Ông Nguyễn Trần Bạt: Kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa

Tác giả:
.
KD: Bạn bè iu qúi gửi cho bài viết này với lời nhắn: Quý vị nên đọc bài này, và nên đọc kỹ vì thoạt đầu thấy ông Nguyễn Trần Bạt này viết khó hiểu, chẳng biết lập trường đứng về bên nào. Nhưng đọc kỹ thì lại thấy có lẽ ông này thông minh hơn chúng ta tưởng thật!
 .
Còn mình thì thấy tư duy NTB lại rất… được. Rất thực tiễn, không hề ảo tưởng. Và luôn thẳng thắn
———–

Thời báo Kinh tế Sài Gòn hỏi: TBKTSG đang triển khai đề tài về kinh tế thị trường định hướng XHCN. Chúng tôi muốn cùng ông phân tích về vấn đề này.

Ông Nguyễn Trần Bạt trả lời: Tôi rất hoan nghênh vấn đề mà anh đặt ra. Từ xưa đến nay giới nghiên cứu của chúng ta cũng như giới báo chí chưa đặt ra vấn đề chủ nghĩa tư bản là gì, chủ nghĩa xã hội là gì. Vì không có một định nghĩa rõ ràng về chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội cho nên chúng ta cũng không biết kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì. Chủ nghĩa tư bản là một loại hình thể chế chính trị thừa nhận các quyền vốn hóa một cách tự nhiên của tất cả các chủ sở hữu hoặc tất cả các đối tượng sở hữu. Vốn hóa một cách triệt để chính là tư bản. Ở nước chúng ta cũng đã có những giai đoạn như thế, ngay cả trong những năm gần đây cũng có những biểu hiện như vậy nhưng rõ ràng các nhà nghiên cứu không chỉ mặt, không đặt tên.

Hỏi: Cụ thể là những biểu hiện nào trong giai đoạn hiện nay?

Tiếp tục đọc

Để phát triển, sự đổi thay là can đảm và… đau đớn!

Tác giả: Kỳ Duyên (bản gốc)

KD: Mình vừa đi Đà Nẵng nghỉ mát và du lịch cùng báo VNN trở về. Đà Nẵng đẹp, sạch và văn minh. Một chuyến đi vui, khỏe và bổ ích, thư thái đầu óc sau những ngày làm việc căng thẳng. Cảm ơn bạn bè iu quý, thân thiết vẫn gửi bài cho. Cảm ơn bạn đọc đã chia sẻ, hỗ trợ. Nhưng những ngày đó quả thật không còn thời gian. Đi từ sáng đến tối mịt mới về. Nay xin cập nhật bài viết cũ, để làm tư liệu   😀

————

I-Có một sự kiện rất nhạy cảm, lần đầu tiên được công khai minh bạch trong xã hội, thu hút sự quan tâm chú ý sâu sắc và bàn luận nhiều chiều của xã hội. Đó là triển lãm “Cải cách ruộng đất 1946-1957”, với quy mô lớn lần đầu tiên, khai mạc tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Hà Nội.

Ảnh lấy từ Vnn

Gần 150 hiện vật, tư liệu gốc, ảnh tư liệu lịch sử về CCRĐ chứa đựng những giá trị lịch sử đã được trưng bày, “nói” với khách thăm, với thời hiện đại về thì quá khứ của đất nước. Có cả thành tựu lẫn sai lầm. Có cả mừng vui lẫn đắng cay. Có cả nụ cười và nước mắt đau đớn, được nhắc nhớ đến như những kinh nghiệm xương máu trong quá trình thực hiện cải cách dân chủ.

Tiếp tục đọc