Nông dân

Tác giả: Nguyễn Sĩ Đại

KD: Bạn bè iu quí gửi cho mình bài thơ Nông dân của Nguyễn Sĩ Đại, kèm theo đó là một lời bình: Chấp nhận sự sàng lọc nghiệt ngã của quy luật thời gian, bài thơ “Nông dân” của nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại (NSĐ) đã qua  20 năm vẫn sống trong lòng bạn đọc vì tiếng nói mới mẻ, giàu ý nghĩa của nó. Bằng tư duy thơ, bằng cảm xúc thẩm mĩ, bằng “đôi mắt” của thời kì đổi mới, nhà thơ đã nhìn thẳng vào sự thật để nói lên sự thật​!​

Nguyễn Sĩ Đại cũng là một đồng nghiệp cũ của mình bên báo Nhân Dân. Những thành bại, vinh nhục của cuộc đời mỗi con người, đều là sự gieo trồng và gặt hái của năng lực, nhân cách họ. NSĐ cũng không ngoài quy luật ấy.

Xin đăng lại bài thơ Nông dân, để bạn đọc chia sẻ.

————

Có người nói nông dân không tư tưởng
Nông dân làm cản trở bánh xe lăn
Tôi đã thấy nông dân suốt một đời làm lụng
Nuôi cái ăn chung trên mảnh đất khô cằn.

Tôi đã thấy trên chiến trường ngã xuống
Những nông dân áo lính, máu tươi ròng
Chết tưới đất, sống ngày cày xới đất
Không bổng lộc nào theo đến luỹ tre xanh.
Tiếp tục đọc

Điều tra Chu Vĩnh Khang: Tiền liên quan hơn 80 tỷ USD

Tác giả: Thu Thanh (tổng hợp)

KD: Đọc bài này, mình bỗng nhớ tới câu nói của bác Đặng Nghiêm Hoành, lúc đó làm ĐS của VN tại TQ khi đoàn công tác của mình sang thăm và làm việc với một số tập đoàn báo chí TQ: Nước lớn, nên quy mô tham nhũng của các quan chức nó cũng lớn kinh khủng Đó là chuyện cách đây đã 15 năm.

Nhưng giờ chắc cụ Hoành cũng không thể hình dung hết độ tham nhũng của quan chức TQ nó cũng … vĩ đại đến thế. Nhưng của thiên lại trả địa, mà thôi

———

 Sau một tháng lập án điều tra, số tiền liên quan trong vụ án tham nhũng Chu Vĩnh Khang đứng đầu hơn 81,07 tỉ đô la Mỹ…

Thông tin được phương tiện truyền thông Trung Quốc tiết lộ ngày 3/9, sau một tháng lập án điều tra, số tiền liên quan trong vụ án tham nhũng do cựu Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc Chu Vĩnh Khang đứng đầu hơn 500 tỉ nhân dân tệ (hơn 81,07 tỉ đô la Mỹ).

Tuần san Quảng Đông cho biết liên quan đến ông Chu Vĩnh Khang có một nhóm lợi ích rất lớn, chỉ một vụ tham nhũng liên quan đến một công ty dầu mỏ (CNPC) đã có hơn 10 quan chức cấp cao liên can, số tiền tham nhũng đến 102 tỉ nhân dân tệ (gần 16,54 tỉ đô la Mỹ), tương đương 10% lợi nhuận của tổng cộng 113 doanh nghiệp nhà nước trực thuộc trung ương.

Cựu Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc Chu Vĩnh Khang bị lập án điều tra liên quan đến số tiền tham nhũng lên tới 500 tỉ nhân dân tệ hoặc nhiều hơn.
Cựu Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc Chu Vĩnh Khang bị lập án điều tra liên quan đến số tiền tham nhũng lên tới 500 tỉ nhân dân tệ hoặc nhiều hơn.

