Vụ giết người trong xe ô tô: Vì sao Phó ban tổ chức quận ủy bị bắt?

Tác giả: Hoàng Sang- Tuyết Nhung

Cơ quan CSĐT cho biết, ông Lê Trung Kiên (phó Ban tổ chức Quận ủy Cầu Giấy) chính là người giới thiệu nhóm giang hồ cho bạn mình.

Liên quan đến vụ giết người trong xe ô tô trên đường Phạm Văn Đồng ngày 5/8, sáng 11/8, Quận ủy Cầu Giấy (Hà Nội) đã ra quyết định tạm đình chỉ sinh hoạt Đảng với ông Lê Trung Kiên, Phó ban tổ chức Quận ủy.Tới nay, liên quan đến vụ ông Kiều Hồng Thành bị đâm chết, cơ quan công an đã tiến hành bắt giữ 5 đối tượng: Nguyễn Quốc Văn (54 tuổi, trú tại phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư xây dựng thương mại tổng hợp và kinh doanh BĐS), ông Lê Trung Kiên (SN 1971, trú tại đường Nguyễn Khang, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, phó Trưởng ban tổ chức Quận ủy Cầu Giấy), Nguyễn Kim Bình (43 tuổi), Hoàng Anh Tuấn (34 tuổi) và Lê Hồng Thuận (22 tuổi).

Tiếp tục đọc

Đào được mặc “nội y”, bán gần 200 nghìn/quả

Tác giả:
.
KD: Bạn bè iu quí gửi cho cái này mà mình cười rũ. Chắc là chàng bạn cũng mua rồi nên PR đây mà  😀
Mời các bạn đọc thưởng thức    😛
————–
Đào được mặc “nội y”, bán gần 200 nghìn/quả
 
Nhiều blogger trên mạng xã hội Weido của Trung Quốc đang truyền nhau bộ ảnh chụp những quả đào được mặc “quần lót” gây xôn xao trên internet.
 
Mỗi hộp chứa 9 quả đào mặc quần lót với giá 498 nhân dân tệ (tương đương 79 USD)
All laced up: Owner Yao Yuan says he came up with the novel idea to flog his fruit after discovering the similarities between peaches and women's bottoms

Tiếp tục đọc

Bữa ăn tàn độc và sự báo oán cuộc đời

Tác giả: theo ANTĐ

KD: Mình thích bài này, đăng lên  để hy vọng bạn đọc chia sẻ.  Mỗi chúng ta gắng hạn chế cái sự ham thích những món ăn động vật hoang dã, vừa là bảo vệ rừng, vừa là bảo vệ mình. Nhìn các giống loài bị săn bắn, bị giết,  nhiều khi thấy lòng đau đớn vô cùng, thương chúng lắm   😦

——

Những tin mới làm nhiều người quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ môi trường sống phải rùng mình. Sau đại dịch HIV, chúng ta đã chứng kiến dịch SARS và bây giờ là đại dịch virus Ebola.

Tất cả đều có nguồn gốc từ động vật hoang dã và sự lây lan của nó cũng khởi đầu từ việc săn bắt và sử dụng động vật hoang dã làm thực phẩm. Tính đến thời điểm này, tức là chỉ 4 tháng trôi qua kể từ khi dịch Ebola được phát hiện, virus này đã lan tới 4 nước Tây Phi, bao gồm: Guinea, Liberia, Sierra và Nigeria, với số người nhiễm bệnh lên đến hơn 1900 người và số người tử vong là hơn 900 người.

Tiếp tục đọc

Lãnh đạo chính trị và phê bình văn nghệ

Tác giả: Trần Đĩnh

Trích hồi ký Đèn Cù (theo Văn Việt)
Trần Đĩnh, nhà báo, nhà văn, dịch giả. Đã viết (chỉ kể từ 1960): Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiểu sử chính thức đầu tiên của Hồ Chí Minh, tháng 5-1960, Trong xà lim án chém, các hồi ký của Phạm Hùng, Lê Văn Lương; Gặp Bác ở Paris của Bùi Lâm, Bất khuất (hồi ký tù Côn Đảo của Nguyễn Đức Thuận). Hai truyện vừa cho Nhà xuất bản Phụ nữ năm 1976, 1977.

Các tiểu thuyết đã dịch: Rebecca của Daphne du Maurier, Nụ hôn của ngọn gió đêm (The kiss of the night wind của Janelle Taylor), Người chìa khóa (The keylock man của Louis Lamour, Đời tỉ phú (Le Grec), Đồng tiền thấm máu (Out của Pierre Rey), Linh Sơn của Cao Hành Kiện (dịch từ tiếng Pháp), Máu lạnh (In cold blood của Truman Capote, Những con chim hồng hộc (The wild swans của Trương Nhung), Bồ câu cô đơn (Lonesome Dove của Larry McMurtry, Ngầm (Underground của Haruki Murakami), cùng khỏang hai chục tiểu thuyết khác nữa. Sách thường dịch từ tiếng Anh, tiếng Pháp, trừ quyển Vòm không của lịch sử, tiểu thuyết bằng tiếng Trung Quốc.

