

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên
Cho một chút em ở bên anh
Đường chân trời vời vợi mong manh
Mơ hoa xứ lạ mưa chợt nắng
Gửi cả không gian con sóng mùa xanh
Cho một chút em ở bên anh
Biển cồn cào hương nắng thanh thanh
Cánh chim trắng đi về trong ao ước
Xao xác heo may thảm lá buông mành Tiếp tục đọc
Tác giả: Kim Dung
Báo VietNamNet vừa tổ chức cho anh chị em đi nghỉ mát ở Đà Nẵng 04 ngày. Một chuyến đi rất vui, thú vị và bổ ích. Được ngắm cảnh t/p Đà Nẵng, đi cáp treo Bà Nà, và thăm Cù Lao Chàm (thuộc Hội An- Quảng Nam)…Những địa danh nổi tiếng, nơi đã phát triển, nơi còn hoang sơ, nhưng đó là đất nước của mình.
Có thể người ở ĐN chưa thể hài lòng với ĐN, nhưng đến thăm t/p sau bao năm xa cách, mình thấy một ĐN thay da đổi thịt rất nhiều. Đặc biệt quang cảnh đẹp, văn minh. Và cũng đáng để… Hà Nội học tập.
Xin đưa một số bức hình kỷ niệm (theo lịch trình thời gian) một chuyến đi du lịch, và giao lưu ấm áp của tờ báo để bạn đọc chia sẻ.
Đến Đà Nẵng, kiến trúc nổi bật luôn được nhắc đến là Cầu Rồng, niềm tự hào của ĐN. Phòng mình ở thuộc KS Mường Thanh, có vị thế nhìn ra Cầu Rồng rất đẹp. Đây là ảnh Cầu Rồng trên sông Hàn nổi tiếng, vào buổi sớm, khi t/p còn thiêm thiếp. Mình đứng ở cửa sổ chụp 😀 Tiếp tục đọc
Tác giả: Nhan Chinh/ FB Nhan Chinh
KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết này. Một tâm trạng đau đớn.
Cái văn hóa đáng tởm này, mình đã vinh hạnh được “gặp gỡ” từ thời còn rất trẻ, trong môi trường làm việc. Nhan nhản giả dối, giả vờ… mà lại rất vô cảm, ích kỷ, chỉ biết lợi ích riêng mình, đến mức mình không chịu đựng nổi. Mình chỉ muốn “xé toạc” cái bộ mặt đạo đức giả đó ra, bằng chính cách sống thật của mình. Con đường độc đạo đó đã vô cùng khốn khổ, khốn nạn. Kẻ tử tế thì luôn là số ít, cô đơn, cô độc. Kẻ đạo đức giả, lên giọng dạy đời thì nhơn nhơn. thăng tiến, nhơn nhơn tự cho mình là chuẩn mực.
Đến giờ, nghĩ lại con đường “nhận thức là một hành trình đau đớn” mình hoàn toàn thanh thản, và thấy mình đã lựa chọn đúng. Những kẻ đạo đức giả, xu thời, thật ra, họ rất thê thảm trong nhân cách. Bán mình, bán nhân cách, để có quyền lợi, cái danh thăng tiến, nhưng sâu thẳm trong thang bậc giá trị, cái giá đó… quá đắt!
Tác giả: Kỳ Duyên (Bản gốc)
.
Với giải pháp công khai minh bạch kiểu như hiện nay, sẽ rất khó có hiệu quả. Vì thực chất xã hội ta đang thiếu một nền tài chính minh bạch.
————-
I–Giữa những ngày tháng này, xã hội luôn có những điều khiến tâm trạng người dân bất an, đến mức nhạc sĩ Tuấn Khanh vừa có bài viết trên trang mạng của mình- Người Việt cần có một Aziz Nesin (nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ- tác giả cuốn Những người thích đùa nổi tiếng).
Có ngay!
