Người Pháp lưu giữ ảnh độc về ‘Hùm thiêng Yên Thế’

Tác giả: Trần Ngọc Linh (chụp lại từ bưu ảnh)

Chân dung cha con Hoàng Hoa Thám, nghĩa quân Yên Thế tập luyện… là những hình ảnh độc đáo, quý hiếm nằm trong bộ sưu tập bưu ảnh Đông Dương của một doanh nhân người Pháp.

Doanh nhân Pháp và 3000 bưu ảnh độc đáo về Đông Dương

14 năm sống ở Việt Nam, 3 năm sưu tầm postcard, ông Guy Lacombe đã sở hữu hơn 3000 hình ảnh độc đáo về lịch sử Việt Nam và các nước Đông Dương. Nổi bật là bộ bưu ảnh về nghĩa quân Yên Thế và thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám.

Ông  Guy Lacombe là một doanh nhân người Pháp đã sống và làm việc ở Việt Nam hơn 14 năm. Ông say mê Văn hoá Việt Nam nên  sưu tầm được nhiều cổ vật giá trị. Trong ba năm, Guy Lacombe miệt mài sưu tầm bưu ảnh Đông Dương bằng cách mua bán và trao đổi trên mạng internet và hiện có khoảng 3000 bức bưu ảnh từ năm 1896 đến 1945 .
Doanh nhân người Pháp, Guy Lacombe đã sống và làm việc ở TP.HCM hơn 14 năm. Ông say mê văn hoá Việt Nam và sưu tầm được nhiều cổ vật giá trị. Trong ba năm, ông miệt mài sưu tầm bưu ảnh Đông Dương bằng cách mua bán và trao đổi trên mạng và đã có khoảng 3.000 bức từ năm 1896 đến 1945 .

Tiếp tục đọc

Vợ ta

Tác giả:

KD: Cảm ơn bạn bè iu quí gửi cho bài này. Xin đăng lên để bạn đọc thư thái trong ngày cuối tuần   😀

Khi còn là người yêu vợ là Thiên Thần
Còn em gái của vợ là… Thiên Nga
Những lá thư của vợ là Thiên Thư
Con đường xưa vợ đi là Thiên Đường

Dáng vợ lướt như là… Thiên Long Bát Bộ
Mùi thơm của vợ là Thiên Hương
Tướng đi của vợ là Thiên Tướng
Vợ có tài tề gia nội trợ là Tề Thiên Đại Thánh Tiếp tục đọc

Kẻ sĩ rời xa, bất tài ăn bám

Tác giả: Lê Chân Nhân

KD: Trước đây, dư luận XH sẵn sàng lên án những người đi học ở nước ngoài không trở về VN làm việc. Giờ đây, dư luận XH lại cho là bình thường, thậm chí … tán thành. Lỗi không phải ở họ!

———-
Đã có nhiều diễn đàn bàn về tình trạng tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài không muốn trở về Việt Nam làm việc. Phần lớn người trong cuộc đều cho rằng họ rất muốn về nước cống hiến, nhưng do môi trường không phù hợp nên họ không dám về, hoặc có người trở về nhưng lại phải ra đi.
(Minh họa: Ngọc Diệp)
(Minh họa: Ngọc Diệp)

Thực ra, tiến sĩ tốt nghiệp ở nước ngoài cũng có năm bảy loại, không thiếu những tấm bằng chất lượng thấp, thậm chí bằng mua. Ở đây chỉ xin được bàn đến tiến sĩ thiệt, có thực tài và có thực tâm, nhưng họ đã không trở về.

Tiếp tục đọc

Ai được lợi khi Việt Nam cho đi quá nhiều?

Tác giả: Bích Ngọc

Việt Nam cho đi rất nhiều, đang lấy của người nghèo cho người giàu thông qua việc miễn thuế quá nhiều cho các công ty nước ngoài.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan chỉ thêm những nghi vấn về việc ai sẽ là người hưởng lợi khi ưu đãi, nuông chiều quá mức các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khi họ vào làm ăn mà không đóng thuế.