Tiếp tục đọc

“ÐÈN CÙ” của Trần Đĩnh (tự truyện của người từng viết tiểu sử HCM)

Tác giả: Ngô Nhân Dụng

KD: Khi đọc bài viết này, mới ở đầu đề, mình giật mình- “người quen cũ”. Ông Trần Đĩnh  là một cây bút phóng sự nổi tiếng ở Báo ND. Khi đó mình còn rất trẻ, và gọi ông bằng chú, xưng cháu. Những năm đó, mình chỉ biết, chú Trần Đĩnh, cùng với chú Chính Yên, cũng là một cây phóng sự nổi tiếng khác của báo. Báo ND khi đó thực sự có tầm của một tờ báo lớn, có những cây bút đàn anh, rất giỏi, thạo ngoại ngữ, dù học vấn đào tạo ban đầu không phải cao. Phần lớn họ đều tự học mà nên. Chú Trần Đĩnh có một bài viết về bèo hoa dâu mà mình trầm trồ, vì văn phong viết hay và tinh tế vô cùng.

Chú Chính Yên đã mất. Khi mất cũng rất tội. Đi xuống đơn vị bộ đội nào, chú CY cũng chỉ yêu cầu được cho ăn no, vì lúc đó  rất đói, mà chú lại ăn rất khỏe. Tính tình chú CY rất vui vẻ, khoáng đạt, hay pha trò. Nhưng hai người, Trần Đĩnh , Chính Yên đều có số phận trầm luân, khổ ải lắm. Khi đó, mình còn quá trẻ để hiểu chuyện gì đã xảy ra. Chỉ biết cả hai người bị kỷ luật, do quan điểm “thân LX” gì đó. Có lần, khi đọc cuốn Nguyễn Đức Thuận, mình thấy cảnh tra tấn của nhà tù thật kinh khủng, và gặp chú, mình có hỏi, chú cười rất tươi, đôi mắt xếch rất tinh nghịch và bảo: Đó là tiểu thuyết hiện thực XHCN mà cháu! Mình vẫn không hiểu hết ý tứ của câu đó là gì.

Dạo đó, ở một tờ báo chính trị, mà bị kết tội về quan điểm thì cực vô cùng, cô đơn vô cùng, vì ai cũng sợ và xa lánh. Chú TĐ cũng không tránh khỏi số phận này. Mình là con bé con, thương người một cách bản năng. Thấy ai khổ mình không chịu được, là chia sẻ, ái ngại, cảm thông. Thấy mọi người xa lánh chú, vì sợ và vì cũng có không ít kẻ cơ hội, vụ lợi.., mình thấy rất ái ngại, và thương xót, một cây bút viết báo tài năng, nên mình vẫn hay trò chuyện, nói chuyện với chú. Mình không chịu nổi khi thấy người khác khổ sở, đau khổ. Khổ thế  😀

Chú Trần Đĩnh có lần gặp mình, cười, mắt rất tinh nghịch bảo: “Cái KD có đôi mắt của con nai, lúc nào cũng ngơ ngác, đến là hay”. Đúng là mình khi đó rất ngây thơ, và cho đến giờ khi tiếp xúc đám đông vẫn không hết “ngơ ngác, ngu ngơ”, dù cả đời làm báo đi cơ sở không ít, lăn lộn cũng kinh khủng  😀    . Nhưng có lẽ mình vẫn không sao học được thói đời giả dối, vụ lợi, tham lam, cơ hội bẩn thỉu. Dù viết báo thì ai cũng bảo là… sắc sảo, đáo để. Hị..hị..   😛

Nay, bất ngờ “gặp lại” chú Trần Đĩnh, ở tác phẩm này. Mình không rõ quan điểm của chú Trần Đĩnh là gì. Khi quá khứ của chú có bao điều đau khổ, phức tạp, vì chính trị là vậy. Và mình nghĩ, một cuốn sách viết của một cá nhân, dẫu sao cũng mang nhãn quan cá nhân của người đó, có tầm nhìn khách quan hay hạn hẹp lịch sử, cũng là điều dễ hiểu. Nay xin đăng lại bài viết giới thiệu về cuốn sách của chú TĐ, một nhà báo, nhà văn  rất tài hoa mà mình biết khi còn là một cô bé ở báo ND.

