Ông Đang

Tác giả: Phạm Xuân Nguyên/ Quê Choa

Mỗi số phận chứa một phần lịch sử

(E. Evtushenko)

Ảnh bên:Bức ảnh này nhà báo Xuân Ba vừa gửi cho, trong đó gồm ảnh: nhà văn Phùng Quán (đứng), nhà văn hóa Nguyễn Hữu Đang (ngồi) trong buổi Phùng tiên sinh tổ chức mừng thọ 80 cho bác Đang năm 1992 tại nhà Phùng, phần bút tích bác Quán tặng Xuân Ba, và chính bác ấy chép lại bài thơ viết về Nguyễn Hữu Đang. ( Theo blog Nguyễn Thông)

  1. Họp mặt cuối năm tạp chí Tia Sáng, vừa thấy tôi ló mặt vào hội trường Bộ Khoa học và Công Nghệ, ông Lê Đạt vẫy lại nói: “Anh Đang mất rồi, Nguyên”. 

Tiếp tục đọc

Thái độ ứng xử của trí thức

Tác giả: Lê Thanh Phong

KD: Chưa rõ vụ này, sai đúng đến đâu nhưng bước đầu, GS Nguyễn Đăng Hưng có những điều bất lợi: 1) Trường ĐH TĐT “đá” trên sân nhà.  2) Trong sự phát ngôn, GS Nguyễn Đăng Hưng không nên có sự khái quát kiểu “chính trị hóa” cho nhà trường, thể hiện sự suy diễn và ngạo mạn của GS. Cái mất nhiều hơn cái được.

Việc bảo vệ lẽ phải của mỗi phía chỉ có thể căn cứ trên hợp đồng ký kết hai bên, căn cứ trên pháp luật VN. Và dựa vào sự khiêm nhường, thái độ văn hóa, biết kiềm chế. Giả dụ, GS có thua, thì XH cũng vẫn tôn trọng

Vụ Trường Đại học Tôn Đức Thắng kiện GS Nguyễn Đăng Hưng thu hút sự chú ý của dư luận và đặc biệt là giới khoa học. Trong hợp đồng hai bên đã ký kết, có một nội dung mà GS Nguyễn Đăng Hưng có trách nhiệm triển khai: “Lên kế hoạch với sự hỗ trợ nhân sự và tài chính của Đại học Tôn Đức Thắng, xây dựng một tạp chí khoa học bằng tiếng Anh với mục tiêu được cộng đồng quốc tế công nhận theo tiêu chuẩn ISI (Institute for Scientific Information) trong tương lai. Củng cố và đào tạo nhân lực có thể vận hành và đảm đương việc thẩm định bài vở cho tạp chí” .

Theo đơn kiện của Đại học Tôn Đức Thắng, sau khi thực hiện tạp chí APJCEN với vai trò tổng biên tập, GS Hưng đã gạt bỏ vai trò sáng lập của trường. Đây cũng là điểm mấu chốt của vụ kiện, TAND quận 9 (TPHCM) thụ lý vụ án. Đúng, sai sẽ có tòa phân xử, ở đây xin được bàn đến nội dung khác. Tiếp tục đọc

Có phải tất cả các cháu nghi “mất tích” ở chùa Bồ Đề đã được tìm thấy?

Tác giả: Theo CA t/p HCM

KD: Câu hỏi của báo CAt/p HCM và nội dung bài viết đặt ra cho thấy, rõ ràng, việc điều tra sự “mất tích” của 11 em bé chùa Bồ Đề đòi hỏi có sự công phu, tận tâm tận lực thật sự của cơ quan chức năng. Và đây cũng là đòi hỏi của xã hội trước những câu trả lời chưa mấy thuyết phục dư luận

———

 Ngày 12-8-2014, đại diện một số ban ngành của Hà Nội cho biết, bước đầu xác định không có chuyện “mất tích” 11 đứa trẻ ở chùa Bồ Đề, như đơn đề nghị điều tra của một nhóm thiện nguyện. Phần lớn các cháu này đều đã được mẹ đẻ đưa về nuôi. Trả lời báo chí, các ban ngành khẳng định cơ quan chức năng đã làm sáng tỏ về 11 trường hợp này. Theo đó có 10 cháu được gia đình bố mẹ đẻ đón về hoặc đang sống cùng mẹ đẻ, người thân; 1 cháu được nhận làm con nuôi. Điều tra bước đầu cho thấy không có chuyện mua bán đối với 11 cháu bé này. Theo cơ quan chức năng, khi các cháu này được nhận vào chùa Bồ Đề, nhà chùa đều đã đăng ký tạm trú với chính quyền địa phương.

