Bước rẽ ngoặt của Đổi mới văn nghệ — hai năm 1988 -1989 (I)

Tác giả: Vương Trí Nhàn

KD: Đọc bài này mà thấy khiếp. Đủ hiểu một khi văn nghệ được “chính trị hóa” thấm sâu vào đời sống, chi phối tâm tư, cơm ăn, nước uống của văn nghệ sĩ ra sao. Và mới hiểu văn chương nước Việt mãi không có được… tác phẩm lớn. Vì mọi “tư duy lớn” dành cho những chuyện … ngoài tác phẩm mất rồi  😛

Tiếp theo phần nhật ký 

Chuyện văn nghệ Hà Nội nghe ở Moskva 1987

—đưa trên blog này ngày 22-8-13

Từ tháng 1-10-1986 tới 30-9-1989, tôi sống chủ yếu ở Moskva, chỉ có một đợt về phép từ giữa tháng 10 tới giữa tháng 12-1988. Các sự kiện văn nghệ xảy ra hồi đó được tham dự rất ít chủ yếu chỉ được nghe kể lại. Khi chỉnh lý những trang nhật ký này, tôi cũng không có điều kiện kiểm tra đối chiếu lại với các nhân chứng là người trong cuộc cũng như mọi số liệu ngày tháng trên báo chí đương thời. Rất mong các bạn khi  đọc lưu ý và thể tất cho những bất cập đó.

Moskva  nửa đầu 1988

22/2

 Nghe tin Hà Nội lập ban trù bị cho Đại hội nhà văn, trong danh sách có Nguyễn Đăng Mạnh, Mai Liên tức lắm. Tiếp tục đọc

Thuê tù nhân làm cán bộ, quyết không bỏ lọt… người tài!

Tác giả: Mi An

KD: Khâm phục tư duy “mở… còng” của các quan xã Chàng Sơn   😀  

—————–

– Thuê tù nhân vào làm kế toán và tổ trưởng văn phòng, toàn những chỗ “tay hòm chìa khóa” cả…

a

Tù nhân Phí Đình Hưng (phải) đang làm việc với các trưởng thôn. Ảnh: Báo Người cao tuổi.

Mới đầu tháng 9 mà cả nước đã có khá nhiều tin vui, đơn cử như xăng giảm những 30 đồng/lít, hay ở Chàng Sơn, Thạch Thất (Hà Nội), chính quyền xã quyết định tuyển dụng 2 tù nhân vào làm cán bộ, quyết không bỏ lọt người tài.

Dạo gần đây, dư luận xã hội hay mắc “bệnh” kêu ca, rằng tại sao người tài không có đất dung thân, tại sao tiến sĩ ở Pháp về mà vẫn trượt công chức, tại sao con cháu các ông ở Bộ Công thương chưa thi công chức đã đậu vì biết trước đề, tại sao các nhà vô địch Olympia không về nước… Tại sao và tại sao? Tiếp tục đọc

KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH SỬA CHỮA SAI LẦM VỀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

Tác giả:Thủ tướng CP Phạm Văn Đồng.

KD: Đây là văn bản do TTCP Phạm Văn Đồng ký tên, ngày 20/12/1956, nhưng mình xin đăng dưới dạng bài viết để bạn đọc tiện theo dõi, và cũng phù hợp với Blog  😛

————-

Đoc thêm: http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-quyet-may-chinh-sach-cu-the-de-sua-chua-sai-lam-ve-cai-cach-ruong-dat-va-chinh-don-to-chuc-vb58295.aspx

NHIỆM VỤ CHUNG

Kiên quyết sửa chữa sai lầm trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, phát huy những kết quả và thắng lợi đã thu được.
Trong lúc thực hiện nhiệm vụ đó, thì dựa trên đường lối chung của Đảng và Chính phủ ở nông thôn, dựa trên tin thần tinh tưởng và truyền thống đoàn kết của nhân dân ta, thi hành đúng chính sách cụ thể sửa chữa sai lầm, nhằm đoàn kết cán bộ, đoàn kết nhân dân, ổn định nông thôn, gây tinh thần phấn khởi đẩy mạnh sản xuất, hoàn thành tốt công tác cải cách ruộng đất. Trện cơ sở đó, đẩy mạnh công cuộc củng cố miền Bắc, tranh thủ miền Nam và đấu tranh để thực hiện thống nhất nước nhà.
Kế hoạch sửa sai có thể chia làm ba bước công tác như sau: Tiếp tục đọc

Về người bị “bắn thí điểm” trong Cải cách ruộng đất

Tác giả: Fb Lê Thọ Bình

KD: Bạn bè iu quí gửi cho mấy bài, cùng các tài liệu sửa sai xung quanh vụ CCRĐ. Xin đăng lên Blog để bạn đọc theo dõi và làm tư liệu. Cảm ơn bạn bè iu quí rất nhìu  😀

