Từ Hi Thái Hậu là một ‘bạo chúa’ độc tài của Trung Hoa?

Tác giả: theo Tiền Phong

Cuốn sách mới xuất bản Từ Hi thái hậu (Empress Dowager Cixi) của nữ nhà văn người Anh gốc Hoa Jung Chang mang đến một góc nhìn mới về vị thái hậu cai trị nhà Thanh từ 1861 đến khi qua đời. Tuy nhiên, bản dịch tiếng Trung của bà bị cấm ở Trung Quốc.

Từ Hi Thái Hậu là một 'bạo chúa' độc tài của Trung Hoa?
 Từ Hi thái hậu (1835 – 1908) cai trị nhà Thanh từ 1861 đến khi qua đời
Nhà văn Jung Chang nói, bà đã luôn nghĩ rằng những người Trung Quốc đã cấm tục bó chân phụ nữ dã man từng phổ biến (xương những cô gái bị đập nát bằng đá lớn và vĩnh viễn bị bó chặt, chỉ ngón chân cái phát triển).
Thực tế, luật lệ man rợ này đã bị cấm sớm hơn nhiều: Do Từ Hi Thái Hậu từ thế kỷ 19. Điều này đã thu hút Chang, một trong những tác giả có sách bán chạy nhất thế giới, đến với người đàn bà nổi tiếng khủng khiếp Từ Hi.

Tiếp tục đọc

Người bắn hạ hai anh em ông Ngô Đình Diệm nói gì trước khi chết ?

Tác giả:

Ai ra lệnh giết anh em ông Ngô Đình Diệm? Ai cầm súng cầm dao hạ sát hai ông ấy? Từ trước đến nay dư luận đều đổ vào cho hai người đó là tướng Dương Văn Minh và Đại úy Nguyễn Văn Nhung. Về tướng Dương Văn Minh có nhiều tài liệu đã viết. Còn chuyện đại úy quân đội VNCH Nguyễn Văn Nhung sống chết như thế nào chưa có nhiều người biết.

Ngô Đình Diệm với tướng tá Mỹ trên đường phố Sài Gòn - Ảnh: TL

Ngô Đình Diệm với tướng tá Mỹ trên đường phố Sài Gòn – Ảnh: TL

>> Chuyện ‘xé khàn’ trong Hoàng tộc Nguyễn

>> Tìm nơi an nghỉ cuối cùng của Hoàng hậu Nam Phương
>> Thái giám trong hoàng cung Việt Nam
>> Mối nhân duyên với cựu hoàng Bảo Đại và thân phận một hoàng hậu lưu vongĐảo chánh lật đổ chế độ Diệm chưa đầy 100 ngày thì các tướng Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh và đại tá Nguyễn Chánh Thi làm cuộc “chỉnh lý 30.1.1964”. Để “trả thù cho ông cụ” (cụm từ của tướng Nguyễn Khánh đã nói với bà Trần Trung Dung-cháu gọi ông Diệm bằng cậu), những người làm “chỉnh lý” bắt ngay thiếu tá Nguyễn Văn Nhung. (Nguyễn Văn Nhung mới lên thiếu tá từ sau ngày đảo chánh 1.11.1963).

Tiếp tục đọc

Ngọn lửa nhân gian

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên           

KD: Chỉ còn 03 ngày nữa là đến ngày giỗ GS Đặng Phong, một người bạn vong niên, người mình coi như người anh mà mình rất quý mến. Đặng Phong đúng là chất người HN lãng tử, tài hoa, tinh tế. Đặc biệt ông nấu ăn rất giỏi, chụp ảnh rất đẹp. Mỗi lần xuống thăm ông tại nhà, bao giờ mình cũng mua cho ông mấy bông hoa hồng, cắm vào chiếc lọ nhỏ.

