Cảnh sát đường thủy rùng mình kể chuyện tìm thấy thi thể chị Huyền

Tác giả: Theo Pháp luật VN

Người đầu tiên phát hiện thi thể chị Huyền – nạn nhân TMV Cát Tường) là Trung tá Nguyễn Văn Thông, cán bộ Đội tuần tra kiểm soát đường thủy số 3 Công an Hà Nội; chứ không phải là người dân thôn Văn Đức.

—————–

Ngày 18/7/2014, một thi thể không đầu bất ngờ nổi lên trên mặt nước tại bến đò Văn Đức, xã Gia Lâm, TP.Hà Nội.

Sau khi giám định gen, phân tích các đặc điểm… đến ngày 6/8/2014, người thân của chị Huyền đã chính thức nhận được kết quả giám định ADN từ Công an TP.Hà Nội khẳng định thi thể được phát hiện vào ngày 18/7 chính là chị Huyền.

Cát Tường, thẩm mỹ, thi thể, chị Huyền, Văn Đức, bến đò
Nạn nhân TMV Cát Tường

Tìm về thôn Trung Quan, xã Văn Đức, phóng viên đã có cuộc tiếp xúc với ông Nguyễn Đức Hùng, Chủ tịch UBND xã Văn Đức.

Tiếp tục đọc

Người ra giá 200 triệu đồng lấy bằng tiến sỹ y khoa: NCS toàn sếp thôi!

Tác giả: PV
KD: Mình cũng tin ông Đàm Khải Hoàn nói thật. Bởi đã quá từng trải để hiểu đường đi nước bước của cách làm NCS của nhiều vị mà ông chứng kiến. Vấn đề bây giờ, nếu những thú nhận của ông về các quan chức TN làm NCS là có thật, sẽ đẩy ĐH Thái Nguyên vào thế khó xử. Hị.hị..  Thành thử, chưa chắc ông ĐKH bị xử lý đúng như mức độ tội lỗi của ổng, thì sao?   😛  . Và rất có thể cuối cùng, huề cả làng   😀
——-
Ông Hoàn còn tỏ ra biết rõ chuyện hậu trường trong việc làm nghiên cứu sinh của các vị lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên…

Ông Đàm Khải Hoàn (áo trắng).

PGS Đàm Khải HoànĐại học Y Thái Nguyên – người ra giá 200 triệu đồng để lấy bằng tiến sĩ Y khoa

  Thi nghiên cứu sinh tại Đại học Thái Nguyên thì có nhiều ngành nghề chỉ có toàn sếp thi. Ví dụ như nông nghiệp thì chủ tịch và bí thư toàn đi thi thôi…  

Trong cuộc tiếp xúc với PV (trong vai một người buôn gỗ), PGS Đàm Khải Hoàn tỏ.. rõ mình nắm mọi ngóc ngách của việc làm nghiên cứu sinh bằng… tiền

Tiếp tục đọc

Cầu treo cứu ‘cảnh chui túi nilon’ gãy gục: Bộ GTVT nói gì?

Tác giả: Theo VTC NEWS

KD: Đương nhiên, là “cầu treo” thì chỉ treo được 02 tháng thôi. Có cái gì “treo” được cả đời đâu?  😀

Nhưng thú thực, nếu mình là Bộ Trưởng Thăng, mình sẽ rất xấu hổ, trước một người dân thường là cô giáo đã nhắn tin cho ông. Bởi cái sự “cứu dân” ở đây, nó có gì đó không đáng mặt …  đàn ông, chưa nói là một BT  😦

Dù mình biết, Bộ trưởng Thăng vẫn là vị BT đáng được nhiều lời khen vì sự xông xáo. Một chiếc cầu treo trị giá 3,5 tỉ, chỉ 2 tháng là gãy gục. Liệu có tin được không?

—–

Cầu Sam Lang (Điện Biên) bị gãy gục chỉ sau 2 tháng xây dựng, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) khẳng định đã xây đúng quy trình và đảm bảo kỹ thuật.
» Ảnh: Cầu treo Sam Lang gãy gục, dân vật vã vượt sông
» Khánh thành cầu Sam Lang, chấm dứt cảnh chui túi nilon qua suối
» Cô giáo vượt suối trong túi nilon: Bộ trưởng Thăng nói gì?

Sáng 5/5, sau một tháng gấp rút thi công, cầu treo bản Sam Lang (Điện Biên) được khánh thành, chấm dứt cảnh học sinh và người dân qua suối Nậm Pồ bằng túi nilon khi mùa lũ đến.

