Tác giả: Hạnh Phương
KD: Đọc các phân tích của bài viết mà mình thấy buồn cười. Chợt nhớ bộ phim Hoa ban đỏ năm nào, cũng đầu tư tiền tỉ, rút cục ,có rạp bán được đúng… 12 vé. Khi bộ phim thất bại, cũng là lúc các đạo diễn, phê bình phim cãi nhau kịch liệt. Cái ông đạo diễn phim đó ngụy biện đủ thứ, đọc thấy phát chán. Nay lại đến bộ phim này- 21 tỷ đồng, một con số tiền bạc quá lớn, để rồi nhận lấy cái… chết khi chưa kịp sống, mà lại còn đòi… “sống cùng lịch sử”? 😀
Vì tại các nhà làm phim. Phải xác định ngay với nhau rằng, loại phim này, sẽ rất khó thu hút khách. Trong bối cảnh tài năng điện ảnh, bề dày, nền tảng nghệ thuật thứ 7 ở VN. Đề tài này, nếu là một bộ phim tài liệu chính luận thì vừa sức. Và nếu làm hay, như những bộ phim của Đạo diễn Trần Văn Thủy vẫn đủ sức ngang ngửa, làm rung động xã hội.
Nhưng là phim truyện thì thử hỏi, các bộ phim truyện gắn với các nhân vật lịch sử, có bộ phim nào thực sự thành công, gây ấn tượng với khán giả, hay tuyên truyền là nhiều, là chính?
Đừng nên có tư duy phim truyện này nếu vào thời điểm kỷ niệm ĐBP sẽ ăn khách hơn. Giữa việc khóc thương Tướng Giáp – một người thật, việc thật, với việc bắt khán giả xem một bộ phim mà trình độ phim ảnh VN, cái gì cũng na ná “kịch”: Cười giả, khóc giả, lời thoại giả… ,. Trình độ thị hiếu của người dân Việt bây giờ cũng không phải kiểu “em vãn như ngày xưa” nữa rùi.
Trong thế giới thông tin đa chiều này, có cảm giác các nhà làm phim đã không nắm được tâm lý của khán giả Việt ở thời cuộc xã hội này họ cần gì? Các nhà làm phim, chỉ làm cái họ có, không làm được cái nhân dân đang cần.
Cũng đừng hy vọng mãi vào cái gọi là để tuyên truyền, hay PR. Những nhân vật lịch sử đã khuất, cũng tức là họ đã hoàn thành sứ mệnh, vai trò của họ với lịch sử giai đoạn đó. Đừng nên “ăn theo” mãi một người đã chết.
Bởi dân tộc đang sống hôm nay cần đi theo cái mà dân tộc phải hướng tới, cái tương lai, những giá trị toàn cầu mang tính phổ quát.
“Sống cùng lịch sử”, rút cục vẫn là cái chết được… báo trước. Phải chăng, vì 21 tỷ đồng là tiền chùa, nên các nhà làm phim thấy “ngon ăn” quá, cứ làm? 😦
————-
Nhà biên kịch Phạm Ngọc Tiến, tác giả của hàng loạt bộ phim truyền hình ăn khách như Ma làng, Đất và Người, Gió làng Kình, Chuyện làng Nhô cho rằng một trong những nguyên nhân khiến đến cái chết của bộ phim 21 tỉ ‘Sống cùng lịch sử’ chính là sự vô trách nhiệm của hãng phim.
Phim 21 tỷ đồng không bán nổi một vé
Cái chết được báo trước

Cảnh trong phim ‘Sống cùng lịch sử’
Những ngày qua, dư luận lại được dịp sôi lên vì bộ phim ‘Sống cùng lịch sử’ dù được rót kinh phí 21 tỉ nhưng khi ra rạp liên tục phải hủy suất chiếu, thậm chí phải về kho sớm vì không bán được vé. Xưa nay các bộ phim được gọi là ‘cúng cụ’ đa phần đều có chung số phận bi đát như vậy nhưng có lẽ chưa bao giờ rơi vào thảm cảnh như ‘Sống cùng lịch sử’.
Tiếp tục đọc →
Bạn phải đăng nhập để bình luận.