Cười thấm thía…

Tác giả:

KD: Bạn bè iu quí gửi cho những câu chuyện này. Xin đưa lên Blog để bạn đọc chia sẻ  😛

 
Chó ở xứ văn minh
Đọc truyện cười, đôi khi không chỉ là để cười, để thư giãn. Mà có thể, đằng sau những mẩu chuyện ấy là một bài học, một thông điệp đến từ cuộc sống.
Câu chuyện thứ nhất
Một cậu học trò lớp ba viết rằng cậu muốn trở thành một diễn viên hài trong bài tập làm văn của mình. Thầy giáo Việt Nam phê: “Không có chí lớn”, còn thầy giáo người nước ngoài nói: “Thầy chúc em mang tiếng cười cho toàn thế giới”.
Là người lớn, chúng ta nên khuyến khích, cổ vũ hơn là đặt ra những yêu cầu quá cao đối với trẻ con. Hơn thế, chúng ta hãy mở rộng khái niệm thành công để trẻ con thoải mái tung đôi cánh ước mơ của mình

Tiếp tục đọc

Tranh Sexy về Nữ quân nhân Trung Quốc

Tác giả: Hồ Minh (Họa sĩ Trung Quốc)

KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài này, với những bức tranh dưới cái nhìn táo bạo, khỏe khoắn của một nữ họa sĩ TQ. Xin đưa lên để bạn đọc … thưởng thức  😛

————-

Dưới đây là một số bức tranh sexy về nữ quân nhân Trung Quốc của nữ Nghệ sĩ Trung Quốc Hồ Minh. Trong xã hội khắt khe Trung Quốc, việc miêu tả sinh hoạt của nữ quân nhân thường là điều cấm kỵ, nhưng cũng có những trường hợp ngoại lệ như các tranh của Hồ Minh. Cô là một nghệ sĩ Trung Quốc nổi tiếng thế giới nhờ một phong cách độc đáo; các bức tranh của cô thường thu hút sự chú ý của nhiều người. Phụ nữ trong tranh của cô vừa sexy, vừa mạnh mẽ .

Tiếp tục đọc

Bát mì của lòng tự trọng

Tác giả:

KD: Cảm ơn bạn bè iu quí gửi cho mình câu chuyện này, đọc thật cảm động. Xin đăng lên để bạn đoc thưởng thức trong những ngày lễ. Và biết đâu câu chuyện giúp cho chúng ta thêm nhũng suy nghĩ và ứng xử tử tế hơn trong đời sống, không phải chỉ với những người ruột thịt?  😀

Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách lạ, có thể đoán là một người cha và một người con. Người cha bị mù, người con trai đi bên cạnh ân cần dìu cha. Cậu con trai trạc mười tám, mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học, dường như cậu vẫn đang là một học sinh. Tiếp tục đọc

Sự trung thực của trí thức

Tác giả: Lê Đạt
.

KD: Xin đăng tiếp bài viết của nhà thơ Lê Đạt (khi ông còn sống), về phẩm chất của trí thức, nhất là thời nay.

———–
Theo nghĩa truyền thống, kẻ sĩ là một người có học. Còn học nên biết lẽ phải trái để “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Cái dũng của họ không phải cái dũng chém tướng đoạt thành mà là hệ quả của cái trí, nhằm làm sáng tỏ đạo thánh hiền. Đó là một công việc khó khăn, thậm chí nguy hiểm.

Ảnh Nhà thơ Lê Đạt

Không phải lúc nào cũng có một Chu Văn An trước sự lộng hành của đám sủng thần, dám dâng thất sớ và sau khi bị khước từ, kiên quyết từ quan về dạy học.

Tiếp tục đọc

Những đoản khúc Lê Đạt

Tác giả: Lê Đạt
Ông đã sống trọn một cuộc đời nhân văn nghệ thuật. Ông đã khép mắt lại, nhưng chúng ta ghi nhớ điều khác biệt ông đã chỉ ra: “Người quân tử dùng mắt để nhìn / Kẻ tiểu nhân dùng mắt để nhòm”.(PXN)
Mình thích câu kết này. Cái chữ “nhòm” nó quá thâm thúy   😀
————
Ảnh Phạm Xuân Nguyên. Nguồn: Trên mạng

Nhà thơ Lê Đạt tên thật là Đào Công Đạt, sinh năm 1929 tại Yên Bái, sống tại Hà Nội. Ông tham gia kháng chiến chống Pháp, tham gia phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm (1956 – 1958), bị “cấm bút” hơn ba mươi năm, trở lại đời sống văn học từ 1988, được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2006. Các tác phẩm: Bài thơ trên ghế đá (thơ, 1955), Bóng chữ (thơ, 1994), Ngó lời (thơ, 1991), Hèn đại nhân (tập truyện, 1994), U75 từ tình (thơ, 2007), Mi là người bình thường (tập truyện, 2007). Ông qua đời sáng 21/4/2008 tại bệnh viện Việt-Đức (Hà Nội).