Gs Đặng Phong

Hai anh em ngồi bên khung cửa sổ nhìn ra mảnh vườn của nhà ông, một không gian lãng mạn và hơi cổ kính, tây phương, trong cái làng cổ nổi tiếng. Và nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, chính trị, kinh tế ,văn chương… mặc trong nhà lũ sinh viên của ông đến học, làm việc ồn ào. Cũng có lần đến, ông bảo, ở lại ăn cơm, vì hôm nay ông trổ tài nấu ăn, tiếp mấy “ông tây, bà đầm”, nhưng rồi mình phải về, vì mình cũng phải đi chợ…

Ở ông, chuyện ăn uống là thưởng thức, cho dù rất giản dị. Có lần mình đến, ông rang cơm cho mình ăn. Rồi hái một nắm là sung ngay trong vườn nhà và bảo: Này, ăn cơm rang với lá sung cũng rất thú vị đấy, KD nhỉ. Mình cười phá lên. Hai anh em ăn cơm rang với nắm lá sung non, và quả thật, cái vị chan chát của lá sung trộn lẫn với món cơm rang rất khéo của ông, tạo một dư vị là lạ, khó quên.

Mình ân hận nhất là khi ông mắc bệnh trọng rồi mất, mà mình không hề biết. Vì hai anh em rất ít gặp nhau, dù gặp lần nào cũng vui như …hội. Mình vẫn ngẫm nghĩ mãi, vì sao, ông không muốn cho mình biết tin ông ốm nặng. Đó là điều mình ân hận nhất, mỗi lần nghĩ về ông.

Vào Google, tìm thêm tư liệu về ông. Và đây, mình thích nhất bài của Nguyễn Gia Kiểng, có thể nói, là hiểu chất Đặng Phong, định vị được cái tầm lớn của Đặng Phong nhất. Xin trích phần đánh giá của Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, và của tác giả Nguyễn Gia Kiểng:

Ông được đánh giá là chuyên gia lịch sử kinh tế, người đã dày công nghiên cứu quá trình Đổi Mới ở Việt Nam [5]. Trong giới sử học, ông thuộc số ít viết sử kinh tế. Người như ông, GS Đặng Phong – tác giả của hàng chục ngàn trang sử kinh tế VN, còn ít hơn nữa [6]. Giáo sư Đặng Phong được coi là cuốn từ điển sống về kinh tế Việt Nam, là giáo sư mời của nhiều trường đại học danh tiếng thế giới [4]

Những lời đánh giá của Nguyễn Gia Kiểng, một bạn thân của Đặng Phong, sau khi nghe tin ông mất:

Viết về lịch sử kinh tế Việt Nam không ai có thể bằng được Đặng Phong. Mỗi lần gặp nhau Đặng Phong đều làm tôi ngạc nhiên vì anh luôn luôn có một tác phẩm mới. Sức viết của Đặng Phong thật là phi thường.

Các cấp lãnh đạo cộng sản không quan tâm tới lịch sử kinh tế. Đó là một môn chán và vô ích đối với họ. Công an cũng không quan tâm. Sách của anh vì thế không bị cấm. Anh hầu như được tự do, sách của anh chứa đựng những điều không thể tìm thấy nơi khác.

Đặng Phong không có nhiều bạn, anh chỉ có những người bạn thân…Về một số trí thức tên tuổi trong nước, Đặng Phong nghĩ là họ không thực sự muốn đấu tranh để thay đổi, họ chỉ nói ra những điều có vẻ phản kháng vì đó là những điều đúng và có nói ra cũng không hại gì; họ bon chen và anh không thích bon chen. Còn những người đối lập thực sự và trực diện? Đặng Phong cũng không có nhu cầu gặp họ, anh không phải là người móc nối và tổ chức, anh đóng góp trong cương vị của một nhà nghiên cứu…Tất cả mọi tác phẩm của anh đều là những bản cáo trạng gay gắt đối với những sai lầm của chế độ và đều khiến người đọc hiểu rằng những sai lầm đó đã xảy ra vì không có dân chủ.

