Đóng triển lãm ‘Cải cách Ruộng đất’?

Tác giả: BBC Tiếng Việt

KD: Thưa bạn đọc xa gần! Chủ Blog Kim Dung/ Kỳ Duyên lại tạm xa Hà nội ít ngày. Rất có thể, do điều kiện kỹ thuật, nên không cập nhật được thường xuyên bài vở. Mong bạn đọc thông cảm và thứ lỗi  😛

Hẹn gặp lại  😀

Cảm ơn các bạn đọc đã lắng nghe!

——————

Tin từ Hà Nội cho hay cuộc triển lãm Cải cách Ruộng đất 1946 -1957 “bị đóng cửa vì lý do ánh sáng” trong chiều thứ Năm.

Cuộc triển lãm đã gây ra nhiều tranh cãi ngay từ hôm khai mạc.

Báo chí tiếng Việt trong và ngoài nước đã nói nhiều về cách trình bày hiện vật ở bảo tàng này.

Tiếp tục đọc

Con Chim Của Cha Xứ

Tác giả:
.
KD: Hị…hị. 😀
.
Cha xứ của một xóm đạo nhỏ có nuôi một con chim rất khôn.
Cha rất quý con chim này. Một hôm, con chim của cha bị mất,cha nghĩ
rằng xứ đạo mình nhỏ, chắc ai cũng biết là mình có con chim. Nghĩ
vậy nên trong bài giảng trước nhà thờ hôm đó, cha xứ hỏi :
Ai ở trong nhà thờ này có con chim thì đứng dậy ?”, tức thì tất cả
đàn ông trong nhà thờ đứng dậy.
.

Tiếp tục đọc

Sự thật kinh hoàng chưa từng tiết lộ về cuộc đời công nương Diana

Tác giả: Bảo Toàn (Theo Dailymail, BBC)

KD: Mới đây, tờ Dailymail đã tiết lộ những thông tin được cho là bí mật nhất về cuộc đời công nương Diana của xứ Wales với chồng cô là thái tử Charles và hai vị hoàng tử trẻ là Williams và Harry. Trong đó, điều đáng chú ý nhất chính là bà bị căn bệnh về thần kinh và từng muốn giết chết người yêu của chồng, Camilla Parker Bowles (BT).

Đó có thể là căn bệnh thần kinh, cũng có thể là là cơn cuồng ghen. Mới hay, dù là thường dân hay đế vương, đều có những bi kịch của con tim.

Sự thật kinh hoàng chưa từng tiết lộ về cuộc đời công nương Diana

Diana Frances thường được biết đến với danh xưng là công nương xứ Wales, người vợ thứ nhất của Charles và là mẹ của hai vị hoàng tử William và Harry. Bà trở thành một người phụ nữ nổi tiếng kể từ sau khi đính hôn với Thái tử Charles.

Tiếp tục đọc

Biên niên sử của một bi kịch

Tác giả: Nguyễn Hoa Lư (Blog Nguyễn Hoa Lư)

KD: Nhà báo Nhật Tân vừa gửi cho mình bài viết này, với tâm sự của ông. Xin đưa lên đây để bạn đọc chia sẻ. Một cuộc CC mà thấm đẫm nước mắt của người dân, của hậu thế. Đúng là những bài học xương máu thấm thía.

Điều quan trọng hơn, người dân vẫn đang chờ xem việc sửa sai này thế nào, với số phận một người đàn bà có công với CM, với nhiều người khác bị quy sai, đấu tố oan uổng. Người ngậm hờn và con cháu họ, những người còn đang sống…