>> Vụ buôn bán trẻ em ở chùa Bồ Đề: Sự thật khủng khiếp về những giấy chứng sinh

Phóng viên làm việc với gia đình ông Tháng

Làm việc với PV Báo CATP, chị Nguyễn Thị Bích Ngọc, đại diện nhóm thiện nguyện làm đơn yêu cầu điều tra về sự “mất tích” của các cháu, đã chỉ ra những điều bất thường trong kết luận được các cơ quan chức năng công bố.

Cụ thể, chị Ngọc và nhóm của mình đề nghị cơ quan chức năng xác minh các cháu: Tùng Anh (gọi là Khoai, vào chùa Bồ Đề năm 2007), Việt Anh (vào chùa năm 2007), Minh Anh (năm 2007 được gần 1 tuổi), Duy Anh (vào chùa năm 2009), Bảo Anh (vào chùa năm 2009), Mai Anh (vào chùa năm 2009), Vi Anh (vào chùa năm 2009), Huy Anh (vào chùa năm 2012), Cù Triều Anh (vào chùa năm 2010), Tuấn Anh (vào chùa năm 2007), Cù Hoàng Anh (vào chùa năm 2010). Tiếp tục đọc

Nơm nớp sống trong nỗi lo.. bị lộ

Tác giả: Bùi Hoàng Tám

KD: Cái thời quan chức sai phạm, rồi lại tiếp tục thăng chức, cho dù mười mươi sai phạm, mà không tổ chức nào dám động đến cái… lông chân, rồi sẽ phải qua. Bởi đó là sản phẩm tâm lý xã hội của thời phong kiến, quan lại, mất dân chủ, và pháp luật chả là cái “đinh gỉ gì”.

Hiện thời pháp luật nước Việt cũng còn bị bịt mắt bởi… nhiều thứ, nhưng thế giới phẳng, và áp lực công luận, áp lực dư luận báo chí, sẽ dẫn đến hiệu lực tâm lý không nhỏ, để Đảng, c/q không thể làm ngơ trước những sai trái của  các quan chức. Bởi nếu nương nhẹ cho những sâu mọt, thì điều đó, chỉ góp phần tăng sự đục khoét và làm suy yếu đất nước, vốn đã và đang đứng trước nhiều cam go

Và nhìn ra các quốc gia văn minh, phát triển kinh tế- XH, một chính khách về hưu vẫn có thể bị bắt, có thể bị truy tố trước pháp luật, bởi ở đó, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Sự hành xử sòng phẳng của quốc gia khiến người dân biết tôn trọng luật pháp, biết tin tưởng ở chính quyền của họ.

Đó là mất trước đươc sau của một quốc gia.Nhưng là cái được lâu dài

Và ngược lại, là được trước mất sau . Cũng là cái mất lâu dài, mất niềm tin…

——-

Hi vọng từ đây, thời “hạ cánh” đã không còn “an toàn” cho những ai cố tình làm sai trái, tham ô, tham nhũng, tiêu cực… Họ sẽ không còn yên ổn hưởng tuổi già mà suốt đời nơm nớp sống trong nỗi lo… bị lộ.
 
(Minh họa: Ngọc Diệp)
(Minh họa: Ngọc Diệp)

Được “hạ cánh an toàn” không chỉ là tâm tư, nguyện vọng mà còn là một mục tiêu sống một thời.

Những năm sau này, do đặc tính giàu tình cảm của dân tộc Việt Nam ta, một số ít cán bộ không may mắc khuyết điểm cũng được “xuê xoa”, thậm chí xí xóa, bỏ qua… Tiếp tục đọc

Phạt 207 triệu, đình bản báo điện tử Tri Thức Trẻ

Tác giả: Minh Sơn

KD: Mình nghĩ, đây là cách làm báo rất thiếu chuyên nghiệp, độ nhạy cảm chính trị lẫn văn hóa báo chí lại rất mơ hồ, cảm tính, thành ra xúc phạm vùng miền, và xúc phạm phụ nữ

Phạt 207 triệu, đình bản báo điện tử Tri Thức Trẻ

Sáng 15/8, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Trương Minh Tuấn đã ký quyết định số 1171/QĐ-BTTTT đình bản báo điện tử Tri Thức Trẻ 3 tháng. Cùng ngày, chánh thanh tra Bộ Thông tin Truyền thông ký quyết định xử phạt báo Tri Thức Trẻ 207 triệu đồng.