Tiếp tục đọc

Trí thức thời nay – đằng sau thói háo danh là tình trạng tha hóa kéo dài

Tác giả: Vương Trí Nhàn

Bệnh sùng bái danh hiệu, chức vụ… trong giới trí thức từng được Đặng Hữu Phúc (TuanVietNam 24-06-2009) xem như một quốc nạn. Chỉ có thể chia sẻ với một khái quát như thế nếu người ta nhận ra những gì đứng đằng sau cáí căn bệnh có vẻ dễ thương đó là sự liên đới của nhiều “chứng nan y “ cùng là sự tha hoá của giới trí thức cũng như của nhiều lớp người khác.

——–

 Mỗi khi nói tới trí thức VN thời trung đại, tôi thường nhớ tới một câu chuyện trong sử cũ.

    Nửa cuối thế kỷ thứ XVII, có một trí thức Trung quốc là Chu Thuấn Thuỷ trên bước đường chống Thanh phục Minh nhiều lần đến Việt Nam. Lần ấy, khoảng 1657, nghe Chúa Nguyễn có hịch chiêu mộ những ai biết chữ để giúp vào việc nước, Chu ra trình diện. Nhưng ông cảm thấy chung quanh không hiểu mình, không thi thố được tài năng, lại bị làm phiền, nên bỏ sang Nhật. Sau ông đóng góp rất nhiều vào viêc phát triển xã hội Nhật. Tiếp tục đọc

Tâm đàm về cái Sự học, Tri thức và Trí thức

Tác giả: Nguyễn Tất Thịnh (Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia)

KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết này về trí thức, tri thức, xin được đăng lên đây để bạn đọc chia sẻ   😛

——–

Ngày xưa, người có trình độ như ông Giáo Thứ ( trong Sống Mòn của Nam Cao ) có thể được xem là Trí thức. Nói chúng họ có vẻ như là người học rộng biết nhiều, và có trình độ được đào tạo cao hơn mặt bằng chung, thuộc tầng lớp được xã hội gọi là ‘Thày’, như Thày Giáo, Thày cãi, Thày thuốc…

Ở xã hội ta, nhiều chục năm nay, mặc định trong nhìn nhận của xã hội, Trí thức là ‘một tầng lớp học cao của xã hội’ có bằng cấp từ Đại học trở lên. Nhưng kì lạ hơn nữa, khi theo điều tra của cá nhân tôi, tầng lớp này, dường như, một cách phổ biến trong nhiều năm, được hầu hết cộng đồng xem rằng họ thường ở trong biên chế các Cơ quan Nhà nước hoặc các tổ chức lớn ( NGO chẳng hạn ). Đến nay thậm chí đương nhiên còn có sự so sánh – phải nói là có lý nhưng rất kì quái – Bằng Đại học Tại chức không bằng Chính qui, Trí thức trong biên chế Nhà nước được đào tạo tốt hơn Trí thức ở các tổ chức ngoài Nhà nước, Phó Tiến sĩ tức là Tiến sĩ và Tiến sĩ khoa học…

Tiếp tục đọc

Chủ nghĩa xã hội thật sự là gì?