Kim Dung thân! đọc chuyên này mình nhớ ông anh trai mình, bộ đội chống Pháp cùng với con trai bà Năm. Anh trai mình nay đã 89 tuổi, hồi đó cũng đã là Sư đoàn phó. Năm 1950 chiến thắng Biên giới bà Năm khao cả sư đoàn(anh mình kể vậy). Nhà mình lúc đó có 3 anh là bộ đội chống pháp nên CCRĐ chỉ bị quy lên địa chủ kháng chiến thôi, vì có công với cách mạng. Lẽ ra tất cả ruộng vườn chỉ bị trưng mua theo như đội của Huyện tuyên bố như vậy, nhưng khi đội chuyển đi thì xã họ lại đem tịch thu tất cả kể cả nhà cửa đang ở. Đội của Huyện tuyên bố gia đình được giữ nguyên nhưng khi vắng, Đội huyện đội xã đến cắt 2/3 chia tiếp cho nông dân mà nhà mình vẫn phải chịu?
Hai trong ba ông anh bị thương ở chiến trường  ĐBP đến chiến tranh chống Mỹ, cậu em trai lại hy sinh tại mặt trận Khe sanh. So với gia đình bà Năm thì gia đình mình vẫn còn thuộc loại may mắn? Năm ngoái đọc 02 bài của anh Xuân Ba mình không cầm nổi nước mắt vì thương cảm cho người phụ nữ hết lòng vì CM, lại chịu cảnh oan nghiệt mà hơn nửa thế kỷ vẫn chưa được minh oan và trả lại sự công bằng? Hôm nay đọc bài này và một số bài trên mạng thấy đắng long nghẹn cổ vì quá nhiều bất công?
————————–
*Bất ngờ, mình nhận được email của một người bạn mình vốn quý trọng, iu quí, về bài viết này. Đọc email, mình thấy đó là một người ở trong cuộc nhưng cách nhìn nhận rất trung thực. Xin đăng email đó:
Đọc bài của tác giả Nguyễn Hoa Lư về cải cách ruộng đất.  Đấy là một việc điển hình, trong muôn vàn việc sai lầm trong CCRĐ gây oan khuất
 Viết cho đủ, thì phải viết về “Cải cách ruộng đấtvà Chỉnh đốn tổ chức”, phần cải cách ruộng đấ́t đã sai lầm tràn lan rộng khắp, suốt 5 đợt, đợt thứ 5 tiến hành sau khi có chiến thắng Điện Biên Phủ và Chính phủ đã về Hà Nội, phần chỉnh đốn tổ chức càng sai ghê gớm và kinh khủng.
 Cả hai phần hoàn toàn đồ theo nguyên văn cách làm của Trung Quốc, coi Đảng cộng sản từ cơ sở đã bị
Quốc dân Đảng phản động chui vào, núp danh cộng sản để phá hoại, do đó phải phá vỡ toàn bộ tổ chức gọi là Đảng cộng sản, phải dựa vào bần cố nông, bắt rẽ vào cố nông, xâu chuỗi sang bần nông, đánh đổ nông thôn không phải bần cố nông. 
Lực lượng cải cách ruộng đất chia thành Đoàn, mỗi Đoàn chia thành nhiều Đội, mỗi Đội phụ trách ba xã. Cố vấn Trung Quốc,có phiên dịch, xuông đến từng Đội theo dõi, chỉ đạo, tổng kết.  Trước khi bước sang cải cách ruộng đất, từ đầu năm 1953, là giảm tô, giảm tức, đánh trận phủ đầu.
Đội của tôi gồm 15 người, có nhiều trí thức. Giấy giới thiệu là của Trung ương Đảng và Chính phủ, đề rõ : “Thay mặt Trung Ương Đảng, Quốc Hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt nam quyết đinh mọi việc trong phạm vi các địa phương mà Đội công tác phụ trách”.  Thật là trao quyền quá rộng, có thể nguy hiểm.  
Sai  lầm của CCRĐ và CĐTC nặng quá, tác hại lấu dài quá, cho đến nay.
———————-
* Được biết, đến thời điểm này, Triển lãm về CCRĐ đã đóng cửa.  Nhưng chắc chắn nỗi đau oan trái, oan ức , những vết thương sâu của những thân phận, số phận người Việt trong CCRĐ, chưa thể khép lại, chừng nào sự sửa sai chưa rõ ràng.
 
