Thu nhập lãnh đạo tập đoàn từ 60-70 triệu đồng/tháng: Cao hay thấp?

Tác giả: Phương Nhung- Văn Duẩn

KD: TS Lê Đăng Doanh cho rằng Bộ Công Thương công bố thu nhập là một bước tiến trong thực hiện quy chế công khai, minh bạch song vẫn cần xem xét công bố cả những khoản ngoài lương (PN- VD)

Kiến nghị của Ts Lê Đăng Doanh có khác chi câu: Lạy ông tôi ở bụi này không  😀

—————-

Báo cáo thu nhập bình quân của viên chức quản lý tập đoàn, tổng công ty năm 2013 vừa được Bộ Công Thương công bố cho thấy mức thu nhập cao nhất thuộc về lãnh đạo Tổng Công ty Dầu thực vật Việt Nam là ông Đỗ Ngọc Khải, chủ tịch kiêm tổng giám đốc, với 74,72 triệu đồng/tháng. Thứ hai là ông Phùng Đình Thực, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), 65,81 triệu đồng/tháng. Thứ ba là ông Đỗ Văn Hậu, Chủ tịch HĐQT PVN, với 64,35 triệu đồng/tháng. Ông Hoàng Quốc Vượng, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam, thu nhập 61,32 triệu đồng/tháng…

Thực hiện đúng quy định

Tiếp tục đọc

Những thần đồng gốc Việt nổi tiếng trên thế giới

Tác giả: theo Baomoi.com

KD: Dễ thương quá  😀

————

Ở những đất nước mà các cô bé, cậu bé này đang sinh sống, tên tuổi của họ đã trở thành niềm tự hào với mỗi người Việt xa Tổ quốc.

1. James Nguyễn – Thần đồng y khoa gốc Việt

14 tuổi, James Nguyễn tốt nghiệp hạng danh dự với bằng Cao đẳng môn sinh vật. Sau đó, anh tiếp tục theo học Đại học ở trường University of California, Irvine. Tại đây, năm nào James cũng lọt vào danh sách sinh viên xuất sắc của trường.

 

James kể rằng, thuở nhỏ, anh đã từng là một học sinh rất nghịch ngợm, thường xuyên gây lộn với bạn bè và sơ hữu một bảng thành tích cá biệt.Thế nhưng, sau khi được mẹ phần nào hiểu được năng lực thực sự của anh, James không ngần ngại khẳng định mong muốn chinh phục những đỉnh cao tri thức.

Tiếp tục đọc

Đèn Cù” và việc viết về các nhân vật chính trị tầm cỡ quốc gia

Tác giả: Vương Trí Nhàn

KD: Đèn cù gợi ra cái định đề rằng giới nhà văn nhà báo phải  coi việc viết về các VIP  là nghĩa vụ trước lịch sử. (VTN)

Bác Vương Trí Nhàn viết câu này, hóa ra bác chả hiểu gì cái cơ chế quản lý báo chí VN. Vì không phải ai cũng có cơ hội tiếp cận các VIP, nhất lại là VIP chính trị. có phân công, điều tra lý lịch 03 đời rồi đó.

Mà tại sao phải là “nghĩa vụ trước lịch sử” nhể?   😛

Chợt nhớ, thời còn rất trẻ, mình đã ao ước muốn viết một cuốn sách về mối tình sâu sắc nhất của các chính khách Việt. Và mình tin mình sẽ viết hay, vì mình hiểu tâm lý con người, tự cho là mình dễ chia sẻ, và nhìn con người bằng sự cảm thông, dễ đồng cảm. Nhưng rồi rất sớm, mình phải bỏ ngay ý định đó. Bởi mỗi nhà báo đều có cái “vườn rau” của họ. Tiếp xúc thế nào? Rồi ai dám nói thật với mình về con tim họ trong cuộc đời với những khổ đau có thật, hạnh phúc có thật, thân phận có thật.

Sau này, mình đọc cuốn của nhà văn Nguyệt Tú, con gái Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh viết về đề tài này. Đọc vài chuyện rồi bỏ ngay, không đọc nổi. Vì văn chương chính thống quá, nghiêm ngắn quá, đạo đức quá, khiến mình không… chịu nổi!   😀

—————

 Những chân dung chính trị đầy ấn tượng

Tôi muốn dùng lại cái cụm từ hai trong một để chỉ Đèn cù.

Đây là một cuốn tự truyện của một trí thức. Người trí thức này làm cái nghề mà ở Việt Nam dễ đánh mất mình nhất là nghề làm báo. Nhưng anh là một nhà báo theo cái nghĩa mà ở các nước hiện đại người ta vẫn hiểu. Nhờ làm báo anh biết rất nhiều và có nhiều điều về chính mình khi về già muốn chia sẻ với bạn đọc. Và rộng ra, chia sẻ với thời đại. Tiếp tục đọc

Quyền im lặng có chống được bức cung, nhục hình?