Tuy nhiên, chỉ sau hơn 2 tháng hoạt động, đến tối 22/7, cầu treo Sam Lang qua sông Nậm Pồ bị lật do nước lũ thượng nguồn đổ về. Và đến nay, cây cầu vẫn chưa được sửa chữa, khiến người dân phải ‘vật vã’ qua sông.

Trao đổi với PV VTC News về công tác khắc phục, sửa chữa cầu treo Sam Lang, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, sau khi xảy ra sự cố, Bộ đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ phối hợp với Sở GTVT tỉnh Điện Biên khẩn trương rà soát, kiểm tra và khắc phục sự cố.

Cầu treo cứu 'cảnh chui túi nilon' gãy gục: Bộ GTVT nói gì?
 Cầu Sam Lang gãy sau hơn 2 tháng đưa vào sử dụng (Ảnh: VNE)

Tiếp tục đọc

Nói ngoa

Tác giả: Vũ Duy Chu

KD: Thôi thì “các con dại, cái mang” các Mẹ nhể?   😛

———
Từ rất lâu nay người ta hay dùng cụm từ PHỤNG DƯỠNG SUỐT ĐỜI để nói về việc quan tâm tới cuộc sống các BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG( BMVNAH).Tôi rất băn khoăn cách nói này và quyết định viết vài dòng.

Theo Đại Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hoá Việt Nam( Bộ Giáo dục và Đào tạo) do ông Nguyễn Như Ý Chủ Biên, Nhà Xuất bản Văn hoá – Thông tin xuất bản năm 1999.

PHỤNG có nghĩa là Dâng lên, hết lòng chăm sóc, phục vụ, hầu hạ…( Trang 1350)

Tiếp tục đọc

Những con số “Tin thì tin, không tin thì thôi!”

Tác giả: Bùi Hoàng Tám

KD: Bởi người Việt đã được xếp loại lạc quan nhất thế giới, hạnh phúc nhì thế giới rùi, thì những con số này, không tin sao được?  😀

———

“80% số người dân hài lòng dịch vụ hành chính công: Thật hay đùa?” là cái tiêu đề được báo Lao động đăng tải rút ra từ dòng trích dẫn sau: “Trên 80% số người dân được điều tra đều cho rằng họ hài lòng và… rất hài lòng đối với các dịch vụ công hiện nay”.

(Minh họa: Ngọc Diệp)

                                                                       (Minh họa: Ngọc Diệp)

Theo bài báo, đây là kết quả quá bất ngờ của Bộ Nội vụ phối hợp Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra tại cuộc khảo sát thử nghiệm mức độ hài lòng đối với dịch vụ hành chính công tại 3 tỉnh Phú Thọ, Thanh Hóa và Bình Định được công bố ngày 20/8.

Tiếp tục đọc

Khó tin cảnh tượng 10 triệu cá hồi đỏ lúc nhúc dưới sông

Tác giả: theo VTC

Năm nay có khoảng 10 triệu cá hồi đỏ di cư từ khắp các đại dương về sông Adams, tạo nên cảnh tượng vô cùng thú vị.
.
Đến hẹn lại lên, cứ 4 năm một lần, hàng triệu cá hồi đỏ lại từ khắp đại dương trở về sông Adams thuộc tỉnh British Columbia (Canada), nơi chúng được sinh ra từ 4 năm trước.

Tiếp tục đọc

“Tư duy lạc hậu đang níu chân cải cách tư pháp”

Tác giả: Nghĩa Nhân

KD: Tư duy lạc hậu đang níu chân nhiều thứ, không chỉ riêng cải cách tư pháp

—————-

Làm việc với đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương ngày 20-8, lãnh đạo Liên đoàn Luật sư Việt Nam tiếp tục bày tỏ những băn khoăn trước những biểu hiện thiếu dứt khoát trong cải cách tư pháp.

“Yêu cầu là phải luật hóa các quan điểm mới trong Hiến pháp 2013 và đáp ứng tinh thần cải cách tư pháp theo Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị nhưng xem ra tư duy cũ, lạc hậu vẫn còn níu kéo” – Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Trương Trọng Nghĩa nhận xét. Ông Nghĩa dẫn chứng cụ thể bằng dự luật tổ chức cơ quan điều tra (CQĐT). Nguyên tắc lâu nay là VKS giám sát, kiểm tra với hoạt động điều tra; công tố gắn với điều tra. Các quyết định tố tụng quan trọng như khởi tố bị can, khám xét, bắt tạm giam… của CQĐT phải được VKS phê chuẩn. Khi cần thiết, VKS có quyền đưa ra yêu cầu điều tra bổ sung. Thế nhưng trong dự thảo do Bộ Công an chuẩn bị lại xuất hiện phương án: Khi không đồng ý với ý kiến của VKS cùng cấp, CQĐT có quyền báo cáo lên CQĐT cấp trên và chấp hành chỉ đạo của cấp trên thay vì thực hiện yêu cầu của VKS.