N.H.L. Mùa Hè năm 2009, tôi về quê thăm cụ giáo Trần Bổng. Tôi là cháu gọi cụ bằng dượng lại vừa là học trò thời cụ đang làm hiệu trưởng trường cấp hai của xã. Dù còn minh mẫn, nhưng gần 90 tuổi ông cụ đã bắt đầu quên vài chuyện và thỉnh thoảng nhắc lại những câu chuyện vừa kể trước đó.
Trong những câu chuyện không đầu không cuối về những kỹ niệm xưa cũ, ấn tượng còn lại từ thời cải cách ruộng đất (CCRĐ) ám ảnh đến mức nhiều lần ông cụ bật khóc, cứ lặp đi lặp lại: “Cháu ạ, nhiều cảnh tượng trong CCRĐ là vô cùng tàn ác, mất hết cả luân thường đạo lý. Dượng không sao quên được!”. Đã qua hơn nửa thế kỷ mà dư âm của nó cứ dai dẳng bám vào tiềm thức của một cụ giáo làng như những vết thương sâu trong tim, không bao giờ lành miệng, tận đến lúc cuối đời. 
Cuộc CCRĐ long trời lở đất ấy đã bắt đầu như thế nào? Đây là một số ghi chép tìm hiểu sơ sài của tôi.
1.Chuẩn bị cho CCRĐ
Cuối tháng 5 năm 1953, để thực hiện công cuộc CCRĐ, chính phủ đã “thí nghiệm” ở 6 xã thuộc huyện Đại Từ, Thái Nguyên [1].
Ngày 22 tháng 5 gia đình bà Nguyễn Thị Năm bị đưa ra xét xử, bà Năm bị án tử hình với tội danh “tư sản địa chủ cường hào gian ác”. Cuộc hành hình đầu tiên của CCRĐ. Lúc đó bà năm vừa 47 tuổi.
Hai tháng sau vụ xử bắn bà Năm, báo Nhân Dân đăng bài “Địa chủ ác ghê”, tác giả là C.B. Bài báo mở đầu bằng lời của “thánh hiền” dạy rằng “Vi phú bất nhân”, rằng địa chủ ngoài việc “bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khóa” còn có “bọn địa chủ giết người không nháy mắt”. Đại diện cho loại địa chủ này là mụ địa chủ Cát Hanh Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la. Bài viết kết thúc trong cơn giận dữ tột cùng: “Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng/ Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!”.
Vụ Cát Hanh Long còn được đưa vào sách giáo khoa với đầu đề: “Ấn cổ bọn nó xuống”.
Trong quá trình học tập ra quân cho đợt CCRĐ, trong dư luận đã có ý tổng kết rằng cuộc hành quyết bà Năm “có ba điều sai chính sách và một điều không hợp đạo lý truyền thống của người Việt Nam”. Ba điều sai với chính sách là: Địa chủ kháng chiến, địa chủ kiêm công thương và địa chủ hiến ruộng đất. Điều không hợp đạo lý, bà Năm là một phụ nữ, “bắn một địa chủ là nữ, không cường hào gian ác sẽ trái với đạo lí thông thường của người Việt Nam” [2].
Sau ngày sửa sai CCRĐ, trong những cán bộ cao cấp lan truyền câu chuyện sau. Khi chuẩn bị bị bà Năm, Bác Hồ can thiệp, nói đại ý: không nên đánh phụ nữ dù là bằng một cành hoa, huống hồ đây lại là một án tử hình bắt đầu cho cuộc CCRĐ [3] .
Ngày 4 tháng 12 năm 1953, Quốc hội thông qua Dự luật Cải cách ruộng đất. Ngày 19 tháng 12 năm 1953, chính phủ ra sắc lệnh ban bố Luật CCRD [4] . Trong bài nói trước Quốc hội, Hồ chủ tịch khẳng định: “Luật CCRĐ của chúng ta chí nhân, chí nghĩa, hợp tình, hợp lý” [5] .
Cuối tháng 5 năm 1954, đợt 1 CCRĐ được bắt đầu ở 47 xã thuộc các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Bình [6] của Thái Nguyên và huyện Nông Cống, Thanh Hóa [7] .
2. Hiệu buôn Cát Hanh Long[8]
Chủ hiệu buôn là một người phụ nữ góa chồng Nguyễn Thị Năm. Bà Năm sinh năm 1906 trở nên giàu có nổi tiếng ở đất Hải Phòng, Hà nội. Sớm giác ngộ cách mạng, bà tham gia mặt trận Việt Minh ở Hải Phòng. Nuôi giấu nhiều cán bộ cách mạng như Lê Đức Thọ, Hoàng Hữu Nhân (bí thư Thành uỷ Hải Phòng), Hoàng Tùng, Vũ Quốc Uy, Hoàng Thế Thiện…
Nhà giàu, được giác ngộ nên bà Năm trở thành nguồn cung cấp tài chính cho cách mạng mà bây giờ gia đình tập hợp lại thành một hồ sơ dày đặc từ việc góp 20.000 đồng bạc Đông Dương tương đương bẩy trăm lạng vàng, thóc gạo, vải vóc, nhà cửa và là một trong những người đóng góp tiêu biểu nhất của “Tuần Lễ Vàng” ở Hải Phòng.
Dù đã đứng tuổi theo quan niệm đương thời, nhưng người phụ nữ 40 tuổi của thành phố cảng ấy đã phóng xe nhà treo cờ đỏ sao vàng từ Hải Phòng lên thẳng chiến khu qua thành phố Thái Nguyên, nơi quân Nhật còn chiếm đóng đến Đồng Bẩm, Đình Cả, Võ Nhai để báo cho con trai và các đồng chí của mình tin Hà Nội đã giành được chính quyền.