Không phải là một nhà văn, mà là một Bí thư Đảng ủy xã hẳn hoi. Ông này cũng không viết mà chỉ … truyền khẩu. “Tác phẩm” bằng xương bằng thịt của ông cũng có thể ngang ngửa với tác phẩm viết bằng giấy trắng mực đen của nhà văn thích đùa. Có điều, người dân xã Chàng Sơn (Thạch Thất- Hà Nội) nơi ông cùng sống, sinh hoạt hằng ngày đã không cười nổi, mà lại chỉ … bất bình.
Tù nhân Phí Đình Hưng (bên phải) làm việc với các trưởng thôn ngày 15/8/2014. Ảnh: NCT
.
Đó là chuyện ông Nguyễn Hoàng Hải, Bí thư Đảng ủy xã Chàng Sơn (Thạch Thất- Hà Nội), cách đây một tháng triệu tập họp Đảng ủy xã, thông báo, được sự đồng ý “bằng miệng” của Huyện ủy, UBND huyện Thạch Thất, nay Đảng ủy xã quyết định tuyển dụng Phí Đình Hưng, và Nguyễn Văn Thiết, là hai trong số 03 tù nhân đang thụ án tù treo theo bản án số 58/2013/HSST vào làm việc tại UBND xã Chàng Sơn với các vị trí: Phí Đình Hưng làm kế toán, Nguyễn Văn Thiết là tổ trưởng văn phòng (Đại lộ, ngày 7/9) Tiếp tục đọc
KD: Cách đây ít lâu, mình có nhận được cuốn tiểu thuyết “Ngửa mặt kêu trời” của nhà văn Tô Hoàng (NXB Hội Nhà văn, năm 2001). Sách không còn, nhà văn phải photo rồi đóng bìa rất cẩn thận và gửi ra Hà Nội cho mình. Quá cảm động vì cái tình của ông. Thì mới đây, mình lại nhận được cuốn ký- tản mạn Nỗi buồn lâu quên (Nhà XB Hội Nhà văn, 2014) mới toanh, ông gửi qua đường bưu điện. Một sức làm việc liên tục, đáng nể. Nay xin đăng bài viết của nhà văn Lê Thiếu Nhơn về cuốn sách mới nhất của ông lên Blog để bạn đọc chia sẻ.
Em xin cảm ơn anh Tô Hoàng. Kính chúc anh sức khỏe và luôn có niềm say mê của “con tằm rút ruột” cho đời. Đó cũng là hạnh phúc của một người cầm bút , cho dù người cầm bút nào ở thời cuộc hiện nay, nếu chính trực, không phải loại “giá áo túi cơm”, hoặc “lơ láo hàng thần”, cũng đều có những day dứt, những nỗi đau thế sự.
—————
Nếu nhìn khách quan, nhà văn Tô Hoàng hơi bị thiệt thòi trong sự ghi nhận của cộng đồng. Chỉ tính riêng tiểu thuyết “Ngửa mặt kêu trời” thì Tô Hoàng đã xứng đáng được vinh danh. Trong dòng chảy tiểu thuyết Việt Nam, “Ngửa mặt kêu trời” là tác phẩm có cái tên ấn tượng nhất, hoàn toàn có khả năng kích hoạt suy tưởng của độc giả. Hơn nữa, “Ngửa mặt kêu trời” ra đời vào giai đoạn đổi mới đã sớm cảnh báo về những giá trị chông chênh phải được thử thách và dễ bị đổ vỡ khi người Việt cất bước đưa chân hội nhập thế giới nhiều cám dỗ vật chất lắm thủ đoạn đê hèn! Thẳng thắn đánh giá, chỉ cần “Ngửa mặt kêu trời” thì Tô Hoàng đã có diện mạo nhà văn đàng hoàng! Thế nhưng, với “Nỗi buồn lâu quên”, Tô Hoàng còn khẳng định mình là một cây bút tung tẩy đắc địa ở mảng ghi chép…
Tô Hoàng mang đầy đủ đặc tính của thế hệ cầm bút trưởng thành trong bom đạn: quý trọng bạn bè, đam mê công việc và ưu tư thế sự. Vì vậy, ở tuổi ngoài 70, Tô Hoàng vẫn miệt mài viết. “Nỗi buồn lâu quên” do NXB Hội Nhà Văn ấn hành, là tác phẩm mới nhất được Tô Hoàng xác định thể loại gồm ký và tản mạn. Không giống với cái tên gọi, “Nỗi buồn lâu quên” không hề có chút ai oán hay bi lụy nào. Nói cách khác, “Nỗi buồn lâu quên” rất yêu đời và cũng rất đau đời! Tiếp tục đọc
Tác giả: Mi An
KD: Hệ thống khuyết tật thì sẽ đẻ ra nhiều công chức khuyết tật về nhân cách, mang tính phổ biến, dù xã hội nào cũng có những con người hư hỏng.
