Tác giả: Huy Phương
KD: Người sống ở HN chưa hẳn là người HN. Và người sống ở SG chưa hẳn là người SG. Từ lâu, mình dùng khái niệm, người ở HN, như thế là chuẩn xác hơn.
Theo cách tính của GS Trần Quốc Vượng, ít nhất người phải có 03 đời sống ở HN mới được coi là người HN gốc. Tức tròn trèm 01 thế kỷ. Tuy nhiên nói thật, đi một lượt các phố cổ buôn bán phần nhiều người HN chính cống thì khi tiếp xúc, cũng sẽ thấy… thất vọng vô tả. Trình độ học vấn thấp, tính “thị dân’ rất cao, tự kiêu tự đại, chả ra làm sao…
Văn hóa, sự thanh lịch, sự tinh tế…. nó phụ thuộc vào quá nhiều điều kiện, và quan trọng không kém, là sự GD, là tự GD của con người đó, của cả cộng đồng đó. Nhưng nói đến GD là nói đến “gót chân Asin” của xã hội rồi 😛
————-
Sau khi đi tù về vài năm, khoảng 1985, tôi có mở một tiệm làm hình và tráng phim gia công trên đường Lý Thái Tổ, Sài Gòn.
Nhờ vậy, ở đây tôi có dịp tiếp xúc với nhiều người đủ mọi tầng lớp xã hội và ở khắp mọi miền, nhất là dân miền Bắc, sau Tháng Tư, 1975, đổ xô vào Nam kiếm ăn rất nhiều. Vì dù miền Nam sau ngày “giải phóng” đã xuống cấp tột cùng, trông cũng còn khá giả, tươm tất hơn ở miền Bắc sau 20 năm dưới chế độ cộng sản.

Sài Gòn ngày nay. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images) |
Một ngày nọ, tôi gặp một người trung niên miền Bắc, trông mặt mày cũng khôi ngô, nhưng áo quần nhàu nát, làn da xanh mét như người thiếu ăn, anh vào tiệm, ngửa tay ra, nói mấy câu. Nghe giọng nói tôi biết ngay là người này ở ngoài Bắc mới vào, đang hành nghề xin ăn.
Tôi hỏi anh, “Tận ngoài Bắc, sao anh vào đây đi ăn xin?”
Bạn phải đăng nhập để bình luận.