Trước đó, chiều 14/8 thứ trưởng Trương Minh Tuấn đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp với Thanh tra Bộ TT&TT, Cục báo chí, Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử xem xét sai phạm của báo điện tử Tri Thức Trẻ liên quan đến bài viết “Gái miền Tây và 3 chữ “N” nổi danh thiên hạ” đăng trên báo điện tử Tri Thức Trẻ vào ngày 12/8.

Tiếp tục đọc

Bí mật chưa từng tiết lộ: Napoleon và những cuộc tình đẫm nước mắt

Tác giả: theo Phunutoday

Hoàng đế, thiên tài quân sự kiệt xuất của nước Pháp mang trong mình trái tim yêu mãnh liệt nhưng những cuộc tình của ông lại nhiều đau thương và thấm đẫm nước mắt.

Đọc thêm: ›› Ly kỳ mối tình đầu của Napoleon

Mối tình đầu: Tình yêu không được đáp lại

Eugenie Clary, người sau này là hoàng hậu Thụy Điển, thường được coi là mối tình đầu của Napoleon, nhưng thực ra trước đó ông đã một lần yêu và thất bại.

Bí mật chưa từng tiết lộ: Napoleon và những cuộc tình đẫm nước mắt 1
Napoleon Bonaparte, vị tướng thiên tài, người tình cuồng nhiệt

Đó là khi Napoleon 16 tuổi, mang quân hàm thiếu úy pháo binh. Chàng quen và yêu Caroline, một cô gái không quá xinh đẹp nhưng đáng yêu, khiến trái tim trai trẻ của chàng thiếu úy lúc nào cũng sôi sục. Nhưng chẳng bao lâu, chàng nhận ra tình cảm gần như chỉ có từ một phía, còn Caroline chẳng mấy thiết tha. Thấy không thể mãi “cố đấm ăn xôi”, Napoleon quyết định chấm dứt, như lời chàng viết cho Caroline: “Em không hề có trong tim mình mối tình si giống như anh dành cho em. Vì vậy anh xin làm kẻ lầm lũi thu hồi lại tình cảm của mình”.

Tiếp tục đọc

Tướng công an: “Bộ Tư pháp có dám nhận quản lý trại giam không?”

Tác giả: Viết Cường

Về đề xuất nên chuyển trại tam giam, nhà tạm giữ cho Bộ Tư pháp quản lý, Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng đó là hướng suy nghĩ hợp lý.

Mới đây, ông Vũ Đức Khiển, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội trong một cuộc trao đổi với phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã đưa ra kiến nghị nên chuyển việc quản lý trại tạm giam, nhà tạm giữ sang cho một đơn vị khác thay cho công an, cụ thể là Bộ Tư pháp.

Ông Khiển lo ngại điều này bởi thời gian gần đây, ông thấy rằng nạn ép cung, nhục hình với nghi phạm, bị can dường như có xu hướng gia tăng. Ông Khiển giải thích rằng, trong các trại tạm giam của ta chỉ có nghi phạm, bị can với công an nên chuyện công an làm gì khó có thể kiểm soát.

Tiếp tục đọc

Bài văn tả bạn gái ‘ngon, điện nước đầy đủ’ chấn động mạng

Tác giả: Ma Kết

KD: Bài báo này viết đâu có … kém những bài văn   😛

“Tóm lại nhỏ đẹp và điện nước đầy đủ. “Ngon” là từ mà em sẽ nói về nhỏ, em hi vọng nhỏ sẽ là mẹ của các con em sau này”, nam sinh này viết.

Ngày 12/8, một bài văn ngắn, được chia sẻ lên diễn đàn dành cho giới trẻ với tựa đề Bài văn của bạn mình, cô giáo xem xong trả lại không thèm chấm điểm luôn, do thành viên có nickname O.E đăng tải, nhanh chóng thu hút sự quan tâm của người xem.

Bài văn tả bạn gái 'ngon, điện nước đầy đủ' chấn động mạng
Bài văn khiến dân tình choáng váng.