Thành ngữ VN có những câu tổng kết rất hay, nhưng cũng phải chọn lựa: Ví như “Lời nói không mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Rồi lại “Lời nói, đọi máu”. Rồi “Nói phải, củ cải cũng nghe”.

Mình thích câu cuối cùng “Nói phải, củ cải cũng nghe”

————

Quý vị phải lắng yên nghe bài Đèn Cù. Tự mình hát lên, hát cho thấm thía vào lòng, cho những câu dân ca văng vẳng trong đầu trong khi đọc Đèn Cù của Trần Đĩnh. Khen ai khéo vẽ (ối a) đèn cù. Voi giấy (ối a) ngựa giấy, tít mù nó chạy vòng quanh… Voi giấy (ối a) ngựa giấy, vòng quanh nó chạy tít mù. Đèn Cù, cũng gọi là đèn kéo quân, là một trong số đèn Trung Thu, đồ chơi cho trẻ em và cho cả người lớn. Tiếp tục đọc

Luận bàn về kỹ nữ (II)

Tác giả: Huy Minh (tiếp theo)

 Trung Quốc trong chế độ phong kiến, tinh thần trọng nam khinh nữ, chế độ gia trưởng lấy phụ quyền làm trung tâm truyền từ đời này sang đời khác, cha mẹ đối với con cái, gia trưởng đối với vợ nô lệ có quyền rất lớn, cho sống cho chết, cho hay thu hồi lại của cải là tùy.

>Đọc thêm: > Luận bàn về kỹ nữ (Kỳ 1)

4. Trung Quốc dưới thời phong kiến, gia lễ bó buộc phụ nữ rất nghiêm. Đàn bà trong gia đình bị chồng quản thúc, không có quyền hành. “Tam cương ngũ thường”, “tam tòng tứ đức” là quy phạm xã hội cơ bản thời đó. Suốt đời người đàn bà tuyệt đối phục tùng quyền lực của đàn ông, thậm chí khi chồng chết, đàn bà cũng phải hiến dâng cuộc sống để tiếp tục trung thành với chồng, xuống âm ty tiếp tục làm thê thiếp. Trong xã hội nô lệ Trung Quốc, khi quân vương quý tộc chết, việc dùng người sống tuẫn táng quy mô lớn khủng khiếp, chủ yếu là cơ thiếp của thiên tử và quý tộc.

Bức tranh “Sự ra đời của thần Vệ nữ” của Adolphe Bouguereau, 1879, kích thước 300x218cm, lưu trữ tại bảo tàng Musée d’Orsay, Paris

Tiếp tục đọc

Luận bàn về kỹ nữ (I)

Tác giả: Huy Minh
.
KD: VN mình được cái tài “bắt chước” . Thấy người ăn khoai cũng vác mai đi đào.
.
Trong khi XH thì lộn xộn, vô pháp luật. Từ người dân đến quan chức giẫm đạp lên pháp luật ngang nhiên. Mà không hiểu muốn bắt chước họ thì nền tảng văn hóa, an ninh XH cũng phải đạt trình độ rất văn minh, nhất là một vấn đề quá nhạy cảm như “hợp pháp hóa mại dâm”.
.
XH đã quá nhiều tệ nạn, nay lại “hợp pháp hóa mại dâm” nhân danh để quản lý cho dễ, thì chỉ bằng đưa thêm một thứ tệ nạn XH khác vào mà thôi.
.
Trong khi có quá nhiều vấn đề bất ổn khác mà XH phải giải quyết, chưa ra đâu vào đâu, thì lại say sưa đuổi theo mấy cô bán dâm và mấy ông mua dâm, tranh cãi bênh vực với đủ thứ ngôn từ…”văn hóa”. Chán cho kiểu tư duy học đòi!  😦
—————–

Có người nói, lịch sử chế độ đĩ điếm cũng lâu dài như lịch sử xã hội loài người. Cách nói này chưa thực chuẩn, mà lịch sử chế độ đĩ điếm cũng lâu dài như chế độ một chồng một vợ.