Hệ thống không công khai, minh bạch thì chắc chắn Tư pháp bị bịt mắt bởi đồng tiền. Trường hợp ông huyện này chỉ là đ/c bị lộ trong các đ/c chưa bị lộ mà thôi. Điều mình bất bình, là nhìn cái ảnh này, không thấy sự tủi hổ của kẻ phạm pháp. Chỉ thấy nuối tiếc vì… bị lộ?
Còn nói như bà Nữ thẩm phán, thì chả hóa ra, dân phạm tội, sẽ do Đồng tiền xử lý?
Còn nếu cán bộ phạm tội, do Tư pháp “tha hóa” xử lý? Vậy Thần Công lý đứng ở đâu? Hay Thần Công lý cũng đang mải … đếm tiền?
——
Mặc cả đắt rẻ để bán lẻ công lý lấy tiền đút túi, ngọt nhạt nói “là người quen nên mới giúp, còn là dân thì làm theo pháp luật!
![]() |
Ông Lê Ngọc Hiệp – Chánh án TAND huyện Triệu Sơn. (ảnh Báo Lao động) |
Nữ thẩm phán nói với ông Quý khi nhận tiền chạy án: “Vì tình cảm nên bọn em mới giúp, còn là dân thì… bọn em sẽ làm theo quy định của pháp luật”. Sao càng ngày các công chức lại càng có nhiều phát ngôn để đời như vậy? Tiếp tục đọc
Tác giả: Thanh Huyền
KD: Truyền thống và phẩm cách “cha truyền con nối” rất quan trọng 😛
————
Nhiều người không hiểu biết gì về đường sắt trên cao, không hiểu biết gì về tàu điện ngầm, nhưng lại đưa vào làm trong Ban dự án đường sắt đô thị.
Đó là thực trạng được TS Nguyễn Xuân Thủy – nguyên Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Giao thông vận tải (Bộ GTVT) chỉ rõ ràng.
Chọn người không có năng lực vì “con ông cháu cha”
PV:- Vừa rồi trong buổi làm việc với Hà Nội, TP.HCM về các nguyên nhân chậm tiến độ và tăng tổng mức đầu tư của các dự án đường sắt đô thị, Bộ Trưởng GTVT Đinh La Thăng cho rằng, do chưa có tiền lệ thực hiện dự án đường sắt, cũng như chưa có con người đủ kiến thức, bản lĩnh để nghiên cứu thấu đáo nên khâu chuẩn bị đầu tư sơ sài, đưa ra tổng mức ban đầu rất thấp nên phải điều chỉnh sau này. Quan điểm của ông ra sao trước nhận định này?
Theo ông, phải lý giải ra sao về việc chọn những người không đủ năng lực chuẩn bị cho các dự án này, hay bởi đó là dự án mới nên ngành GTVT khó chọn người?
TS Nguyễn Xuân Thủy:- Tôi thấy ý kiến của Bộ trưởng có phần đúng, nhưng chưa đủ, bởi vì nó không hoàn toàn phù hợp điều kiện của VN. Tiếp tục đọc
Bạn phải đăng nhập để bình luận.