Hai con của bà (với hai cái tên ghép thành hiệu của bà là Cát và Hanh) sau đó về tham gia lực lượng vũ trang ở Thủ đô, một người bị thương khi toàn quốc kháng chiến bùng nổ ngay ở Cầu Giấy – cửa ngõ Thủ đô; một người đã từng tháp tùng đoàn đại biểu chính phủ do các ông Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu… vào Huế tước ấn kiếm vua Bảo Đại rồi sau này trở thành một Trung đoàn trưởng nổi tiếng của Sư đoàn 351.
Trong suốt thời gian kháng chiến chống Pháp, bà Năm tham gia các cấp lãnh đạo của Hội Phụ nữ của tỉnh Thái Nguyên và Liên khu Việt Bắc… Nhiều cán bộ cách mạng, nhiều đơn vị bộ đội thường tá túc trong đồn điền của bà.
3. Cuộc đấu tố bà Nguyễn Thị Năm qua lời kể của người trong cuộc
Người dự cuộc đấu tố đó, nhà sử học Trần Huy Liệu[9] ,  toàn bộ phần này được trích từ nhật ký của ông.
Số người tới dự độ một vạn trở lại, ngồi chen chúc trong một khu đất dưới lùm cây hai bên là núi. Hôm nay nắng nhiều, ánh mặt trời rọi vào khiến nhiều người phải cầm cành cây vừa che cho đỡ nắng, vừa để ngụy trang chống máy bay. Nhưng làm thế thì hàng trước sẽ che lấp hàng sau, không nhìn thấy gì, nên kết cục là phải bỏ cành lá đi và khi nắng quá thì dồn người sang hai bên…
Hôm nay cũng như hôm trước, chủ tịch đoàn lại phạm một khuyết điểm là ra lệnh cho quần chúng hễ thấy địa chủ vào là đả đảo kịch liệt. Một việc làm thừa!
Nguyễn Thị Năm và hai con Hanh, Công cùng đầy tớ là đội Hàm, Chính, Chiêu vào. Quần chúng hô đả đảo vang dậy và đòi phải đứng lên cao quay mặt tứ phía cho ai nấy đều trông thấy mặt để đả đảo. Chủ tịch đoàn giới thiệu từng tên với một tràng lý lịch tư pháp mà không nêu tội ác [10] . Tuy vậy quần chúng cũng chấm dứt từng đứa bằng một làn sóng đả đảo. Quần chúng ghét nhất là đội Hàm, vì tội ác đã đành, mà còn vì đôi mắt đầy khiêu khích. Nhiều người hô bắt nó phải cúi mặt xuống(…).
Những người tố được quần chúng cảm động và tán thưởng nhiều nhất là bà Sâm, chị Đăng và anh Cò. Bà Sâm, với một giọng gợi cảm, kể lể vì Thị Năm mà mình phải suốt đời cô độc, có người rơi nước mắt. Nhưng sự thực, nội dung câu chuyện không có gì. Chị Đăng, một người ở với Thị Năm lâu ngày, tố lên rất nhiều sự việc bí mật và chi tiết. Nhưng, với một giọng lưu loát quen thuộc, chị trở nên một tay “tố nghề” và ít làm cho ai cảm động…
Bà Minh nói việc chẩn bần tại đồn điền Đồng Bẩm năm 1945 đã làm bao nhiêu người chết đói, rồi kết luận bằng những câu: “Mày đừng nhận là chủ đồn điền có được không?”, “Mày chỉ có hình thức thôi” và “Mày nói nhân nghĩa mà mày không nhân nghĩa gì cả” khiến người nghe không hiểu tội Thị Năm ở đâu?
Sự thực thì hồi ấy dân chết đói nhiều quá, bọn thống trị Pháp, Nhật muốn che lấp tội ác của chúng, bắt các chủ đồn điền phải hàng ngày xuất ra một số gạo phát chẩn cho dân. Thị Năm đã bớt và khai man số gạo này, nghĩa là ăn cắp số gạo mà dân đói đáng được hưởng để chết đói thêm.
Ông Giồng tố cáo Thị Năm đã cướp gánh cỏ của ông cho ngựa nó ăn và giỏ củ mài làm cho cả nhà nhịn đói. Câu chuyện của ông đã được một văn nghệ sĩ làm thành một bài thơ tràng thiên rất cảm động Nhưng hôm nay, ông đã thuật lại một cách nhạt nhẽo. Con gái ông Giồng, hơn mười tuổi, đáng nhẽ cứ kể rành rọt cảnh đói rét của nhà mình phải chịu vì sự bóc lột của Thị Năm, nhưng nó lại nói bằng một giọng “bà cự” nên nhiều người không cảm động, mà lại phát ghét.
Chị Lý, con nuôi của Thị Năm, được Thị Năm trang điểm cho để định gả cho một võ quan Nhật.
 Nhưng sau khi biết chị chỉ là thân phận tôi đòi, không có tiền của gì thì tên Nhật lại không lấy và chị lại bị Thị Năm bắt lột trả lại quần áo, trở lại thân tàn ma dại như trước. Chị vừa nói vừa khóc.
 Nhưng không ai rõ chị nói gì….
Tuy vậy, trong đám người tố, vẫn còn sót lại một ít những phong thái cũ.
Câu hỏi “Mày có biết tao là ai không?” đã được chủ tịch đoàn ngắt đi bằng câu: “Cứ việc tố không cần bắt nó trả lời”. Một vài cái tát vẫn còn diễn ra.