Đặng Phong đã đóng góp nhiều lắm. Những năm gần đây anh còn tìm được một cách đóng góp khác. Không hiểu bằng cách nào anh trở thành rất thân với ông Võ Văn Kiệt. Anh giải thích: “Hắn có tiếng nói và muốn nói, mình có những điều cần nói nhưng khó nói và nếu nói được cũng không có tác dụng bằng nếu hắn nói. Đó là một hợp đồng”. Ít ai biết rằng những bài viết và nói trong những năm cuối đời của ông Kiệt đều là của Đặng Phong. Anh có gửi cho tôi xem trước khi chúng được đưa ra trước dư luận.

Đặng Phong là người chủ trương hoà giải dân tộc ngay từ đầu, khi nhiều người còn huênh hoang trong men chiến thắng và nhiều người khác còn điên cuồng trong thù hận, và anh đã liên tục đóng góp một cách tận tình và quả quyết cho lập trường hoà giải và hoà hợp dân tộc.

Dưới một bề ngoài giản dị xuềnh xoàng anh là một học giả lớn và trí thức lớn. Những tác phẩm anh viết ra tuy rất ít người đọc nhưng là cả một kho tàng tư liệu quý báu cho những ai còn quan tâm đến cái trở thành của đất nước và dân tộc này, một đất nước và một dân tộc mà anh đã yêu một cách tha thiết. Anh đã phân biệt được cái chính và cái phụ, cái tạm bợ và cái lâu dài, sự cao cả thực sự và sự hào nhoáng.

Sau khi Đặng Phong mất đã chỉ có rất ít bài viết về anh và các tác giả cũng không tỏ ra biết rõ Đặng Phong. Anh là một người ít ai biết đến, có thể ở Việt Nam người ta cũng không đánh giá cao Đặng Phong vì không biết được giá trị thực của anh. Anh không phải là một người nổi tiếng và cũng không tìm cách để được dư luận biết đến.

Anh đã không chấp nhận làm một sản phẩm của thời thế mà đã đóng góp thay đổi thời thế. Anh đã đến với đất nước này và đã ra đi sau khi đã cố để lại một đất nước lành mạnh hơn, đã sống thực và đã sống xứng đáng. Chúng ta vừa mất một trí tuệ và một tấm lòng.[1]

——————-

*Mình có việc đi ra khỏi nhà từ sáng, vừa mới về nhà, nhận được email của một người bạn, là một trí thức có tên tuổi, rất gần gũi với cố TT Võ Văn Kiệt. Trong thư có viết:

Theo mình, a Sáu Dân là người chịu lắng nghe và biết chọn người, biết trân trọng, tin cậy và phát huy nhân tài, là người chân thành mời, học và tạo thuận lợi cho nhân tài của đất nước.  A Sáu Dân đối với anh Đặng Phong là như đối với nhiều nhà trí thức khác của Nhà nước VN ta và nhiều nhà trí thức đến từ những chân trời chính trị khác, từng đối lập nhau, ́chứ không phải ưu đãi riêng anh Đặng Phong.
.
Lời anh Đặ̣ng Phong và anh Nguyễn Gia Kiểng (sinh năm 1942, làm việc chính quyền ở miền Nam trước năm 1975, rồi sang Pháp) nói với nhau về anh Sáu Dân và về tầm mức anh Sáu Dân thân thiết với anh Đặng Phong và nhờ cậy anh Đặng Phong là quá sự thật.
.
Email còn thêm một số nhận xét về con người Nguyễn Gia Kiểng. Tuy nhiên, mình nghĩ, những nhận xét của cả hai phía với Gs Đặng Phong đều xuất phát từ nhìn nhận cá nhân, thậm chí có tính chất riêng tư. Người nhìn nhận theo góc độ bạn bè, người nhìn nhận theo góc độ công việc. Mỗi người phát biểu đều xuất phát từ chỗ đứng của mình. Có thể ở đó có cả những thiên kiến, định kiến.
.
Tuy nhiên, xin dừng lại ở đây, và việc đăng nguyên văn email phản biện mà mình nhận được cũng là một cách thông tin, cách nhìn thẳng thắn xung quanh mối quan hệ giữa Gs ĐP với cố TT Võ Văn Kiệt. Cả hai người đó đều đã ở một thế giới khác. Có thể các bác sẽ thông cảm và cười xòa với nhau về cách nói tự nhiên chủ nghĩa, dân dã giữa những người đàn ông với nhau, hơn là giữa một trí thức với một chính khách.
.
Nhưng chủ Blog KD/KD vẫn nhận thấy đây là một sơ suất đáng ra không nên có. Thành thật xin lỗi bạn đọc. Mong lượng thứ!