Chắc chắn có một nhóm người hưởng lợi

Từ 2015 Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài theo cam kết WTO. Theo đó sẽ phải giảm thuế theo các cam kết nhất là luồng hàng từ các nước xung quanh với những sản phẩm tương tự của Việt Nam sản xuất được. Tiếp tục đọc

Sắc màu thu

Tác giả: Việt Phương
 
KD: Rất lâu rồi, bất ngờ thi sĩ Việt Phương gửi cho mình chùm thơ của ông, gồm nhiều bài khác nhau. Có bài có title và có bài không. Mình xin phép được lấy một cái title chung là Sắc màu thu. Bởi có lần nghe ông nói, rằng mùa thu thường là mùa người nghệ sĩ rất giàu cảm xúc, tái tạo sức lực để sáng tạo.
Thơ ông, ở tuổi này vẫn rất trẻ trung và ngôn từ luôn đầy… sắc màu. Ẩn chứa một tâm hồn đa cảm, dễ xao động trước cuộc sống, trước tình đời, tình người.
 
Cảm ơn thi sĩ Việt Phương  🙂

                                    HÀ NỘI

               
                Ta sống đây một thời như bỡn cợt

                 Như nghiêm trang như thảng thốt đêm ngày
                 Bao đảo lộn choáng người không báo trước
                 Thu đã về vẫn đậm chất nồng say
 
                 Những ngày này sao có thể bình yên
                 Nạn tham nhũng vẫn triền miên lan rộng
                 Đại gia nào ăn bẩn đầy lấp họng
                 Quan chức nào chất đống việc đê hèn                

Tiếp tục đọc

Tiến sĩ “lái gỗ”, 200 triệu đồng và thị trường… nhân cách

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên (Bản gốc)

Một chuyện ngược đời. Trong khi “chợ trời… nhân cách” thản nhiên mua bán vô tư, thì thị trường kinh doanh của nước Việt, lại rất khó khăn.

———————–

ICách đây 03 năm, trên báo Tia Sáng có đăng một bài viết nhan đề “Khái niệm thị trường giáo dục và vai trò các tác nhân”. Ngay ở phần đầu bài viết, tác giả đã phải thanh minh để tránh sự hiểu lầm từ phía bạn đọc. Rằng bài báo không phải là sự bênh vực cho thị trường GD theo cách hiểu thuần túy- GD là một loại hàng hóa trao qua đổi lại trên thị trường kinh tế. Đủ hiểu, thị trường GD- một khái niệm còn quá mới mẻ, gây tranh cãi sóng gió trong xã hội. Và chắc chắn còn cần rất nhiều những chính sách điều chỉnh của quản lý Nhà nước, khi mà hiện nay, các trường ĐH tư thục đang âm ỉ những trận chiến, hoặc lồ lộ hoặc ngấm ngầm xung quanh mỗi hai chữ- đồng tiền.

Có điều, thị trường GD ở VN chưa rõ đi theo hướng nào, nhưng  không ít các ông thầy của ngành này, đã tự nhiên nhi nhiên buôn bán bất cứ cái gì có thể bán được các “mặt hàng GD” ngay trên … “chợ trời GD” ảo, hiểu một cách thô thiển nhất của từ này.

Mà thực chất đó là thị trường buôn bán… nhân cách. Rẻ, đắt tùy theo giá trị mỗi mặt hàng, mỗi phi vụ. Tiếp tục đọc

Lời cam kết từ con buôn

Tác giả: Nhạc sĩ Tuấn Khanh

.KD: Có cái gì giờ đây không buôn được, kể cả nhân cách?