Trong khi tố tên Công, nhiều người hỏi những câu vô ý thức: “Mày có xứng đáng là cách mạng không?”, “Mày nói mày là cách mạng mà như thế à?”.
Một người ở Phúc Trừu tố cáo Thị Năm về tội chiếm đoạt ruộng đất khẩn hoang của nông dân và cơi thùng thóc lên để thu thóc, rồi kết luận “Như thế mày có xứng đáng là địa chủ không?”.
Một người khác tố Thị Năm, đội Hàm và Lý Nguyên Lập bảo an đoàn ở Phúc Trừu bắt nông dân gác và đánh đập tàn nhẫn, cũng để đi tới kết luận: “Mày là con chó! Chứ không phải địa chủ?”.
Một tá điền tố Thị Năm lấy ruộng của mình đương làm bán cho người khác vì mình không có tiền mua, bằng câu: “Lấy tiền ở mả bố mày mà mua à?”.
Nhiều người vẫn gắn vào hai chữ “tiến bộ”: “Mày nói mày tiến bộ mà như thế à?”
Đi xa hơn nữa, có người nói Thị Năm lập quán Bông Lau ở thị xã Thái Nguyên để đón gián điệp trong khi ai cũng biết đó là cơ quan sinh lợi của hội Phụ nữ liên hiệp tỉnh Thái Nguyên.
Về phía quần chúng, thì, khi nghe người tố không chịu bình tĩnh lắng nghe cho rõ sự việc cũng như luận điệu tố cáo, cứ việc “đả đảo” bừa đi. Nhiều lúc ầm ĩ quá làm không nghe gì được.
Trong khi quần chúng đòi đem bày ổ thủ phạm ra ngồi ngoài nắng, lại trả lời: “Đem ra ngoài nắng ngộ nó lăn ra chết thì lấy gì mà tố?”. Đây là lời dặn của cán bộ với những phần tử cốt cán là không nên đánh đập địa chủ. Nếu lỡ tay đánh chết nó thì lấy gì mà tố. Hôm nay, vị chủ tịch ngốc nghếch kia đã theo ý đó nói toạc ra một cách công khai cho địa chủ biết.
Đến lúc đọc bản cáo trạng kết thúc, hội trường im lặng để lắng nghe trong một bầu không khí trầm nghiêm. Nhưng một vị chủ tịch đã đọc chữ nọ thành chữ kia. Có câu đọc đi đọc lại. Có lúc phải ngừng lại để lẩm nhẩm. Rồi mỗi lúc mỗi ngập ngọng thêm. Kết cục là nửa chừng phải thay người khác...
4. Nỗi đau riêng và nỗi đau chung đã chấm dứt?
Mùa Đông 1986, ông Lê Đức Thọ, trưởng ban tổ chức TW cử thư kí riêng của mình là ông Lưu Văn Lợi tìm đến số nhà 117 Hàng Bạc. Tại đó, trong căn nhà 20 mét vuông, con cái bà Cát Hanh Long, 6 nhân khẩu chen chúc. Sau những bàn bạc với ông Trường Chinh để đi đến một quyết định quan trọng.
Ngày 28 tháng 1 năm 1987, ông Lê Đức Thọ đến tận nhà bà Cát Hanh Long tặng quà Tết. Một trong những món quà cho gia đình là tập thơ ông vừa xuất bản, với dòng đề tặng: “Thân mến tặng Công và Hanh để đánh dấu chấm dứt sự đau buồn kéo dài lâu năm của gia đình và cũng là của chung”.
Hơn hai tháng sau, ngày 4 tháng 4 năm 1987, ban tổ chức TW có công văn gửi Tỉnh ủy Bắc Thái. Công văn “đề nghị sửa lại thành phần giai cấp và thực hiện đúng chính sách của Đảng và Nhà nước đối với gia đình bà Nguyễn Thị Năm”.
Ngày 11 tháng 6 năm 1987, Chủ tịch tỉnh Bắc Thái quyết định sửa thành phần giai cấp cho bà Năm là “Tư sản, địa chủ kháng chiến”. Công văn của Ban tổ chức TW, theo chỉ đạo của ông Trương Chinh và Lê Đức Thọ, tỉnh Bắc Thái chỉ thực hiện được một vế.
Ngày 10 tháng 11 năm 2001, đại tướng Võ nguyên Giáp chứng nhận: “Bà Nguyễn Thị Năm tức Cát Hanh Long là một địa chủ có tinh thần yêu nước, trong kháng chiến đã từng giúp đỡ bộ đội. Bản thân tôi và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh có lúc đã ở lại nhà bà. Trong những buổi họp sửa sai, chính Bác Hồ, đồng chí Trường Chinh và đồng chí Lê Văn Lương đều cho rằng xử trí bà Nguyễn Thị Năm là một sai lầm”.
Ngày 22 tháng 7 năm 2012, nhà sử học Dương Trung Quốc vào cuộc bằng bài báo “Viết nhân ngày thương binh liệt sĩ”. Cuối bài báo, nhà sử học đề nghị vinh danh bà Năm là “liệt sĩ thực thụ của những vụ án “mạc tư hữu” trong lịch sử”.
Ngày 7 tháng 4 năm 2014, báo An Ninh thế giới đăng bài “Chuyện về người phụ nữ từng bị xử lý oan”, tác giả Xuân Ba[11] . Báo An ninh thế giới đăng kì một. Mặc dù cuối bài, An ninh Thế giới hứa “còn tiếp” nhưng cái sự còn tiếp đó người đọc đành phải vào xem ở các trang của Nguyễn Quang Lập hoặc Nguyễn Trọng Tạo[12] .
Nhà báo Xuân Ba kết thúc thiên phóng sự bằng câu “Người con trai còn lại duy nhất của bà Nguyễn Thị Năm Cát Hanh Long năm nay tròn 90 có lẽ vẫn tiếp tục đợi?”.