 Tác giả: Trần Xuân Bách
.
KD: Bất ngờ, bạn bè iu quí gửi cho bài viết này. Duyên phận của con trai mình khiến gia đình mình trở thành thông gia với gia đình anh Trần Xuân Bách, khi đó, anh TXB còn sống. Và khi đó, mình cũng thấy hết nỗi cô đơn của người “ngã ngựa” trên chính trường ra sao. Nhưng đó là nhân cách sống của anh TXB, chấp nhận sự hy sinh quyền lực, để bảo vệ quan điểm, lập trường của mình, như bảo vệ chân lý, khi bản thân anh nhận thức như thế. Một tầm nhìn mà rồi đây lịch sử sẽ phải đánh giá.
.
Và mình thực sự khâm phục chị Thịnh- vợ anh TXB, nhân vật mà Osin Huy Đức đã viết trong Bên thắng cuộc.Một người đàn bà hết lòng vì chồng, khi chồng gặp họa, rủi ro. Sống cho chồng đến như vậy, là trọn vẹn.
.
Gia đình mình rất thương anh TXB, khi đó đã có lúc nhớ lúc quên. Thương nhất, và xót xa nhất, là những lúc nếu nhắc đến HCM, là anh TXB như linh hoạt trở lại, đôi mắt bỗng sáng rưc lạ thường. Có lần mình đang ngồi chơi anh TXB mời: Sang đây, sang đây nhé! Bọn mình sang phòng riêng của anh. Và mình không tin vào mắt mình. Ảnh cụ HCM được anh “lồng” vào những giấy bóng kính, rất trang trọng. Đủ các kiểu ảnh.Và anh giới thiệu từng bức.
.
Trong lòng mình bỗng có gì như niềm thương xót, một con người sống cũng đầy lý tưởng cho dân, cho nước, và rất liêm chính. Con trai mình thỉnh thoảng đùa mà thật: Ba Bách thì chẳng bao giờ có tiền trong túi, và không biết tiêu tiền. Món ăn Ba Bách thích nhất là thịt kho tàu, rau muống luộc và chuối tiêu, mẹ ạ.
.
Cũng rất thương, các con mình sống trong sáng, hồn nhiên, nhìn nhận đúng sai của XH rất công tâm, công bằng. Và bao giờ cũng nhìn ra những mặt tích cực. Mình thương các con lắm!
.
Nay, đọc bài viết của anh TXB. Mình xin đưa lên Blog để bạn đọc chia sẻ. Tin chắc, ở nơi xa lắm, anh TXB vẫn mỉm cười, tin là anh nhận thức đúng..
.
 
 
.
Talawas: Ông Trần Xuân Bách, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng trong giai đoạn 1986-1990, khi hệ thống xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới đứng trước những biến đổi nền tảng và cuối cùng tan vỡ, là một trong những nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam công khai đưa ra sớm nhất yêu cầu về đa nguyên chính trị, về cải tổ chính trị song song với cải cách kinh tế, nhưng không tìm được sự ủng hộ trong Đảng và buộc phải nghỉ hưu từ tháng 8.1990. Ngày 01.01.2006, ông qua đời tại Hà Nội, thọ 83 tuổi, tang lễ đã được cử hành ngày 07.01.2006. Nhân dịp này, chúng tôi xin giới thiệu một bài phát biểu cuối năm 1989 của ông về chủ nghĩa xã hội. Ở thời điểm này, bức tường Berlin đã sụp đổ.
.
Chủ nghĩa xã hội thế giới đang đứng trước những thử thách lớn
Một điểm rất thống nhất của toàn xã hội, toàn thể nhân dân hiện nay là trăn trở với tình hình trên thế giới và trong nước. Muốn đưa dân tộc ta tiến lên. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, nếu ta bình chân như vại trước tình hình hiện nay là thiếu trách nhiệm.

Tiếp tục đọc

ĐẶT CƯỢC VỀ ĐƯỜNG BAY VÀNG: Xin thách đấu với ông Trần Đình Bá

Tác giả: Bảo Sơn

KD: Bạn bè iu quí gửi cho mình lá thư này của bạn Bảo Sơn, thách đấu TS Trần Đình Bá. Tôn trọng sự thật, mình xin đăng trên Blog để như một sự thông báo rộng rãi cho công luận và bạn đọc xa gần quan tâm tới Đường Bay Vàng được biết.

————

Tôi tên là Bảo sơn, ở Tp.Hồ Chí Minh, số điện thoại: 0935691082, chỉ là học trò của một vị giáo sư.
Cách đây mấy năm tôi từng thích thú theo rõi thông tin thời sự về đường bay vàng, do cựu  phi công Mai Trọng Tuấn đề xuất.
Gần đây Bộ giao thông vận tải khởi động lại vấn đề này, đang được công luận xã hội quan tâm về những sự kiện có liên quan.
Tôi thấy có tên tuổi và học vị của ông trên báo chí. Không rõ ông có phải là tiến sỹ hay không? Nhưng tôi từng biết ông là người thích và từng mấy lần thách đấu với Cục Hàng không (các báo chí đã từng đăng thông tin thách đấu của ông).
Tôi cũng là người có máu thích đấu như ông. Không phải là cờ bạc, mà chỉ muốn tìm ra chân lý.
Vì vậy, nay tôi xin thách đấu với ông như sau:

