Gánh nặng ‘vợ lẽ, con riêng’ khiến BS Tường bất chấp tất cả để giấu tội?

Tác giả: theo GĐ và XH

KD: Với những thông tin liên quan đến cuộc sống, sinh hoạt của Nguyễn Mạnh Tường và người tình, có thể nhận định, áp lực kinh tế đặt lên vai Tường vô cùng nặng gánh. Ngoài mẹ già, em dại, gia đình chính thức, Tường còn phải một nách lo cho người tình và ba đứa con riêng. (GĐ & XH)
Như một quy luật, rất lạ, kẻ phạm tội nào khi bị phát hiện cũng có vợ nhỏ, con riêng. Như Dương Chí Dũng, Dương Tự Trọng. Nay là bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường.

————-

Những dấu vết về bê tông quanh hai bên đùi và chất còn dính lại trên thi thể nạn nhân, nhiều người đã đặt ra giả thuyết bác sĩ Tường đã can thiệp, tìm mọi cách phi tang hòng trốn tội?

Nhưng nếu giả thuyết này được khẳng định thì nhiều câu hỏi khác lại đặt ra? Vì sao không có nghiệp vụ, Tường vẫn liều lĩnh thực hiện ca phẫu thuật gây nguy hiểm tính mạng? Vì sao sau khi ca phẫu thuật thất bại, Tường tìm mọi cách che giấu? Phát hiện bất ngờ dưới đây có thể là câu trả lời “vén màn” tất cả sự thật.

“Người thứ ba” giấu mặt

Tiếp tục đọc

Sau 6 năm bỏ nhà lang bạt, chú cừu Shrek đã biến thành “Quả Bóng Lông”

Tác giả: theo vietdaikynguyen.com

KD: Tội nghiệp quá. Vừa thương vừa buồn cười. May mà “em” cừu đã gặp lại được chủ cũ. Thương quá đi mất  😛

—————

Một chú cừu đã bỏ nhà đi trong 6 năm, không có chút tin tức nào cả. Ông chủ của chú cừu này đã tình cờ tìm lại được chú sau 6 năm biệt tích. Lần này chú đã trở thành một quả cầu tuyết bẩn. Sau khi cạo lông, người ta đã cân được tổng cộng 27kg lông cừu, đủ để dệt được 20 bộ đồ đàn ông.

101083_medium

6 năm không được cạo lông, Shrek đã trở thành một quả bóng lông bẩn. (Ảnh Internet).

Chú cừu Shrek này thuộc dạng lông cừu Merino được một người nông dân tên là John (John Perriam) ở New Zealand nuôi, một ngày nó đã đi mất và một lần đi là đi liền 6 năm trời.

Khi John tình cờ tìm thấy Shrek thì chú cừu đã trở thành một “quái vật” với hình thù kì dị: lông mọc dài đã che phủ mắt và khuôn mặt, toàn thân được bao bọc phủ trùm như trong một tấm chăn nặng, Shrek cử động và đi lại hết sức bất tiện.

Tiếp tục đọc

Thời của liền-bà

Tác giả:

KD: Đàn bà An-nam mà làm nghề viết lách thì không là quái vật cũng là phường chốn chúa lộn chồng” (nói trong lúc hàn huyên, không phải trong soáng-toác)  (VVQ)

Hẳn người viết tự thấy mình xứng đáng được thế? Người viết câu này, dù hàn huyên, cũng không che giấu được tâm lý mặc cảm, tự ti. Khổ!  😀

—————-

Chưa bao giờ liền-ông An-nam mất giá thê giảm như hiện nay. Ai cũng có thể phê phán chửi rủa nhiếc móc liền-ông An-nam. Liền-bà chửi liền-ông đã đành (liền-bà chửi liền-ông thì nhiều, nhưng đơn cử trường hợp mới đây, có quí cô gì viết bài đăng báo hẳn hoi, phê phán liền-ông An-nam, trong đó phê cả không biết mần-tình), nhưng liền-ông cũng chửi liền-ông (Bác too) mới lạ.

Liền-ông Việt chửi liền-ông Việt đã đi một nhẽ, thôi thì tự an ủi, đó là hành động tích cực “phê và tự phê”, nhưng liền-ông ngoại không đâu cũng nhẩy vô chửi liền-ông An-nam (trường hợp anh Dâu-Joe-tây chả hạn.

Tiếp tục đọc

Vụ dân kiện Chủ tịch Hà Nội: Chỉ có dân là chịu thiệt thòi

Tác giả: Ngọc Quang

Anh Nguyễn Khắc Kiên tiếp tục đề nghị Bộ Tư pháp làm rõ sự bất công khi thu hồi đất tại huyện Từ Liêm từ năm 2007. Lãnh đạo Hà Nội biết nhưng không giải quyết?