[1] Việt Nam những sự kiện, Nhà xuất bản khoa học xã hội, 1975.
[2] Hồi kí Đoàn Duy Thành
[3] Hồi kí Đoàn Duy Thành
[4] Việt nam những sự kiện (trang 114).
[5] Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quốc hội, NXB Chính trị Quốc gia, 1996.
[6] Ba tên gọi của ba huyện quá đẹp!
[7] Việt Nam những sự kiện (trang 124).
[8] Mục này viết theo Dương Trung Quốc, viết nhân ngày Thương binh liệt sĩ, http://laodong.com.vn/lao-dong-cuoi-tuan/viet-nhan-ngay-thuong-binh-liet-si-75128.bld
[9] Trần Huy Liệu cõi người, NXB Kim Đồng, 2009 (Trang 235 – 239)
[10] Không hiểu những tội ác mà C.B. nêu ra lấy từ đâu?
 ——–
Blog Nguyễn Hoa Lư

Thủ tướng: Thay thế ngay những cán bộ không được việc

Tác giả: P. Thảo (theo Dân trí)
.
KD: Vấn đề gốc là cải cách thể chế, cơ chế quản lý, gắn với cải cách kinh tế, cải cách GD… Chứ không thuần túy chỉ là thay người không làm được việc. Cái gốc là nguyên nhân căn cốt đẻ ra không biết bao nhiêu hệ lụy cho xã hội
————
 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định, thực tế nhiều lúc, nhiều nơi, công việc ách tắc không phải do thủ tục mà là do con người. “Tôi yêu cầu thay thế ngay những cán bộ, công chức không đáp ứng được yêu cầu công việc” – Thủ tướng chỉ đạo.
.
Tiếp tục Chương trình làm việc với các Bộ, ngành chức năng về cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuế, hải quan, đầu tư xây dựng, đất đai, sáng 10/9/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về cải cách thủ tục hành chính trong thành lập, giải thể doanh nghiệp và thực hiện hoạt động đầu tư.