Tiếp tục đọc

Cục HKVN nên họp báo công bố kết quả thử nghiệm “đường bay vàng”

Tác giả: Cao Nguyên

.“Đây là một cuộc thử nghiệm quy mô, thu hút sự quan tâm của dư luận, vì vậy kiến nghị Cục HKVN tổ chức họp báo và trả lời những quan tâm của người dân...”.

————

TS Trần Đình Bá đã kiến nghị như trên sau khi nhận được thông tin đã có những kết quả sơ bộ về cuộc thử nghiệm đường bay thẳng.

Thông tin được báo Giao thông Vận tải đăng tải hôm nay cho biết, kết quả chuyến bay thử nghiệm trong SIM A321 cho thấy, đường bay thẳng Nội Bài – Tân Sơn Nhất qua Lào, Campuchia nhanh hơn được 5 phút so với đường bay hiện hữu, tiết kiệm được quãng đường 85,2km và 190kg dầu.

Tiếp tục đọc

Nhớ và quên

Tác giả: Tuấn Khanh
.
KD: Mình chỉ nghe tên nhà báo Đoàn Thạch Hãn mà không quen biết ông. Mới đây ông trở về với cát bụi. Tình cờ đọc bài viết này của nhạc sĩ Tuấn Khanh, một bài viết rất tinh tế, muốn đăng lên để bạn đọc chia sẻ, suy ngẫm, tùy nhận thức, trình độ, “phông” văn hóa mỗi người. Với mình, đây là một bài viết chân thật, mà sâu sắc. Có cả nỗi đau ẩn chứa đâu đó, của người ra đi, của người ở lại…
.
IMG_1061.JPG

Có một câu chuyện tôi chưa từng kể với ai. Câu chuyện vẫn thỉnh thoảng gợi nhớ về những ngày đầu tiên tôi bị lôi xềnh xệch vào một xã hội chính trị, lôi vào một thế giới mà tôi luôn loạng choạng đứng ở lằn ranh mong manh, giữa những điều vĩ đại nhất hoặc ô trọc nhất.

Tiếp tục đọc

Vào Quốc hội mà cứ ‘im như thóc’ thì vào làm gì?

Tác giả: Theo Pháp luật t/p HCM

KD: Để làm “con nợ” của nhân dân   😀

Đó là bây giờ đã bớt đi các “cây cảnh” bày biện trong nghị trường như trước đây: Các nghệ sĩ, diễn viên điện ảnh, diễn viên chèo, cải lương… Đến nỗi, nhà văn Nguyễn Quang Thiều kể cho mình nghe, một diễn viên chèo là “nghị sĩ”, khi được chỉ định phát biểu trong nghị trường, bí quá Nghị sĩ Chèo này liền nói: Em xin ca một bài chèo để QH nghe.

Mình trố mắt hỏi lại NQT, Thiều bảo “chứ còn gì nữa”.   😀

Cũng chính NQT đã viết bài về một nghị sĩ QH, nguyên là một người nông dân, chuyên đi gánh phân, có đặc điểm thích ăn trầu. Cả một khóa QH, ông không biết phát biểu câu gì, mà cứ ngồi dưới  bỏm bẻm nhai trầu. Và NQT đã tính ra, một khóa QH nghị sĩ đó nhai hết bao nhiêu miếng trầu.

