Bi kịch trí thức – Bi kịch dân tộc

Tác giả: Liên Sơn

Lịch sử là những khúc quanh được lặp lại. Trong thời điểm hiện nay, khi đất nước có quá nhiều sự kiện diễn ra và đầy rẫy những tiêu cực về các mặt, khi mà tính độc lập và tự do còn gây ra nhiều tranh cãi, khi mà tính đúng – sai của chính quyền gắn với sự hoài nghi không dứt, thì chúng ta thử trở về tìm hiểu xem, cái gì đã đang và sẽ diễn ra đối với trí thức Việt. Tìm hiểu, luận giải cốt cũng để hình dung bi kịch của trí thức từ xưa đến nay chuyển biến ra sao, như thế nào? Hệ lụy lẫn con đường nào để thoát ra khỏi tấn bi kịch đó.
.

Trí thức là gì?
Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam: Trí thức là tầng lớp xã hội làm nghề lao động trí óc […] phát triển cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật. Trí thức không phải là giai cấp riêng. Tri thức nói chung, thường nhạy cảm với cái mới, tiếp thu và truyền bá những tư tưởng cách mạng, tiến bộ trong nhân dân, có vai trò rất lớn đối với sự phát triển lịch sử, nhất là trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật ngày nay… [1]

Tiếp tục đọc

Gorbachev: Anh hùng bất đắc dĩ

Tác giả: Victor Sebestyen | Biên dịch: Nguyễn Phương Tú | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

KD: Cảm ơn bạn bè iu quí gửi cho bài viết này với nhận xét: Có lẽ đây là bài viết tỉnh táo nhất về Gorbachop mà mình đã đọc:

“Xét theo những thành tích của của mình thì Gorbachev là một thất bại. Ông đã tin rằng ông có thể cứu vãn chủ nghĩa xã hội. Ông là một nhà ái quốc của một quốc gia đã ngưng tồn tại khi chính ông đang đứng mũi chịu sào lèo lái đất nước đó. Con người ông đầy những mâu thuẫn trong vai trò một con người và một nhân vật lịch sử – và điều mâu thuẫn lớn nhất là Mikhail Gorbachev sẽ được nhớ đến như một vĩ nhân chính vì thất bại của ông.”.

gorbachev

Hai mươi năm sau khi bức tường Berlin sụp đổ, Mikhail Gorbachev được phương Tây âm thầm ca ngợi, nhưng lại bị phớt lờ ở Moscow. Tuy nhiên ở cả hai nơi này, danh tiếng của ông đều dựa trên việc cải tổ thất bại một hệ thống đang hấp hối mà ông ta từng đặt trọn niềm tin.Trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên cách đây không lâu, Mikhai Gorbachev hồi tưởng lại những năm tháng của ông trên đỉnh cao quyền lực ở Liên Xô.

Tiếp tục đọc

Nhìn lại Xung Đột Việt-Trung

Tác giả: Nguyễn Quang Dy (theo Viet-studies)

KD: Muốn “thoát Trung”, trước hết Việt Nam phải đổi mới tư duy, từ “trong cái hộp” phải tư duy “ngoài cái hộp”. Người Việt phải học hỏi kinh nghiệm “thoát Á” của người Nhật dưới thời Minh trị, theo tư tưởng đổi mới vĩ đại của Fukuzawa Yukichi (1835-1901). Những nước Đông Á nào quyết tâm đổi mới tư duy để hiện đại hóa đất nước, đều trở thành cường thịnh và có sức sống (như Nhật Bản, Hàn Quốc). Chỉ 2 hay 3 thập kỷ sau chiến tranh bị tàn phá lớn, họ đã chấn hưng được đất nước, trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. (NQD)

Bài viết rất hay. tư duy rành mạch, thẳng thắn.

———

Tháng 5/2014, Hà Nội nóng bỏng bất thường ngay đầu hè. Rõ ràng Trung Quốc góp phần làm cho trái đất nóng lên. Đặc biệt Biển Đông càng nóng bỏng hơn. Trung Quốc đăt dàn khoan khổng lồ HD 981 taị vùng biển của Việt Nam từ đầu tháng 5 để tranh cướp chủ quyền, thổi bùng lên làn sóng chống Trung Quốc ở Việt Nam và khắp khu vực.
Nghịch lý yêu-ghét trong lịch sử quan hệ Việt-Trung đầy bi kịch thường dẫn đến xung đột lợi ích quốc gia, kể cả chiến tranh. Năm 1979 Trung Quốc đã xâm lược Việt Nam trong cuộc chiến biên giới đẫm máu, sau ba thập kỷ gắn bó như “môi với răng” vì cùng chung ý thức hệ. Liệu lịch sử có lặp lại lần nữa tại Biển Đông? Nước cờ tiếp theo của Trung Quốc là gì? Liệu Trung Quốc có xô đẩy Việt Nam vào vòng tay người Mỹ, giống như vào vòng tay người Nga năm 1979? Việt Nam phải làm gì để có thể sống yên ổn bên cạnh người láng giềng khổng lồ?

Tiếp tục đọc