Phát biểu tại cuộc làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ, ngành tiếp tục rà soát và cương quyết ngay trong năm 2014 giảm 50% thời gian thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực thành lập, giải thể doanh nghiệp.

Tiếp tục đọc

Cải cách Ruộng ̣đất: văn bản và ý kiến

Tác giả: BBC Tiếng Việt

Nhìn lại một số văn bản và ý kiến trước đây và hiện nay nhân cuộc triên lãm Cải cách Ruộng đất đang diễn ra tại Hà Nội:

 

Triển lãm ‘tài sản địa chủ’ tại Bảo tàng Lịch sử ở Hà Nội

Luật Cải cách Ruộng đất 04/12/1953 do Hồ Chí Minh ký:

Chương IV: Cơ quan chấp pháp và phương pháp thực hiện cải cách ruộng đất

Điều 32. – Trong thời gian cải cách ruộng đất, sẽ lập Uỷ ban cải cách ruộng đất ở Trung ương, khu và tỉnh. Dưới sự lãnh đạo của chính quyền, Uỷ ban cải cách ruộng đất có nhiệm vụ thi hành luật cải cách ruộng đất, và lãnh đạo cụ thể cuộc phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất.

Điều 33. – ở cấp xã, hội nghị đại biểu nông dân toàn xã, ban chấp hành Nông Hội xã là những cơ quan hợp pháp chấp hành luật cải cách ruộng đất.

Tiếp tục đọc

Trần Huy Liệu – Trích Nhật ký Cải cách Ruộng đất

Tác giả: talawas (Nguồn: Trần Huy Liệu – Cõi người. Tác giả: Trần Chiến. Nhà xuất bản Kim Đồng, 2009)

Cuộc đấu tố thí điểm địa chủ Nguyễn Văn Bính, tức Tổng Bính tại xã Dân Chủ ngày 18-5-1953

18-5-1953

Nhưng mình không dự hội nghị, mà đi dự cuộc đấu địa chủ Nguyễn Văn Bính tức Tổng Bính tại xã Dân Chủ… Theo lối rẽ vào xã Trung Thần, đã thấy từng tốp người từ các ngả đường kéo đến…, trong đó có cả những bà bồng bế con thơ… đôi người đàn bà mặc quần mới. Lũ trẻ con giành nhau chạy trước. Một thanh niên leo lên cây me vệ đường rung cây cho quả rơi xuống để mọi người nhặt…

Mình có ấn tượng như đi xem hội ở vùng quê. Họ không nói chuyện gì về đối tượng sắp đem tranh đấu cả. Vào một nhà tập hợp. Những ủy viên chấp hành nông hội xã và cán bộ đội công tác đương tíu tít về những công việc tổ chức. Ban tiếp tế nấu từng chảo cơm, bày từng dãy mâm cơm cho những “tân khách”, ai muốn ăn thì ghi tên vào với giá tiền 3.000 đồng một bữa.

Mình mặc dầu đã mang cơm nếp đi theo cũng ngồi vào ăn. Dọc đường đi đến trường sở ở trong rừng, có dân quân du kích và công an xã vác súng đi lại canh gác. Từng chòm người ngồi xúm xít dưới gốc cây hay trong một chiếc nhà trống. Một chị phụ nữ bán xôi và bánh khúc tha hồ đắt hàng. Nhưng cho mãi đến gần 11 giờ, cuộc đấu mới bắt đầu. Tiếp tục đọc

Mua nhà công vụ, hưởng tiền tỷ

Tác giả: Linh Thư
ĐBQH Lê Đình Khanh phản ánh “nhiều cán bộ thừa tiền nhưng vẫn bám lấy nhà công vụ. Có những trường hợp hưởng lợi hàng chục tỷ đồng nhờ hóa giá nhà công vụ”.
Nhà tư vụ?
Tranh luận nổ ra quanh vấn đề nhà ở công vụ tại hội nghị ĐBQH chuyên trách sáng nay về dự thảo luật Nhà ở (sửa đổi): đối tượng áp dụng chế độ nhà ở công vụ và cách nào để ‘đòi’ nhà khi cán bộ hết nhiệm vụ.

nhà công vụ, luật nhà ở, Lê Đình Khanh, Chu Sơn Hà, Lê Nam
ĐB Lê Đình Khanh. Ảnh: Lê Anh Dũng

ĐB Lê Đình Khanh nêu “nhiều cán bộ thừa tiền nhưng vẫn bám lấy nhà công vụ. Có những trường hợp hưởng lợi hàng chục tỷ đồng nhờ hóa giá nhà công vụ”.