Bất công khi thu hồi đất cùng thời điểm tại huyện Từ Liêm

Ngày 27/1/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 17/NĐ-CP trong đó tại khoản 4 Điều 4 quy định: Việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp được thực hiện bằng giao đất hoặc hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp chủ yếu bằng học nghề.

Tuy nhiên, khi thu hồi đất tại xã Tây Tựu (huyện Từ Liêm) năm 2007 để thực hiện dự án xây dựng ga đề-pô xe điện, Hà Nội không áp dụng Nghị định 17 mà vẫn làm theo quyết định 26/2005 “Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ chi phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp 25.000đ/m2”. Điều này dẫn tới việc anh Nguyễn Khắc Kiên (con trai ông Nguyễn Khắc Lượng, xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm) đâm đơn kiện đích danh Chủ tịch UBND TP Hà Nội là ông Nguyễn Thế Thảo, với lý do chính sách này trái Nghị định 17.

Tiếp tục đọc

Người đàn ông mù ở Hà Nội biết đi xe đạp và có… 10 vợ

Tác giả: Theo Lao động
KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết này. Vội đưa lên ngay. Khâm phục bác này quá cơ  😀     Tài đến thế là cùng   😛
————–

Kỳ lạ hơn, ông còn lấy được liền tù tì 10 người vợ (cả chính thức và không chính thức) và có đến 24 người con.

Bị mù từ năm lên 2 tuổi, nhưng ông Nguyễn Văn Sơn ở thị trấn Chi Đông (Mê Linh, Hà Nội) lại biết đi xe đạp. Kỳ lạ hơn, ông còn lấy được liền tù tì 10 người vợ (cả chính thức và không chính thức) và có đến 24 người con.
Năm nay đã ở tuổi 63, nhưng hằng ngày ông Sơn vẫn đạp xe phăng phăng đi buôn sắt vụn, xe đạp, tivi cũ… về bán kiếm tiền lo cho cuộc sống gia đình.

Dù bị mù nhưng ông Sơn vẫn biết đi xe đạp và buôn bán khắp nơi.

Tiếp tục đọc

Đêm Trò Trám- đêm tình phồn thực !

Tác giả: Đào Dục Tú

KD: Đọc bài này, càng thấy các cụ nhà ta ngày xưa ghê lắm. Đa tình, đa đoan…. Mà sao dạy con cháu nghiêm khắc thế nhể?

Cảm ơn anh Đào Dục Tú   😀

—————    
 “Đêm Trò Trám” là một bài thơ của tác giả Cao Văn Định, tôi được đọc trong cuốn sổ tay cũ sờn, đã phải mầu mực Cửu Long quen thuộc thời bao cấp của một ông bạn vong niên tuổi . . . thượng lão tám mươi nhăm. Ông có thú vui tuyển chép thơ tình, những bài hay theo “chuẩn của ông”được đăng đó đây trên sách báo,nhất là  báo Văn Nghệ , từ thủơ còn là “anh giáo văn”  Nam Định thập kỷ sáu mươi thế kỷ trước. Ngoài bài thơ ” Đêm Trò Trám”, tôi không biết gì hơn về tác giả Cao Văn Định nên mạn phép gọi ông là “nhà thơ một bài”, một bài thơ về đêm tình phồn thực rất đáng đọc ,đáng nhớ.

Người Việt mình từ thủơ xa xưa ,mặc dù hàng nghìn năm Bắc thuộc bị cầm tù tư tưởng bởi chịu sự kiềm tỏa rất khắc nghiệt của đạo đức, lễ giáo phong kiến, lấy tam cương ngũ thường của Khổng giáo làm cái gông tinh thần. Ấy thế  nhưng trong hệ thống lễ hội văn hóa dân gian từ rất cổ xưa có một nét  đặc trưng, là ở nhiều vùng tồn tại phong tục ,tập tục có sức mạnh “phép vua thua lệ làng”, phép dân “thắng” lễ giáo phong kiến “quan trị” đủ loại ngoại xâm,nội xâm. Tiếp tục đọc

Kiếm hàng trăm triệu mỗi tháng nhờ dịch vụ dạy chó… học ngoại ngữ

Tác giả:  Phạm Huy Thành

Ngoài việc huấn luyện cho chó những chương trình căn bản, nội dung chuyên môn, trung tâm này còn nảy ra sáng kiến dạy tiếng nước ngoài (tiếng Anh, Pháp, Trung) cho chó.