Tại diễn đàn Quốc hội, đại biểu Đỗ Văn Đương – Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp cho rằng, muốn giải quyết triệt để vấn đề mại dâm thì giải pháp gốc rễ là phải xem xét công khai hóa việc mua dâm, coi đây như một hình thức được pháp luật thừa nhận. Ông nói: “Đây là một quy luật muôn thuở của xã hội. Đã nhiều lần tôi đặt vấn đề này và cho rằng, Nhà nước cần phải hợp thức hóa mại dâm để có thể dễ dàng quản lý. Một mặt vừa có thể thu tiền về ngân sách cho Nhà nước, gắn với phát triển du lịch, vừa có thể bảo vệ cả người mua dâm và bán dâm khỏi bệnh tật”. Tiếp tục đọc

Khi ông Thăng nói “thanh tra giao thông tê liệt“

Tác giả: Lê Thanh Phong (LĐ Online)

Công an tỉnh Phú Thọ đã bắt 5 đối tượng có hành vi đưa và nhận hối lộ để “thông đường” cho xe vận tải vượt quá tải trọng đi qua địa bàn Phú Thọ. Mỗi xe đi qua đường cao tốc đều chi cho bảo vệ các chốt cầu đường từ 300.000-1.000.000 đồng. Chi tiền nhưng chủ doanh nghiệp vẫn lời to, vì mỗi xe chở từ 50 – 65 tấn, trong khi trọng tải cho phép chỉ 15 tấn/xe.

(nguồn ảnh: Interner)

(nguồn ảnh: Interner)

Đã từng có những tranh cãi rằng có hay không bảo kê cho xe quá tải hoạt động. Tại cuộc họp thường trực Ủy ban An toàn giao thông quốc gia ngày 1.8, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng phát biểu: “Tôi xin báo cáo với anh Hà (Trần Sơn Hà – Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ, Đường sắt), chỉ cần một lực lượng bảo kê, dẫn đường là cả đoàn xe ung dung đi, cả chính quyền và lực lượng công an, thanh tra giao thông tê liệt, không làm được gì. Cả đoàn xe cả trăm chiếc được chụp ảnh lại, có biển số xe, có phù hiệu hẳn hoi mà các anh vẫn bảo là không có, không biết gì? “Xã hội đen” hay không “xã hội đen” thì xin Bộ Công an cho ý kiến”.

Tiếp tục đọc

Danh chính thì ngôn mới thuận

Tác giả: Gia Minh

KD: “Mong sao rồi đây ở nước ta, khi một quan chức trở thành đại biểu Quốc hội thì họ sẽ phải giã từ chính quyền để toàn tâm, toàn ý trong vai trò quan trọng vừa được người dân tin cậy trao cho. Và khi ấy tiếng nói của họ mới độc lập, mới có trọng lượng vì đó là tiếng nói của người dân, mới không cần vay mượn của người khác, mới không phát biểu cho nhóm lợi ích nào cả” (Gia Minh).

Thực ra thì thể chế nào, QH ấy. QH nào thì nghị sĩ ấy! Thế nên nói ĐBQH đại diện cho tiếng nói nhân dân, nhưng thực tế các vị “nợ dân” nhiều lắm!

————-

Mới đây các báo đăng lại ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng rằng “có những phiên thảo luận của Quốc hội, người phát biểu không biết là nói ý của mình hay ý của ai, có đại biểu còn phát biểu bài của người khác, như thế là không nghiêm túc”. Nhận xét của người đứng đầu cơ quan lập pháp được nhiều người chia sẻ.

Như ông Lê Văn Cuông, nguyên đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, còn đi xa hơn khi cho rằng đây là một tình trạng nguy hiểm trong hoạt động Quốc hội, đại biểu bị dẫn dắt, chi phối của các nhóm lợi ích, các thế lực nào đó mà không nói lên tiếng nói của mình, không nói lên tiếng nói và nguyện vọng của cử tri mà lại “phát biểu bài của người khác”.

Tiếp tục đọc

Chiến dịch chống tham nhũng của TQ: Điểm mặt những ‘con hổ’ quyền lực TQ sa lưới

Tác giả: An Đỗ- Thụy Điển

KD: Trong khi Việt Nam mình, quan chức lao động đến….” thối  cả móng  tay”?   😀

——–

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2014, TQ đã tiến hành điều tra 25.000 người. Con số này tăng trung bình 14% mỗi năm. Trong đó, đã có 182.000 quan chức bị trừng phạt, tăng 13,3% mỗi năm.

Chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều “con ruồi” thuộc giới truyền thông nước này đã bị bắt. Mới đây nhất, ngày 30/7 vừa qua, giám đốc kênh phim tài liệu CCTV9 của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) Lưu Văn vừa bị bắt giữ vì tình nghi tham nhũng. Theo China Daily,a Kiểm toán nhà nước phát hiện những sai trái về tài chính của ông Lưu trong vấn đề quảng cáo và thuê tư liệu từ đối tác.

Ông Lưu là lãnh đạo CCTV thứ hai bị bắt trong chiến dịch chống tham nhũng trên diện rộng do Chủ tịch TQ Tập Cận Bình khởi xướng. Trước đó, tháng 5/2014, Quách Chấn Tỉ, người đứng đầu kênh tin tức tài chính CCTV2  đã bị bắt do tình nghi tham nhũng.

Tiếp tục đọc