————-

Cho đến nay, Cải cách ruộng đất (CCRĐ) 1953-1956 vẫn là một trong những giai đoạn bi thương nhất trong lịch sử phát triển của đất nước. Kết quả là hàng trăm ngàn người bị bắt, giết, gia đình ly tán.

ban

Người đầu tiên được “lựa chọn” để “xử bắn thí điểm” là bà Nguyễn Thị Năm. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, câu chuyện về bà Năm, từ khi bà bị bắn năm 1953 cho đến nay, vẫn là đề tài gây nhiều tranh cãi và còn không ít những uẩn khúc cần tiếp tục được giải mã.

CCRĐ – bi kịch của lịch sử dân tộc

Để chúng ta có thể hình dung lại, mức độ, quy mô và hậu quả của một trong những giai đoạn bi thương nhất của lịch sử dân tộc, chúng ta cùng nhau trở về thời kỳ 1953-1956. Tiếp tục đọc

Sách lược cai trị

Tác giả: Lê Hoàng
KD   Hị….hị….   😛
.

Có một bà từ trên xuống thăm một vùng, hỏi người đang cai quản ở đấy:
– Tình hình chỗ cậu thế nào?

Cấp dưới buồn rầu:
– Thưa, còn khổ lắm. Một tuần chỉ ăn cơm ba ngày.
– Ủa, vậy những ngày kia ăn phở hay sao?
– Đâu có, cháo không hà! Tiếp tục đọc

Chỉ có 1 người không trung thực

Tác giả: Lê Thanh Phong

KD: Rất đáng… mừng  😀

944.000 trường hợp đã kê khai tài sản thu nhập năm 2013, chỉ có 5 người thuộc diện kê khai phải xác minh và 1 người bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do kê khai không trung thực. Đó là con số được nêu trong báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2014 tại phiên họp toàn thể lần thứ 14 của Uỷ ban Tư pháp ngày 15.9.

Gần 1 triệu người kê khai tài sản, chỉ 1 người kê khai không trung thực. Một con số mơ ước về sự trung thực, có lẽ trên thế giới này không có dân tộc nào bằng. Cứ 1 triệu người, chỉ có 1 người không trung thực.
Nhưng liệu có tin được con số này không?

Tiếp tục đọc

Huy chương toán quốc tế đang làm gì, ở đâu?

Tác giả: Ngân An (tổng hợp)

KD: Đọc danh sách này bỗng nhớ câu chuyện về Nguyễn Thị Thiều Hoa, con gái của nhà báo Hàm Châu. Năm đó, mình viết về Thiều Hoa xong rồi, nhưng không được đăng trên Báo ND, lý do rất đơn giản: TH ở lại nước ngoài không về nước làm việc. Nếu đăng những “tấm gương” kiểu đó, sẽ chỉ khuyến khích các bạn trẻ đi học xong ở lại nước ngoài. Bài đó, sau mình phải gửi đăng trên Tạp chí Thế giới mới.

Rõ là “Lá trút rơi nhiều, đâu phải bởi mùa thu” (Phú Quang)   😛    

Mà cái gốc rất ít chất dinh dưỡng, bởi sâu mọt nhiều quá

————–

228 lượt học sinh Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế (IMO) trong 40 năm qua đã giành 52 huy chương vàng, 94 huy chương bạc, 67 huy chương đồng, 1 giải thưởng đặc biệt.

Ngoài ‘nhân vật” đã trở nên quen thuộc Ngô Bảo Châu, những vàng, bạc, đồng khác trong 40 năm qua hiện đang làm gì, ở đâu?TS Hoàng Lê Minh – huy chương vàng IMO đầu tiên của Việt Nam năm 1974 – nhận bằng Tiến sĩ chuyên ngành Toán – Tin tại Đại học Tổng hợp Quốc gia Matxcơva năm 1984. Hiện tại ông Minh là một chuyên gia CNTT, đã tham gia nhiều dự án, đề tài cấp nhà nước về CNTT và tham gia tư vấn các vấn đề liên quan đến Điện toán đám mây, Phần mềm nguồn mở… Ông Minh đã có kinh nghiệm nhiều năm công tác tại các trường Đại học và Viện nghiên cứu ở châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Ông đã từng giữ chức vụ Trưởng Bộ môn Ứng dụng Tin học – Đại học Tổng hợp TPHCM (năm 1995).

Tiếp tục đọc

Các quan ăn chơi quá!