————-

Xin đọc thêm bài viết của mình về  GS Đặng Phong (Đăng ở dưới- bài đã đăng trên Tuần VN, ngày 06/9/2010).

Không hiểu sao mình bỗng nghĩ, ở dưới suối vàng, hẳn ông mỉm cười mãn nguyện, khi thấy mình những ngày này, viết về ông và nhớ ông.

Mong anh thanh thản, anh Đặng Phong nhé!

——————–

KD- anh DP 1abKD. Ảnh: anh ĐP chụp cho mình trong vườn nhà

.

Vương vất hơi thu xanh

Xạc xào mùa hoa sữa

Bỗng ngậm ngùi nhớ anh

Người bạn vong niên không còn nữa

 

Con người như ngọn lửa

trong cái vỏ héo tàn

Hồ Tây sóng vỗ ngàn năm

Làng cổ giai nhân kết tình phu phụ Tiếp tục đọc

Xấu người như thị Nở- tình người như thị Nở !

Tác giả: Đào Dục Tú

KD: Có lẽ trên văn đàn nước Việt, không ai có hạnh phúc như nhà văn Nam Cao, dù khi sống, ông cũng từng trong cảnh “sống mòn” như mọi trí thức, văn nghệ sĩ nghèo thời đó. Hạnh phúc bởi các tác phẩm của ông, các nhân vật ông sinh nở, điển hình là Chí Phèo- Thị Nở vẫn sống cùng thời gian, từ quá khứ cho đến hiện tại hôm nay, và chắc chắn mãi mãi sau này, hậu thế vẫn sẽ phải cười và khóc cùng Chí Phèo – Thị Nở của ông.

Đó chẳng là hạnh phúc một nhà văn thì là gì?

Cảm ơn anh Đào Dục Tú  😛

———–

Trong một bài phiếm đàm về văn học Việt với vấn nạn “bao giờ có tác phẩm xứng tầm”, tôi “liều” đưa ra lời bình nghị của “dân ngoại đạo”. Đại ý văn học Việt, hay nói như trước đây ,văn học cách mạng, xem xét mấy chục năm nay chưa thấy có nhân vật nào đạt tới điển hình được như anh Chí Phèo với chị Thị Nở của cụ Nam Cao. Vì đâu nên nỗi ? Có nhà văn nói lời tâm huyết “Hãy đọc lời ai điếu cho một nền văn học minh họa”. Có nhà phê bình . . .minh triết thuyết lý sâu sắc, định nghĩa văn học “ta” là văn học phải đạo. Minh họa hay phải đạo thì hỏi làm sao có tác phẩm văn chương lớn ” sống động cùng thời đại”, có nhân vật văn chương điển hình?

