhất. Ngoài chuyện quên họp hoặc nhân tiện họp cơ quan “kéo giỗ làm chạp” họp luôn chi bộ và hầu như phổ biến một chiều. Thủ trưởng đơn vị kiêm bí thư luôn độc diễn phổ biến, quán triệt là chính nên các đảng viên kể cả thạc sĩ, tiến sĩ, chuyên viên cao cấp cũng hầu như không có ý kiến gì. Thế nhưng nếu bàn chuyện nghỉ mát, du lịch thì ồn ào quá chợ Ðồng Xuân.
Khi động vật trở nên nổi tiếng nhờ những vết bớt khác thường

Xã hội như thế làm sao “sống tử tế”!?
Không có mắt xanh, lòng thành thì thảm đỏ chỉ đón được kẻ cơ hội

Nguyễn Trãi với những trang Cáo Bình Ngô bất hủ – Ảnh: TL
Đọc Bình Ngô Đại Cáo ta cảm nhận được nỗi lo của Lê Thái Tổ ngày khởi nghiệp (và có lẽ không chỉ ngày khởi nghiệp) ở hai câu: “Nhân tài như lá mùa thu – Hào kiệt như sao buổi sáng”. Đúng vậy, còn gì đáng lo đáng sợ cho một minh quân muốn trị quốc, bình thiên hạ hay khởi nghĩa đuổi giặc xâm lăng ra khỏi bờ cõi bằng thiếu người tài giúp giập?
Ngoại giao lôi kéo và tranh thủ
Tác giả: Phạm Kỳ Đăng
KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết này của một Blogger. Xin đưa lên đẻ bạn đọc chia sẻ 😀
Giàn khoan Haiyang Shiyou 981 kéo vào sâu lãnh hải biển Đông vấp phải sự chống đối quyết liệt của người dân Việt Nam. Lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng và Nhà nước bị Trung quốc khóa chặt các huyệt trọng yếu, cứng họng một thời gian dài, chỉ có Bộ Ngoại giao lên tiếng phản đối kịp thời và kiên quyết nhất.
Giới am hiểu thời cuộc, cho rằng ngoại giao là kênh duy nhất để tranh đấu, „Kẻ yếu thì không có bao nhiêu vũ khí trong tay, ngoại trừ việc dựa vào ngoại giao và luật quốc tế“ – nhà nghiên cứu Carlyle Theyer bình luận. Các nước hầu như không can dự một lời, dẫu rằng Việt Nam đã ký hiệp ước đối tác chiến lược với 14 nhà nước gì đó, nhiều trong số đó cả cường quốc. Có điều Việt Nam, từ lâu khẳng định muốn hội nhập, đều không có tiếng nói tương thanh và những thiết chế tương ứng để giao lưu và liên thông với thế giới văn minh – dân chủ, thật vô lý cho đến hôm nay vấn cố duy trì sự lệch pha về tổ chức và nhân sự đối với các đối tác chiến lược còn lại, trừ Trung quốc. Tiếp tục đọc
Học giả Mỹ: Bài học vụ giàn khoan 981, quyết tâm có thể thắng sức mạnh
Bên có quyết tâm cao hơn vẫn có thể giành chiến thắng ngay cả khi là bên yếu hơn.
![]() |
Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam quyết tâm bám biển đến cùng và kiên trì các biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế đấu tranh với phía Trung Quốc. Ảnh: Chaobuoisang.net. |
Tiến sĩ Alexander L. Vuving, Phó giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á – Thái Bình Dương tại Honolulu ngày 27/7 có bài bình luận việc liệu có khả năng Trung Quốc đã lẩn tránh vấn đề Biển Đông qua vụ dịch chuyển giàn khoan 981 hay không bởi trả lời được câu hỏi này sẽ không chỉ làm sáng tỏ quyết tâm của Trung Quốc mà còn khám phá những bài học có giá trị về việc làm thế nào để đối phó với sự hung hăng của Bắc Kinh.
Khánh Ly lần đầu tiết lộ về chồng con
Tác giả: Sơn Hà
KD: Đọc bài này thấy kính trọng tư cách của bà, “người đàn bà hát” nhạc Trịnh tài danh. Không chỉ là tài năng, mà còn là phẩm cách. Rất chân thành, thành thực mà đầy trải nghiệm, không hề có kiểu đạo đức giả của một số nghệ sĩ vốn được tụng ca, luôn tỏ ra mình đạo đức, chuẩn mực, thứ chuẩn mực… hình thức!
——–
“Điều quan trọng với tôi là gia đình sau khi rời sân khấu. Gia tài cuối cùng của một người đàn bà chính là những đứa con. Chồng có thể bỏ mình vì một triệu lý do. Các con thì không” – danh ca Khánh Ly trải lòng riêng với VietNamNet trước đêm diễn 2/8 tại TT Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.
Tôi đã không có một tuổi thơ yên ấm
.Lần trở về Việt Nam cách đây vài tháng, những khán giả có mặt, trong đó có tôi cứ nghĩ rằng sự dang tay chào đón của mọi người sẽ khiến bà xúc động lắm. Họ tưởng tượng sẽ là một đêm nhạc đầy nước mắt của cả bà và khán giả. Nhưng thực tế, niềm hạnh phúc đã được bà giấu vào bên trong. Điều đó còn thể hiện trong các trang hồi ký của bà. Nhiều người bảo Khánh Ly là “người đàn bà thép”, bà nghĩ sao?
– Hát và viết đều là cách trải lòng ra. Với tôi chỉ có đầy, chưa bao giờ vơi. Và tôi mong ước được hát, được viết cho những người có một tấm lòng tử tế mà tôi đã gặp được trong suốt quãng đường dài tôi đã đi qua.
Vẫn còn đó những ngộ nhận đầy ác ý, tàn nhẫn và bất nhân. Nhưng đó là cuộc đời. Phải như thế. Phải như thế không thể khác được. Vừa ra khỏi lòng mẹ mọi người đều khóc mà. Tôi cũng không ngoại lệ.
Bà mê đọc sách và viết hồi ký? Vậy cuộc trở về Việt Nam lần trước đi qua những thành phố Hà Nội – Huế – Sài Gòn có được bà viết lại trong những trang cuộc đời của mình? Bà thường ghi lại những điều gì dành cho mình?
Bạn phải đăng nhập để bình luận.