Tiếp tục đọc

Chính khách và hành xử với truyền thông

Tác giả: Hoàng Anh Minh

.KD: Thấy gì sau câu chuyện đáng tiếc tại một cuộc họp báo của thành phố Hà Nội mới đây?… (HAM)

Thấy một sự ứng xử rất thiếu chuyên nghiệp. Có lẽ vì các bác í quen cư xử với nhân viên dưới quyền, hét ra lửa, nên có gì trái tính là khó chịu. Có biết, p/v đâu đại diện cho cá nhân họ, mà đại diện cho một tòa báo. Có người bảo, làm lãnh đạo, có một chữ phải ghi nhớ nằm lòng. Đó là chữ Nhẫn.

Trường hợp này, gọi là “chính khách” hơi sang trọng quá!   😛

Góc nhìn: Chính khách và hành xử với truyền thông

Một cuộc họp báo ở nước ngoài. Giữ được phong thái quý ông trong một không khí đầy áp lực thế này là rất khó khăn.

Câu chuyện gây tranh cãi về cung cách ứng xử của một quan chức Hà Nội với một nhà báo trong một cuộc họp báo mới đây, có thể xem là dịp để mổ xẻ nhiều hơn về kỹ năng của người có danh phận trước giới truyền thông.

“Khi tôi tới đây, bà Laura nhà tôi đã dặn rằng, dù tình hình thế nào đi chăng nữa, anh vẫn phải là một người lịch thiệp”.

Tiếp tục đọc

Khi quan chức… đấm nhau

Tác giả: Việt Nguyễn

.KD: Chỉ tiếc, các bác sao không “so găng” thi thố tài năng với đời, có phải ra mẽ đàn ông không? Chứ so găng trong quán nhậu chỉ ra mẽ họ… “Lưu”  😛

Nhưng những vị dân biểu đạo mạo ấy thượng tay hạ chân cũng là để bảo vệ lợi ích tối thượng cho dân chúng, hoặc cho đảng phái, phe nhóm của mình, cũng là cơn quá khích của một niềm nhiệt huyết.Còn khi các quý ông đạo mạo ấy lớn tiếng chửi bới nhau, đập nhau đến rách đầu tóe máu chỉ vì cốc bia, hớp rượu trong… giờ làm việc, thì bản chất của chuyện đấm nhau đã khác. Cùng là ứng xử bạo lực của những người có học, có địa vị và quyền uy nhưng cái kiểu va chạm của 2 vị phó giám đốc sở ở Bình Phước đang gây xôn xao dư luận có vẻ như “thấp kém” hơn hẳn so với các cuộc “so găng” hay xảy ra ở một số nghị trường quốc hội các nước.

Tiếp tục đọc

Các quan chức dùng xe gì?

Tác giả: Thọ Vinh

KD: Cách đây 20 năm, đã từng có chỉ thị Bộ trưởng được sử dụng xe riêng, các Thứ trưởng sử dụng và đi chung (xe công) đến cơ quan làm việc. Nhưng chả thấy bác nào chịu đi chung với bác nào. Rút cục mỗi bác một xe. Trông thì oai, nhưng nếu biết rõ năng lực và tư cách cá nhân (những bác mình biết), thấy không được oai lắm., thậm chí là hơi… thê thảm   😀

Mình chỉ thấy lạ, chỉ thị NN đưa ra, nhưng có thực hiện hay không là quyền các bác í.

————-

Quan chức đi xe riêng, xe càng sang càng “oách”, hơn hẳn đi xe ôm!

Ông Nguyễn Văn Mùi là người vinh dự được phục vụ Bác Hồ nhiều năm. Ông kể: Có lần đang đi trên đường, dù đường thoáng nhưng tôi vẫn cho xe chạy chậm để bảo đảm an toàn cho Bác. Bỗng lúc ấy có chiếc xe ôtô khác vượt lên trước, Bác hỏi: “Xe mình và xe họ, xe nào tốt hơn?”.

Tiếp tục đọc