Có câu “Miếng trầu đầu câu chuyện”, mà ở đây nghị sĩ lại chỉ “miếng trầu … đầu im lặng”. Khổ cho những “cây cảnh”. Có cây đẹp, có cây lao khổ, nhưng vẫn chỉ là thân phận “cây cảnh” mà thôi   😀

—————-

“Nói thật với các đồng chí, nhiều lúc mình ngồi trong hội trường Quốc hội mà mình rất đau xót. Anh vào anh ngồi đó, không phát biểu, bỏ ghế trống dân người ta nói…”.
»Đó là những chia sẻ của ông Huỳnh Nghĩa, Trưởng đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng tại Hội nghị đóng góp ý kiến về dự án Luật bầu cử ĐBQH và HĐND (Luật bầu cử) do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức tại TP Đà Nẵng vào ngày 4/9.
Vào Quốc hội mà cứ 'im như thóc' thì vào làm gì?
 Ông Huỳnh Nghĩa, Trưởng Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng, nói: “Các đại biểu vào QH không phát biểu thì vào để làm gì?”

“Anh vào có làm được việc không hay để giữ ghế”

Tiếp tục đọc

Hiến pháp vi hiến

Tác giả:Hoàng Xuân Phú

KD: Trong số những cây bút có bài đăng trên trang mạng XH, mình đánh giá cao nhất GS Hoàng Xuân Phú. vì trí tuệ, sự thông thái, tấm lòng và cả sự hóm hỉnh. Tuy bài viết hơi dài, nhưng bài nào của ông cũng rất đáng đọc. Hiến pháp là công trình đồ sộ của cả một tập thể, được tranh luận, được trao đổi, và duyệt qua bao cấp có thẩm quyền. Mà cuối cùng, dưới con mắt GS Hoàng Xuân Phú, HP có những hòn sạn to tướng đến độ… ê cả răng   😀

Bài này các vị có trách nhiệm biên soạn, thông qua HP rất nên đọc, và cần thiết nên có tiếng nói công khai trao đổi, tranh luận từng vấn đề GS HXP nêu ra, dưới con mắt học thuật, làm sáng tỏ chân lý, không nên quy chụp. Càng không nên im lặng … chả là vàng   😛

Ảnh GS Hoàng Xuân Phú

pháp vi hiến

quyền bất chính

Một hành vi hay văn bản được coi là vi phạm hiến pháp, gọi tắt là vi hiến, nếu nó vi phạm một quy định nào đó trong hiến pháp.

Văn bản pháp luật vi hiến thì không hiếm. Nhưng hiến pháp mà cũng vi hiến thì hiếm hoi đến mức có thể coi là “đặc sản” của chế độ. Tiếc rằng, Hiến pháp 2013 – do Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013 – lại thuộc loại ấy. Chúng ta hãy cùng nhau phân tích mấy điều khoản vi hiến để làm sáng tỏ nhận định này.

Vì mọi điều khoản trong một bản hiến pháp đều được xem là “chuẩn mực”, nên khi hai nội dung mâu thuẫn với nhau thì có thể dùng điều này phủ định điều kia và ngược lại, để cuối cùng thì cả hai đều trở thành vi hiến. Tuy nhiên, ta sẽ không phủ định triệt để cả hai, mà “tha” cho điều khoản có vị thế ưu tiên hơn trong hiến pháp, và dùng nó để đánh giá những điều khoản khác. Vậy căn cứ vào đâu để xác định vị thế ưu tiên trong hiến pháp? Theo tư duy của các nhà lập hiến, chắc hẳn Chương I có vị thế ưu tiên nhất, và Chương II có vị thế ưu tiên hơn (tức là quan trọng hơn) so với các chương sau. Trong nội bộ một chương, điều được đặt lên trước có lẽ cũng được coi là quan trọng hơn điều bị đặt ở phía sau.

Để chứng minh một điều khoản nào đó của Hiến pháp 2013 là vi hiến, ngoài những quy tắc suy luận lô-gích tối thiểu, ta sẽ chỉ dựa vào bản thân Hiến pháp để lập luận. Kể cả khi trích dẫn Hiến chương Liên hợp quốc hay Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 1948, thì không có nghĩa là viện dẫn văn bản ngoại lai, mà chỉ nhằm khẳng định đối tượng đang được khảo sát vi phạm Điều 12 Hiến pháp 2013, cam kết rằng:

“Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam… tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”

Tiếp tục đọc