.
KD: Hị.hị. nhưng biết đâu, nếu đầy đủ những cái “dám” thì có khi còn “chết sớm cùng lịch sử” nữa, không chờ ra đến rạp 😀 Đằng nào cũng không sống nổi, ở cả hai phía.
.
Nói cho công bằng, sự thất bại đau đớn này, đâu phải chỉ của những người làm phim. Nó là một “phép thử” tốt, để các nhà quản lý xã hội hiểu người dân Việt ở thời cuộc này đang nghĩ gì, họ quan tâm gì, và họ… quay lưng với cái gì. Đó lại là điều đáng mừng, để các nhà quản lý hiểu văn hóa một cách đích thực.
Nó không còn chỉ là công cụ tuyên truyền nữa. Vì dân trí thời nay đã khác trước nhiều. Nó phải là những giá trị “sự thật lịch sử” , có thắng có bai, có đúng, có sai lầm và trả giá. Một dân tộc can đảm còn là một dân tộc biết nhìn thẳng sự thật lịch sử và tôn trọng sự thật lịch sử. Quan trọng hơn, biết sòng phẳng sửa sai. Nhân dân, hậu thế hẳn sẽ thấu hiểu, chia sẻ và biết tâm phục, khẩu phục!
Chỉ ca ngợi một chiều theo cách hô khẩu hiệu từ đầu đến cuối thì làm sao có thể có khán giả đến xem?
Nỗi đau từ 21 tỷ bị thả trôi sông, chìm dưới những lớp sóng lạnh lẽo, thờ ơ là bài học – dẫu đau đớn cũng nên một lần nhìn thẳng: Nghệ thuật đích thực không dung chứa sự nửa vời, cái một chiều; không chấp nhận sự bất tài; không bao giờ tha thứ cho tất cả những ai cứ cho rằng đã là Kỷ niệm thì cứ phải hô to, hò nhiều về ta thắng, địch thua.
Đọc tin mà xót, mà xa: Bộ phim kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và tôn vinh Tướng Giáp, đầu tư đến 21 tỷ đồng mà mỗi buổi chiếu chỉ bán được có vài ba vé, đến nỗi phải “tắt đài, dẹp máy”, nhờ báo chí than van, mong tìm đến sự “cảm thông” cho tiền dân của nước ngang nhiên bị bỏ bụi, quăng bờ…
Tiếp tục đọc →
Bạn phải đăng nhập để bình luận.