ĐB Lê Như Tiến cũng cho rằng, nhiều cán bộ biến nhà công vụ thành như tư vụ, hết nhiệm vụ hoặc về hưu vẫn giữ nhà không chịu trả lại chìa khóa. Ông đề nghị Chính phủ báo cáo tình trạng quản lý nhà công vụ.

Tiếp tục đọc

Báo Hoàn Cầu: Việt Nam hãy lượng sức khi đã từng nếm mùi đau đớn?!

Tác giả: Hồng Thủy

“Người Việt nên tự biết nhận thức thực lực của mình, về điểm này Việt Nam đã từng nếm qua bài học đau đớn, nên hiện tại cần càng phải tỉnh táo”!?
Tàu ngầm Trung Quốc, hình minh họa.

Thời báo Hoàn Cầu ngày 9/9 đăng bình luận của một “chuyên gia quân sự giấu tên” bác bỏ nhận định của tạp chí quốc phòng Kanwa ở Canadar và hãng thông tấn Reuters về năng lực tác chiến lực lượng tàu ngầm Kilo của Việt Nam đăng tải tuần qua. Nhưng không dừng lại ở việc tranh luận học thuật, tờ báo này và viên học giả giấu mặt kia còn buông lời đe dọa nước láng giềng với thái độ hết sức khiêu khích.

Tiếp tục đọc

Làm gì để có những “Điện Biên Phủ” về kinh tế?

Tác giả: Tuần Việt Nam

KD: Theo Ts. Vũ Minh Khương, đặc khu kinh tế không phải là miếng bánh ưu đãi để các địa phương tranh giành. Phải xem đặc khu như những địa bàn quyết chiến chiến lược để xoay chuyển cục diện phát triển của đất nước, giống như một Điện Biên Phủ về kinh tế. Điều này đòi hỏi phải có những đột phá về thể chế và quy tụ được người tài (TVN).

Cái điều tệ hại nhất của tư duy Đặc khu kinh tế ở VN, là Tư duy phong trào, và Tư duy… ăn. Không biết các địa phương có thấy được cái đòi hỏi nâng tầm mình lên trong tổ chức quản lý- kinh tế- xã hội của mô hình đặc khu không, nhưng đã thấy cái tư duy “con gà tức nhau tiếng gáy”, và cả tư duy… ăn, vì nghĩ rằng, đặc khu được ưu đãi của Nhà nước thông qua các chính sách “đặc biệt”.

Cũng vẫn là luẩn quẩn cái tư duy bao cấp, xin cho tệ hại. Cái tư duy này đã giết chết những bước tiến của một dân tộc. Để bây giờ, di lụy của nó vẫn ngang nhiên ăn sâu trong tư tưởng không ít vị quan chức

————

VietNamNet giới thiệu phần cuối Tọa đàm trực tuyến với TS Vũ Minh Khương.

Kỳ 1:Công thức thịnh vượng cho Việt Nam

Kỳ 2:Thời điểm mấu chốt để VN cải cách

Đặc khu kinh tế không phải miếng bánh để tranh giành

Nhà báo Việt Lâm: Ông đã nhiều lần nhấn mạnh các giải pháp cải cách phải được thử nghiệm trước. Chúng ta phải dám chấp nhận thử nghiệm, thử nghiệm xong phải có tổng kết. Ở đây, tôi muốn bàn thêm về đề xuất của nhiều chuyên gia, và Chính phủ cũng đang nghiên cứu áp dụng thí điểm, đó là thành lập một số đặc khu kinh tế. Tôi nhớ là ông cũng đã từng kiến nghị về mô hình này trong các bài viết của mình. Trên thực tế, các nước ở Đông Á, đặc biệt là Trung Quốc đã triển khai rất thành công mô hình đặc khu kinh tế, biến những nơi này thành đầu kéo cho sự phát triển của cả nền kinh tế. Ông đánh giá thế nào về mô hình đang được áp dụng ở VN hiện nay?

Tiếp tục đọc