————

34 năm mở trường huấn luyện chó
Ở tuổi 75, chú Vũ Viết Hùng được xem là bậc thầy trong nghề huấn luyện chó ở Sài Thành với thâm niên hơn nửa cuộc đời gắn bó với nghề.
Di cư vào Nam từ năm 1954, vào ngành huấn luyện quân khuyển trong quân đội, năm 1980, chú mở trường huấn luyện chó Vũ Hùng, đến nay cũng đã 34 năm. Hiện nay, trường huấn luyện chó có 2 cơ sở ở TP. HCM: 1 cơ sở bán trú ở quận Tân Phú và 1 cơ sở nội trú ở quận 8 với tổng số “học viên” gần 80 con. 

Cơ sở huấn luyện chó ở quận Tân Phú với gần 40 “học viên”.

Tiếp tục đọc

Lý giải chuyện “bằng tiến sĩ 200 triệu”, ĐH Thái Nguyên: Tất cả tại cái… mồm?

Tác giả: Thọ Phước

KD: Chỉ là … cái mồm. Nhưng cái mồm này tổng kết kỹ nghệ mua bằng dựa trên thực tiễn một cách chuyên nghiệp. chứng tỏ cái kỹ năng hoạt động để “ra bằng ” TS cũng rất chuyên nghiệp. Nhưng như mình dự đoán, do nhiều nguyên nhân, cuối cùng câu chuyện sẽ chỉ là … cái mồm.

Huề cả làng!

————

Sáng nay (22.8), Tổ Công tác của ĐH Thái Nguyên xác minh thông tin tiêu cực liên quan tới PGS.TS Đàm Khải Hoàn được phát hiện do báo chí đăng tải đã đưa ra kết luận sơ bộ về vụ việc.

3 cuộc họp và một bản kiểm điểm
Theo đó, ông Đặng Kim Vui, GĐ Đại học Thái Nguyên, Tổ trưởng Tổ công tác đã thông báo kết luận sơ bộ về kết quả xác minh thông tin về vụ việc. Cùng với đó là những công việc dự định sẽ triển khai sau thời điểm này. Các nội dung chính được kết luận trong văn bản này bao gồm:


Ông Đặng Kim Vui đọc bản kết luận sơ bộ.

– Qua 3 cuộc họp, Tổ công tác ghi nhận ý kiến đánh giá, nhận xét chung về ông Hoàn là một người thầy có phẩm chất đạo đức tốt, trách nhiệm với công việc được giao dù bất kỳ vị trí nào, tận tụy, nhiệt tình.

Tiếp tục đọc

Vài suy nghĩ về giọng nói và biểu tượng Quốc gia

Tác giả: Xuân Dương
KD: Không phải ý kiến của NSUT Kim Tiến không có lý. Việc chuẩn hóa giọng nói trên Đài truyền hình Quốc gia là đúng. vì các Đài địa phương, đài nào cũng có bản sấc của Đài đó. Tuy nhiên ở xã hội mình, đụng vào đâu cũng… nhạy cảm, kể cả giọng nói, vì mọi việc từ lâu đã bị “chính trị hóa” tất thảy. Nên lập tức người ta phản ứng, quy kết đủ thứ…. Mệt!.
.
Một dẫn chứng cụ thể. Bạn mình kể, khi các chuyên gia người nước ngoài, họ học tiếng Việt, và học đúng một ông thầy người Nghệ An- Hà Tính chi đó. Rút cục, các chuyên gia nước ngoài nói tiếng Việt toàn nói kiểu giọng của các thầy, nghe cực kỳ buồn cười. Dẫn chứng câu chuyện này, chỉ để minh họa cho việc “chuẩn hóa” về phát âm tiếng Việt, rất cần những điều kiện cần và đủ. chứ mình không hề có ý “định kiến” gì người vùng miền nào.————

Chuẩn hóa tiếng nói, chuẩn hóa phát âm là yêu cầu của quá trình phát triển khoa học, kỹ thuật, không phải là ý đồ một cá nhân hay của một thiểu số người…

Đang có nhiều ý kiến trái chiều về giọng nói của phát thanh viên trên VTV. Tham gia cuộc tranh luận có cả nghệ sĩ ưu tú Kim Tiến, chất giọng của chị đã đi vào lòng người suốt một thời gian dài. Quan điểm của một phía là phải có giọng chuẩn toàn quốc, phía kia là phải đa dạng các giọng nói đặc trưng cho các vùng miền.

Tiếp tục đọc