Tác giả: Đào Dục Tú
KD: “Ai cũng biết rằng mô hình tư tưởng là cái gốc “đẻ” ra mô hình tổ chức bộ máy nhà nước, mô hình kinh tế xã hội, “vẽ” ra chính sách đối nội đối ngoại v.v…. Vậy tóm lại nôm na thoát Trung trước hết là thoát mô hình tư tưởng, cái gốc của mọi mô hình thực tiễn, thời xưa lẽ ra đã phải. . . ý thức thế và thời nay càng phải thế!.” (ĐDT)
Mình đọc nhiều bài viết về thoát Trung, và càng thấu hiểu tâm lý xã hội của người dân Việt rất hiểu bản chất của Trung Hoa. Nhưng cảm nhận của mình là không dễ. Vì sao? Thì điều đó không phụ thuộc vào ý chí, tấm lòng người dân. Đối chọi với một kẻ láng giềng quá thâm hiểm, khi cương, khi nhu, khi cây gậy, khi củ cà rốt, thì rất cần bản lĩnh, chí khí, bước đi khôn ngoan nhưng hợp với lòng dân, và lợi ích dân tộc phải trên hết.
Cảm ơn anh Đào Dục Tú đã gửi bài viết này 😛
————-
Quả là “trong cái rủi có cái may” như câu cổ ngữ Việt đúc kết ,như chuyện “Tái ông thất mã” của nước láng giềng khổng lồ mà ấn tượng sâu đậm nhất trong tâm thức dân tộc ta là trường kỳ lịch sử cũng là trường kỳ “họ” mai phục, chờ thời cơ xâm lược, đô hộ đất nước Việt. Sự kiện giàn khoan “khủng long tiền sử” liều lĩnh lù lù thẳng tiến vào lãnh hải Việt Nam như chỗ không người, như biển vô chủ, quả là một tác nhân khách quan ngoài ý muốn của cả . . . ” hai phía”, làm dấy lên làn sóng “thoát Trung” “thoát Hán” tự phát ngoài luồng chính thống, nhiễu động và lan tỏa, tác động mạnh đến tâm tư tình cảm cũng như chính kiến “đối ngoại” của đông đảo các tầng lớp người Việt trong và ngoài nước.

Nhiều người đặt vấn đề “thoát Trung”, cụ thể là thoát cái gì? Người Việt thời hội nhập toàn cầu thế kỷ 21 có muốn thoát Trung thật sự hay không và có . . . khả năng ” thoát” được không? Tôi không dám lạm bàn cả ba vấn đề quá sức ấy. Chỉ xin đưa ra một vài suy ngẫm tản mạn, góp thêm ý cho câu trả lời “thoát Trung trước hết, cụ thể là thoát cái gì?”. Tiếp tục đọc →
Bạn phải đăng nhập để bình luận.