 Bóng chữ còn in bóng người Tiếp tục đọc

Ký ức về những lần kiểm duyệt kịch Lưu Quang Vũ

Tác giả: Hà Linh
,
KD: Mình nhớ, dạo đó, Lưu Quang Vũ đã làm cả HN phát sốt lên về những vở kịch của anh. Đoàn kịch nào cũng chỉ dựng vở của LQV. 
.
Nhưng mình quý nhất một tính cách này của LQV. Mặc cho mọi lời đàm tiếu, dị nghị, thậm chí công kích, LQV không bao giờ lên tiếng tranh cãi cho mình, mà cứ lặng lẽ âm thầm sáng tạo. Một sức sáng tạo phi thường. cho đến giờ ở VN vẫn chưa có tác giả sân khấu nào sánh kịp.
————
Giá trị phát hiện và phơi bày thực trạng xã hội trong kịch Lưu Quang Vũ đã khiến các đạo diễn “trầy vi tróc vẩy” với những quy chụp nói xấu chế độ ở cái thời “ai cũng có quyền kiểm duyệt”.

NSND Phạm Thị Thành và NSƯT Hoàng Quân Tạo là hai đạo diễn gắn bó với kịch Lưu Quang Vũ. Phạm Thị Thành từng dựng 24 vở của anh, còn Hoàng Quân Tạo đã thắp đèn cho hàng chục sân khấu từ Bắc chí Nam với bộ ba Tôi và Chúng ta, Khoảnh khắc và vô tận, Quyền được hạnh phúc… 26 năm sau khi Lưu Quang Vũ qua đời, bằng những cách lưu giữ khác nhau, ký ức của họ về anh lại sống dậy.

luuquangvu-1345707846-480x0_1409271102.j

Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ (1948 – 1988).

Tiếp tục đọc

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong mắt cựu nhân viên ngoại giao Mỹ tại Sài Gòn

Tác giả: theo Nhật Quỳnh- Huy Hoàng (VOV.vn)

Giáo sư sử học Mỹ William Duiker từng là nhân viên ngoại giao Mỹ tại Sài Gòn vào những năm 1960 và đã viết nhiều cuốn sách về Việt Nam.

————

“Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhân tố chủ yếu tạo nên động lực, sự quyết tâm và thành công của phong trào cách mạng Việt Nam”. Đó là nhận xét của Giáo sư sử học Mỹ William Duiker trong cuộc trao đổi với phóng viên VOV thường trú tại Mỹ.

Giáo sư sử học Mỹ William Duiker

Giáo sư sử học Mỹ William Duiker

Giáo sư Duiker từng là nhân viên ngoại giao Mỹ tại Sài Gòn vào những năm 1960 và đã viết nhiều cuốn sách về Việt Nam như “Từ điển lịch sử Việt Nam”, “Việt Nam từ A đến Z”, “Giới thiệu Việt Nam: Đất nước, lịch sử và văn hóa”… Tiếp tục đọc

Lùm xùm” về di chúc Hồ Chí Minh

Tác giả: Võ Văn Tạo/ Quê Choa 

KD: Xin lỗi bạn đọc Blog Kim Dung/ Kỳ Duyên. Hai hôm nay chủ Blog đi nghỉ mát và hiện vẫn không có mặt ở HN. Do chủ quan, nghĩ rằng chỉ cần mang máy tính đi là vẫn có thể tiếp tục cập nhật bài vở. Không ngờ, mạng IT ở nơi nghỉ mát chập choạng quá nên không thể cập nhật kịp thời bài vở được. Mong bạn đọc xa gần thông cảm và thứ lỗi

Tối nay, 10 giờ, mới có thể mở mạng để đọc tin tức. Nên tranh thủ đưa bài lên buổi tối vậy  😀   Đã xa Hà Nội, lại xa luôn cả thông tin, thấy mình hệt ở “U tì quốc”  😛

Đọc được bài này của nhà báo Võ Văn Tạo ở Quê Choa, và cả Blog Hiệu Minh với lời thách đố của lão Cua, thấy buồn cười quá. Dù không vào Đảng, thì mình luôn là người trung thực, và đàng hoàng mà.