————-

Có vẻ như những người đề xuất nên cuộc cách mạng sách giáo khoa điện tử đã không còn đủ sức bình tĩnh trước món lợi 4000 tỷ sẽ đem về, nên họ đang làm tất cả mọi thứ để thúc giục cho một cuộc chuyển đổi đầy bất cập mà ai cũng nhìn thấy. Để thuyết phục tốt hơn việc các phụ huynh trên toàn quốc gia phải chi tiền cho sách giáo khoa điện tử (*). Rất nhiều lời cam kết về sản phẩm này đã xuất hiện, nhưng ngay từ đầu, ở mọi phía đã hiện rõ tính cách con buôn vô trách nhiệm trong việc thèm muốn bán được hàng hơn là một chiến lược đầy khát vọng trong sáng cho một quốc gia.

Tiếp tục đọc

Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý vụ “con cháu trúng tuyển”

Tác giả: PV (tổng hợp)

KD: Nước Việt mình hay có phong trào. Phong trào nuôi chó Nhật, nuôi cá trê phi… giờ là phong trào 5C   😛

Cảnh nhiều người mệt mỏi chờ nộp hồ sơ tuyển công chức ngành thuế tại Hà Nội

Cảnh nhiều người mệt mỏi chờ nộp hồ sơ tuyển công chức ngành thuế tại Hà Nội

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Công an xử lý sai phạm trong thi tuyển công chức Cục Quản lý thị trường.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trước đó đã nhận được Công thư của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương phản ánh, kiến nghị xử lý các sai phạm trong thi tuyển công chức Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương).

Về việc này, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Công an xử lý các kiến nghị của Đại biểu Quốc Nguyễn Sỹ Cương về sai phạm trong thi tuyển công chức Cục Quản lý thị trường, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30.9.2014.

Tiếp tục đọc

Cầm tiền đi và hãy trả lời “công chức họ hàng” tốt hay xấu

Tác giả: Đào Tuấn

KD: “Chúng tôi hài lòng; chúng tôi rất hài lòng; chúng tôi quá hài lòng”. Đây là những câu trả lời từ nhân dân cần lao mà Bộ Nội vụ và Ngân hàng Thế giới đã nhận được sau cuộc khảo sát thăm dò về “mức độ hài lòng” với dịch vụ hành chính công, vừa được công bố trên phương tiện thông tin đại chúng” (ĐT)

Hị…hị…. Anh rút đồng tiền, tôi liền nói … tốt, tốt  😀

Không “hài lòng” không được, như chẳng hạn ở Phú Thọ, mức độ hài lòng với các dịch vụ hành chính công lên đến 86%. Không “rất hài lòng” không xong, bởi chẳng hạn tỉ lệ hài lòng với thủ tục xin cấp phép xây dựng, đạt đến 88%.

Tiếp tục đọc

Sợ nói dối, nói hay mà không làm

Tác giả: Quốc Minh (thực hiện)

KD: Bác Hồ rất sợ lời nói dối, nhất là những cán bộ chủ chốt mà nói không thật thì tạo ra bao kẻ nói dối” (ĐDT).
Ngày nay, niềm tin của con người đặt trên cơ sở, là kiểm chứng lời nói ở thực tiễn việc làm. Nếu lời nói không gắn với vệc làm, sớm muộn, niềm tin ở người dân sẽ mất. Đó là cái mất lớn nhất, khó có gì bù đặp được.
Sự phát triển của thông tin, của XH ngày nay buộc trách nhiệm của cán bộ phải xứng tầm với vị thế. Nếu không những cái uy đó chỉ là uy dởm

Ông Đoàn Duy Thành – Ảnh: Quốc Việt

Từng trải qua nhà tù Côn Đảo, rồi giữ các trọng trách quan trọng như bí thư Thành ủy Hải Phòng, bộ trưởng Bộ Kinh tế đối ngoại, phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp VN, ông Đoàn Duy Thành có nhiều trải nghiệm sâu sắc về làm việc theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ông chia sẻ với Tuổi Trẻ Tiếp tục đọc