Thị Nở và Chí Phèo trên màn ảnh VN. Nguồn: Trên mạng

Trở lại chuyện anh Chí, chị Nở; “anh chị” điển hình tới mức không chỉ lừ lừ đi vào đời sống nhân quần xã hội hơn nửa thế kỷ qua lắm chuyện nương dâu bãi bể , vật đổi sao dời mà còn trở thành đề tài cho . . . vô khối nhà thơ, giống như “em Mầu” trong sân khấu chèo cổ nổi tiếng Quan Âm Thị Kính. Trong số những người “vịnh” thị Nở, tôi thấy bài thơ của nhà thơ Quang Huy có nhiều điều lý thú nhất khi đọc chậm. Tiếp tục đọc

Thái Bá Tân và những vần thơ 05 chữ

Tác giả:

KD: Bạn bè iu quí gửi cho mình bài viết này. Mình đọc khá nhiều bài thơ dịch của ông từ thời mình còn là cô nhà báo trẻ, tóc tết ngang vai. Khi xảy ra biểu tình chống Tàu, những bài thơ 05 chữ giản dị, nhân văn và đầy tấm lòng, chân thật của ông được truyền đi, lay động lòng người. Và bài viết này, như một cái nhìn lại về con người ông với loại hình khổ thơ 05 chữ đi vào lòng người không phải vì chất thơ, mà vì nhiệt huyết, vì ngọn lửa sống ở đời của một con người, vì cái nhìn của cá nhân ông cần sống với đất nước ra sao, lúc vận mệnh đất nước gieo neo.

———–

Thú thật, tôi mới chỉ biết đến nhà thơ Thái Bá Tân sau khi đọc bài “Thái Bá Tân và những bài thơ ngũ ngôn” của Mặc Lâm, biên tập viên RFA. Bài viết này khiến tôi tò mò lên mạng tìm hiểu về nhà thơ và khám phá nhiều điều thú vị.

Thái Bá Tân, sinh năm 1949, tại xã Diễn Lộc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, nơi ngày xưa có truyền thống văn chương của các “ông đồ xứ Nghệ”. Thái Bá Tân có một tiểu sử khá ly kỳ. Thuộc vào loại “con cưng của chế độ” nên từ năm 1967 đến 1974 ông học khoa ngoại ngữ (phiên dịch tiếng Anh) tại Đại học Ngoại ngữ Matscova, Liên Xô.

Về nước, trong thời gian 1975-1978, ông dạy tiếng Anh tại Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội và sau đó làm biên tập viên nhà xuất bản Lao Động. Thái Bá Tân còn là Phó chủ tịch Hội đồng Văn học Nước ngoài và là Ủy viên Ban Đối ngoại của Hội Nhà văn Việt Nam. Ông về hưu rất sớm nhưng vẫn hoạt động trong lãnh vực văn chương và giáo dục.

Thái Bá Tân  (*)

Tiếp tục đọc

Chúng tôi phải chịu đựng sự vô lý này đến bao giờ nữa?

Tác giả: Đào Tuấn

Có người đã nói tuyệt đối chính xác: Hoạt động của Phước Sơn và Bồng Miêu không để lại cho Việt Nam điều gì ngoài sự thất thoát tài nguyên quốc gia.

 

Ngay trước tết Nguyên đán 2013, một cuộc đòi nợ tập thể tai tiếng đã diễn ra khi hàng trăm người dân – chủ nợ đã bao vây Công ty TNHH Phước Sơn. Người dân khi ấy đã mang sẵn mì tôm, nước uống, lều bạt với thái độ “không đòi được không về”. Trong đám đông khốn khổ ấy, có những phụ nữ bán bún, mì, bị cù nhầy món nợ 55 triệu đồng, bằng cả số vốn buôn thúng bán mẹt. Có những ông chủ cây xăng nước mắt ngắn nước mắt dài trước tình cảnh phá sản vì bị nợ. Trong đám đông, có cả đại diện của chính quyền – ông chủ tịch thị trấn Khâm Đức, “của đau con xót” trước món nợ của dân, đã sẵn sàng từ chức để đi đòi nợ.

 Chỉ có một chủ nợ, mà lại là chủ nợ lớn nhất – Chủ nợ Nhà nước – là dửng dưng.