Nhất định, rồi lịch sử sẽ rất công bằng. “Cái gì của  Xêda phải trả lại cho Xêda”.

Và có khi sự đóng đinh câu rút cũng là số mệnh, thì sao?  😛

—————–

Hình lấy từ bachochohue.com
.
Lời bình của Huy Đức:Chỉ khi nào Hồ Chí Minh được nói đến như một nhân vật lịch sử (có đúng, có sai; có mặt sau, có mặt trước của “tấm huân chương”) thay vì như một đấng toàn năng thì Việt Nam mới thoát ra khỏi tình trạng cựa quậy trong đống dây nhợ của quá khứ, rũ bỏ những sai lầm, lựa chọn một con đường khôn ngoan để mưu cầu một tương lai sáng sủa hơn cho dân tộc.  Gần đến ngày 2-9-2014, trong lúc cuộc vận động học tập tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh do ĐCSVN phát động đang ráo riết, cũng là gần đến 2-9 – ngày HCM qua đời (trùng Quốc khánh), báo điện tử Vnexpress (từng tuyên bố dẫn đầu lượng người truy cập báo quốc doanh) ngày 30-8-2014 đăng bài: “Vì sao 20 năm mới công bố ngày mất Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Tiếp tục đọc

Chuỗi ngọc

 Tác giả: Hà Thành

 KD: Đây là bài thơ của một người bạn gửi mình, khi bạn đã ở xa, rất xa. Hà Thành là bút danh, không phải tên thật. Hà Thành cũng là tác giả của bài Em trong vũ hội. Bạn có nói bạn không biết làm thơ nhưng thích viết cho mình. Cần gì nhiều. Bởi tình bạn đặc biệt của mình một thời tuổi trẻ đã đầy chất thơ. Nó quá đẹp. Vì sự lãng mạn, và đồng cảm, tri âm tri kỷ lạ lùng. Các bạn gái của mình, đôi khi bảo, ghen tỵ quá cơ  😀

Cảm ơn anh đã chia sẻ cùng em một thời tuổi trẻ tuyệt vời. Mãi mãi…   

————–

Đọc thêm:   https://kimdunghn.wordpress.com/2013/09/23/em-trong-vu-hoi-3/

 Ảnh chỉ mang tính minh họa.

                 chuoi ngoc1a Nguời ta kiềng vàng chuỗi ngọc

                 Quanh cổ trắng ngần

                 Em tôi chỉ có chuỗi cười

                 Nở tự đôi môi

                 giòn tan xa gần

 

                 Trong vắt

                 Như tình em vô cùng

                 Như tình anh ăm ắp

                 Tháng năm    Tiếp tục đọc

Tiền thật- chất ảo và sự bí mật… công khai!

Tác giả: Kỳ Duyên (bản gốc)

Câu chuyện tiền thật- chất lượng ảo, lại tiếp diễn ở một vụ việc khác gây xôn xao xã hội. Sau sự xôn xao về người lớn, giờ là sự xôn xao cho con trẻ.

—————

IXã hội đang ồn ào về vụ Minh “sâm”- ông trùm giang hồ xã hội đen đất Kinh Bắc vừa bị cơ quan chức năng bắt vì một loạt hành vi phạm tội. Mối thắt nút của vụ việc hình sự đầy kịch tính này khiến cho dư luận đàm tiếu và không kém phần hài hước là ở chỗ, ông trùm giang hồ kiêm đại gia, từng được ca ngợi bởi những hoạt động dân sinh xã hội bề nổi che mắt thiên hạ.

Doanh nghiệp Minh “sâm” từng được công nhận là “tập thể lao động xuất sắc” của tỉnh Bắc Ninh. Thậm chí Minh “sâm” từng được vinh danh là 01 trong 1000 doanh nhân tiêu biểu của cả nước trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Mới hay, trong đời sống nhiễu nhương này, có rất nhiều giá trị đang bị rối loạn, lập lờ trắng đen. Tiền thật mà chất ảo.

Thật ra, cái sự tiền thật- chất ảo không hề hiếm hoi. Dù đôi khi nó gây bất ngờ. Tiếp tục đọc