Tiếp tục đọc

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Ông Trần Thọ Đạt bị tố nhiều lần đi nước ngoài không phép

Tác giả: Hoàng Linh

KD: Các cụ Người Cao tuổi chiến đấu không mệt mỏi, không hề thua kém bọn trẻ, thậm chí còn … hăng hơn nhiều   😀

———

Tiếp theo những sai phạm nghiêm trọng của ông Trần Thọ Đạt, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (ĐHKTQD), mới đây Báo Người cao tuổi lại nhận được đơn tố cáo của ông Tạ Hoàng Tinh Băng, chuyên viên hiện đang công tác tại trường. Trong đơn ông Băng phản ánh ông Trần Thọ Đạt nhiều lần tự ý đi nước ngoài không xin phép, thậm chí không ít chuyến ông Đạt còn sang cả nước thứ ba. Xác minh qua nguồn tin đáng tin cậy, phản ánh nói trên là có cơ sở, với lịch bay liên tục mang tên ông Trần Thọ Đạt…

 Đơn gửi đi nhiều nơi, trong đó có Báo Người cao tuổi, ông Tạ Hoàng Tinh Băng cho biết: “Trong thời gian ông Trần Thọ Đạt giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng, từ năm 2008 đến nay, đã ra nước ngoài gần 100 chuyến, trong đó ông Trần Thọ Đạt đã vi phạm: Tiếp tục đọc

Nguyễn Hữu Đang: Một bi kịch lớn

Tác giả: Lê Thọ Bình/ FB Lê Thọ Bình

Nhân kỷ niệm 101 năm ngày sinh Nguyễn Hữu Đang (15/8/1913-15/8/2014)

 
Nguyễn Hữu Đang. ( Ảnh Internet)
 
 Bauxite VN:Tại sao trường hợp ông Nguyễn Hữu Đang lại được quan tâm nhiều như vậy? Bởi vì ông có một số phận đặc biệt. Còn rất trẻ, ông đã là Thứ trưởng trong chính quyền, ông là nhà truyền giáo cách mạng hùng hồn bậc nhất mặc dù không để lại nhiều trước tác. Sau nữa, ông là người được Hồ Chí Minh giao trách nhiệm dựng lễ đài đọc Tuyên ngôn độc lập 2.9.1945. Nhưng cái làm cho nhiều người “mê” ông chính vì ông là một nhà cách mạng nhiệt thành và hơi… cuồng tín.
 
Cho đến chết ông vẫn coi cách mạng là một thứ gì đó vô cùng đẹp đẽ, kỳ vĩ. Dao sắc không gọt được chuôi, vị đại diện thông minh, tài giỏi, hào hùng và trung thành của cách mạng đã không tự cứu được mình khi dám cả gan đòi cho giới văn nghệ một không gian sống và không gian nghệ thuật dễ thở hơn, tự do hơn. Kết quả là đứa con cưng của cách mạng đã bị cách mạng xóa sổ: kết án 15 năm tù. Ra tù phải ăn cả cóc nhái rắn rết để tồn tại và cùng quẫn đến mức phải lo tìm một chỗ bờ bụi nằm chết một mình cho yên thân….”
—————
 
KD: Đúng là bi kịch. Bi kịch của những trí thức CM đúng nghĩa, ngây thơ và tin ở lý tưởng theo đuổi của mình. Tin ở quyền làm người, ở dân chủ- tức là tin ở văn minh và văn hóa trong một xã hội “văn minh lúa nước”. Nhưng ở chính bi kịch đó, người đời nhận ra nhân cách của một con người. Và vẫn luôn kính trọng ông
.
Đang nắm giữ những chức vụ và đảm nhiệm những công việc rất quan trọng của chính quyền: Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền, Thứ trưởng Bộ Thanh niên, được giao nhiệm vụ tổ chức ngày Lễ Độc lập (2-9), ông như con đại bàng đang bay cao. Nhưng rồi cái tư tưởng phóng khoáng, tự do của một chú đại bàng “hoang dã” muốn đưa đồng loại của mình tới khoảng trời bay nhảy tự do đã khiến ông rơi từ “trời cao” xuống vực thẳm, để lại cho nhân gian những câu chuyện thật đau lòng bằng một vụ án văn chương mà người ta gọi là “Nhân văn Giai phẩm”.
 
Vâng, ông là Nguyễn Hữu Đang, người được coi là “Lãnh tụ tinh thần” của “Nhân văn Giai phẩm”.

Tiếp tục đọc