Tác giả: Bùi Đức
.
Nhớ lại cách đây 17 năm, khi nhân dân Thái Bình khiếu kiện các quan chức địa phương về hành vi quan liêu, tham nhũng thì nhiều vụ việc mờ ám, khuất tất đã được làm sáng tỏ.

Một số quan chức đầu xã ở huyện Quỳnh Phụ bị dân chất vấn một điều rất đơn giản: “Tại sao đang có mức sống ngang nhau mà có người mới lên làm chủ tịch xã chưa được một khóa đã giàu có, nhà cao cửa rộng, đồ dùng đắt tiền? Vậy các vị hãy dạy dân cách làm giàu nhanh như thế đi!”. Chủ tịch xã cứ cuối giờ chiều là áo phông, quần soóc vác vợt, cưỡi xe lên tỉnh chơi cầu lông. Cô vợ chủ tịch thì váy hoa phấp phới, dắt chó tây ra ruộng đi vệ sinh. Thấy bà con nông dân xì xào bàn luận thì chị này còn cong cớn: “Chúng mày có giỏi thì đi kiện chồng bà đi!”. Sau cuộc khiếu kiện và thanh tra, gã chủ tịch xã ấy đã phải đi tù vì tham ô tiền bạc.

Các quan ăn chơi quá!

Ngày ấy Thái Bình đã có phong trào xây dựng nông thôn mới khá rầm rộ. Điện, đường, trường, trạm đồng loạt mọc lên, trở thành tỉnh đi đầu của cả nước.

Tiếp tục đọc

Qua sai lầm trong Cải cách ruộng đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo

Tác giả: Nguyễn Mạnh Tường (Tham luận đọc tại cuộc họp Mặt trận Tổ quốc ở Hà Nội ngày 30.10.1956

KD: Bạn bè iu quí gửi cho mình bài viết này, bài viết mà vì thế, LS Nguyễn Mạnh Tường “gặp nạn”. Nhưng thời gian và lịch sử rồi sẽ công bằng và sòng phẳng trong mọi điều đánh giá.

Thưa các quí vị,

Hội nghị Mặt trận Trung ương họp để nghiên cứu các sai lầm trong Cải Cách Ruộng Đất và chính sách sửa chữa sai lầm ấy. Hôm nay tôi được đúc kết trước toàn thể Hội nghị các ý kiến mà trong mười ngày vừa qua tôi đã trình bày trong tổ thảo luận, với tinh thần thận trọng của người trí thức không bao giờ quên trách nhiệm của mình trước nhân dân và lịch sử nước nhà.

Tôi phấn khởi được nghe bản phê bình của Đảng Lao Động do ông Trường Chinh đọc trước Hội nghị. Nhưng tôi cũng phải thú rằng lòng phấn khởi của tôi một phần bị giảm đi, vì tôi nhớ lại kết quả tai hại của các sai lầm đã phạm trong công cuộc Cải Cách Ruộng Đất. Tôi xin phép các vị được kính cẩn nghiêng mình trước kỷ niệm những người vô tội đã chết oan, không phải vì bàn tay của địch mà chính của ta. Trong cuộc kháng chiến anh dũng của ta, những đồng bào đã hi sinh, có thể nói được, chết với trong lòng chan chứa nỗi vui sướng vì chết cho sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi nanh vuốt của địch. Họ chết vì địch, cho ta, đó là cái chết tích cực, cái chết vẻ vang, cái chết oanh liệt mà Tổ quốc ghi nhớ muôn thuở. Tiếp tục đọc

Nhớ Ba Sàm

Tác giả: Kim Dung

Từ Đà Nẵng trở về, đọc trên trang mạng, mới hay ngày 15/9 là Sinh nhật anh Ba Sàm. Một con người mà mình vốn quý trọng, thấu hiểu sự dấn thân và can đảm “phá vòng nô lệ” của BS, đem lại những thông tin đa chiều, cũng tức là mong muốn mọi sinh hoạt trong xã hội cần được công khai, minh bạch, một sinh hoạt dân chủ, mà như Nhà nước thường nói: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra  😀

Mình hoàn toàn không thích và thú thật ít đọc những bài viết quá khích, cực đoan, nhưng rất thích những bài viết có trí tuệ, thông thái, thẳng thắn, phản biện có trách nhiệm. Đọc một bài viết, cũng sẽ thấy hết cái tâm, cái tầm, cái nhân cách con người ở đó. Một xã hội biết lắng nghe những ý kiến phản biện, sẽ là một xã hội “biết” phát triển. Vì thế, với mình, lề trái không hẳn là đều đáng đọc. Lề phải không hẳn thiếu trí tuệ. Mình vẫn nhận chân ra “phông” văn hóa và nhân cách con người, đằng sau mỗi bài viết

Đọc và lọc. Để hiểu Đời. Tiếp tục đọc