Có lẽ sự dửng dưng khi ấy của chủ nợ lớn nhất, có trong tay vô số biện pháp đòi nợ “phi chăn chiếu, mì tôm” – đã đẩy cơ sự trở nên bi đát và nghiêm trọng của ngày hôm nay.

Phước Sơn – đúng, vẫn là cái anh “chúa Chổm” ngồi trên mỏ vàng lớn nhất Việt Nam ấy cho đến nay đã mang món nợ hàng trăm tỉ đồng.

Tiếp tục đọc

Báo chí An Nam thời hiện đại

Tác giả: Blog Nguyễn Hoa Lư

KD:  Hị…hị…  😀

nguoiduatin-baochi1. Mấy hôm nay, làng báo xôn xao về vụ một tờ báo rất… “trí thức”, lại rất… “trẻ” vừa bị phạt đòn: ngồi chơi xơi nước trong ba tháng và phải móc túi nạp phạt 207 triệu tiền ông Cụ. Bạn đọc (qua các tờ báo khác) khen chê ầm ĩ. Tất cả chỉ vì một bài báo.

Bài báo bốc mùi bia hơi vỉa hè rẻ tiền thấy rõ. Trong một xã hội bình tĩnh, một tờ báo chỉ cần đăng vài bài như vậy là tổng biên tập sẽ phải tự trang bị cho mình và các phóng viên mỗi người một cái bị một cây gậy, chuyển nghề khác kiếm sống. Tờ báo sẽ đóng cửa thiên thu, cần gì bộ TT-TT phải ra tay! Nghĩ kỹ, thấy thương cho những tờ báo… trẻ người non dạ, bồng bột đăng những bài báo “câu view” dại dột như vậy.

Tiếp tục đọc

“Lộ mật” tài sản khủng, các quan chức nói gì?

Tác giả: Theo PLO

KD: Những vụ trộm mà nạn nhân là người nổi tiếng hoặc là các “quan to” đều gây sự chú ý của dư luận. Nếu như giới nghệ sĩ/ đại gia không cần nhiều lời giải thích thì các cán bộ cấp cao lại phải vòng vo lý giải tiền ấy đâu ra.(PLO)

Vòng vo lý giải, vì cùng ăn lương nhà nước như nhiều cán bộ, công chức khác, nhưng các bác í … khéo chi tiêu, dành dụm hơn người  😛

Còn nói nghiêm chỉnh, vấn đề bản chất hiện nay là nhà nước mới chỉ thực hiện kê khai. Việc kê khai tài sản của các đối tượng trong diện quy định, không hề có nghĩa là công khai, minh bạch. Vì có quản lý được nguồn gốc tài sản đó đâu, khi mọi giao dịch dân sự chủ yếu vẫn là tiền mặt.

————–

Có nhiều vụ trộm vào nhà “quan” mà sự thật chỉ lộ ra sau khi tên trộm bị tóm cổ. Một vài vụ nạn nhân chỉ “nói nhỏ” với cơ quan điều tra, vài vụ khác thì mất trộm một đằng, kê khai một nẻo. Nguyên nhân chính là vì số tài sản bị mất quá lớn, khó mà giải thích cho lọt lỗ tai dư luận khi mà nạn nhân chỉ là cán bộ, công chức nhà nước.

Từ việc nhỏ là bị dòm ngó tài sản khủng, đến việc to là bị “khoắng” két, rồi đến dư luận lao xao là chỉ có trộm mới biết quan chức mình giàu đến thế nào, các đương sự đều có cách riêng để giải thích số tài sản ấy là “minh bạch”.

Tiếp tục đọc

Gái ngu- đâu chẳng có!

 Tác giả: Nhà văn Nhật Tuấn

KD: “Thì tụi nó lấy thí dụ cứ gì gái miền Tây , gái Hà Nam, gái Hà tĩnh cũng có đứa ngu chớ bộ …” (NT)

Chít cười cái bác nhà văn nầy   😀

Nghe nói Hànội đã sang thu, riêng Sàigòn vẫn nóng chảy mỡ. Mới sáng ra  cô Phượng cave đã đánh đố :

“ Trời đất ơi, nóng vầy, trên phố Sàigòn khổ nhất  người nào vậy cà ?”

Ong Tư Gà nướng có bà vợ bán bia lên tiếng :

“ Khổ nhất mấy con nhỏ tiếp thị bia. Giữa trưa nắng phải chở bia đi các quán nhậu, rồi khuân vác , rồi đứng rót bia cho bợm nhậu …”

Bà Năm củ cải vốn “chuyên trị” xả rác ra đường lắc đầu :

“ Theo tui, khổ nhất ba người dọn rác….nắng nóng vầy cứ đứng giữa trời khua khua cái chổi Tiếp tục đọc

Nhớ tới lời hứa của ông Lê Duẩn về cái tủ lạnh

Tác giả: GS Nguyễn Văn Tuấn

Từ ngày ông Lê Duẩn hứa “10 năm nữa mỗi gia đình sẽ có tủ lạnh” đến nay đã gần 40 năm. Thế giới đã bước vào thể kỉ 21 gần 15 năm. Trong khi nông dân bên Thái Lan chạy xe hơi Toyota đi chợ và nhà nào cũng có tủ lạnh, thì nông dân Việt Nam vẫn còn mơ một chiếc xe Honda và cái tủ lạnh. Giới trí thức Thái Lan thường nhận xét với tôi rằng nông dân VN cần cù và sáng tạo hơn nông dân Thái Lan, và tôi cũng nghĩ vậy. Thế thì tại sao cuộc sống của nông dân VN lạc hậu hơn nông dân Thái 30-40 năm, và tại sao cho đến thế kỉ 21 mà những người cần cù đó vẫn sống trong nhà vách lá, không có xe đi, và tủ lạnh thì vẫn còn là một giấc mơ? Câu trả lời là một luận án khoa học, nhưng thực tế nhất, tôi thấy lãnh đạo từ cấp địa phương đến trung ương phải chịu trách nhiệm trên hết và trước hết về cái nghèo của nông dân và lời hứa cái tủ lạnh.

————-

H1

Hôm nay, bên nhà ở dưới quê, thằng cháu mới ra riêng và nó khoe mới mua được một cái tủ lạnh. Mừng cho nó. Nhưng mừng đó thì cũng buồn đó, vì nó làm tôi nhớ đến một lời hứa nổi tiếng của ông Lê Duẩn. Sau 1975, tôi không nhớ chính xác năm nào nhưng có thể 1976-1977, ông Duẩn tuyên bố rằng 10 năm nữa mỗi nhà ở VN sẽ có một cái tủ lạnh. Đến nay, đã gần 40 năm sau lời hứa đó, cái tủ lạnh vẫn còn là một niềm mơ ước của nhiều người dân

Những năm sau thống nhất (tôi không thể dùng chữ “giải phóng”) ông Lê Duẩn nổi như cồn. Đi đâu cũng gặp hình của ông ấy lúc thì trên tivi, lúc thì qua báo chí, lúc thì qua đài phát thanh. Sau này tôi mới biết ông là một người nắm quyền uy gần như tuyệt đối thời đó. Mỗi lời nói của ông là một mệnh lệnh, một chỉ thị, chắc cũng chẳng khác với quyền uy của ông gì đó bên Bắc Hàn hiện nay. Mãi đến bây giờ, nhắc đến tên ông là tôi rùng mình nhớ ngay đến thời bao cấp, hợp tác xã, và đặc biệt là thời ăn bo bo và thuốc xuyên tâm liên. Như một cơn ác mộng. Nói chung là một thời kinh hoàng.

Tiếp tục đọc