Tác giả: Đào Tuấn

KD: Cũng tại cái gốc- thể chế nước Việt này. Cầm tay chỉ việc toàn diện, kiểu “bắt cởi trần phải cởi trần/ Cho may ô mới được phần may ô”. Nay hội nhập, thì vấn đề đầu tiên của CC Tư pháp, là ngành tư pháp phải thay đổi tư duy, mới hy vọng cập nhật dần dần những quy chuẩn của các vấn đề xung quanh công tác điều tra, tố tụng, xét xử… Mặt khác, việc cập nhật những quy chuẩn đó, sẽ làm thiệt hại lợi ích nhóm, nên rút cục, cứ luẩn quẩn trì hoãn, ngụy biện

———–

Phiên thảo luận của Thường vụ Quốc hội (TVQH) về dự thảo: Luật Tổ chức tòa án nhân dân sửa đổi và Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân sửa đổi… đã trở thành “phiên điều trần”, khi Chủ tịch QH liên tục đặt ra các câu hỏi sắc sảo trước tình trạng nhục hình, về sự độc lập của các thẩm phán, về “quyền im lặng”.

Kiểm sát viên, không thể “một mình một chợ”

Ngay đầu phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề cập ngay và thẳng vào những vấn đề bức xúc nhất, và cũng là những vấn đề người dân mong chờ nhất .“Việc tòa Hà Nội yêu cầu các tòa án phải báo cáo lên chánh án là vi phạm rất nặng rồi? các đồng chí đã xử lý thế nào? Thế thì còn độc lập gì nữa?”- ông đặt câu hỏi đồng thời khẳng định “Quyền độc lập của cơ quan điều tra, của VKS và đặc biệt độc lập trong xét xử của tòa phải được đảm bảo. Tôi cho rằng nếu không đảm bảo các nguyên tắc này, tòa án không thể bảo vệ công lý, không thể công bằng được”.

Bị cáo Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận) cởi áo, chỉ những vết sẹo là do bị đánh trong tù, tại phiên tòa phúc thẩm (lần 3) “Vụ án vườn điều” ngày 9.3.2005. Ảnh Nguyễn Đình Quân

Tiếp tục đọc

Nguyễn Trần Bạt: Không có gì tử tế trên nền văn hóa kém

Tác giả: Hoàng Hạnh (thực hiện)

KD: Chính xác   😦

————–

Chúng ta chỉ xấu hổ vì nghèo đi mà chúng ta quên mất xấu hổ vì sự xấu đi về mặt đạo đức!?

Nguyễn Trần Bạt:Không có gì tử tế trên nền văn hóa kém

Chúng ta rất đau khổ vì nền kinh tế của chúng ta những năm trước tăng trưởng 7-8% mà năm nay có khi chỉ tăng được 5% thôi, nhưng chúng ta không hề xấu hổ, không đau khổ trước việc chúng ta chế biến thịt súc vật chết để bán cho mọi người. Chúng ta chỉ xấu hổ vì nghèo đi mà chúng ta quên mất xấu hổ vì sự xấu đi về mặt đạo đức. Chuyện đó là chuyện quan trọng hơn tất cả những gì chúng ta bàn ở trên – ông Nguyễn Trần Bạt.
[links()]

Chúng ta chưa có mô tả sự thật

Tiếp tục đọc

Động vật hoang dã thành… quà biếu, đồ trang trí

Tác giả: Hà Nhân

KD: Đọc bài này chợt nhớ lần, đến thăm gia đình một ông hiệu trưởng một trường học nổi tiếng ở PT, bước vào phòng khách, mình bị sốc nặng. Khắp phòng khách trang trí một phong cách trọc phú, là đầy những sừng hươu, gấu nhồi, cả bộ da báo…. Mình đã không làm việc nổi, và hết sức thất vọng. Một ông thầy mà đã không có ý thức bảo vệ môi trường thì dạy cho học sinh ra sao nhỉ? Hơn nữa, với tư cách một công dân, cho dù ngụy biện kiểu gì đi chăng nữa, thì cũng là góp tay vào việc phá hoại tài nguyên môi trường.

———–

Pháp luật Việt Nam quy định xử phạt người tiêu thụ sản phẩm động vật hoang dã (ĐVHD), nhưng trên thực tế chưa có ai tiêu thụ sản phẩm ĐVHD bị xử phạt… là một trong những nguyên nhân khiến ĐVHD vẫn được tiêu thụ phổ biến trên thị trường

Giá đắt vẫn… mua

Hành vi tiêu thụ các sản phẩm từ ĐVHD của người tiêu dùng ở TP.Hà Nội chủ yếu phục vụ cho nhu cầu ăn uống, chữa bệnh, trang trí…

Tiếp tục đọc

Thỏ, gấu và bác sĩ Cát Tường

Tác giả: Đào Tuấn
KD: Đã nói đến sự hội nhập của đất nước trong tương lai với thế giới hiện đại, thì mọi sự đổi mới cần mang tính đồng bộ và có sự chuẩn mực chung của nhân loại, đặc biệt về cải cách tư pháp. Không thể nói kiểu “một mình tôi một chợ”. Nếu cứ khăng khăng, ngụy biện bởi bất cứ lý do gì, thì rút cục tư pháp nước Việt cũng vẫn chỉ là anh nhà quê ra tỉnh, lẻ loi, khó chơi, kỳ cục  😦
   
Và cuối cùng, chỉ dân khổ. Vì những quyền con người không được bảo đảm, khi mà con người chưa trở thành bị cáo, chưa bị kết luận là kẻ tội phạm.
————
Một năm trước, giữa khi sự phẫn nộ của dư luận lên đến cực điểm trước hành vi phi nhân tính của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường, Công an TP Hà Nội “y như là gây sốc” khi công bố tội danh “Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh…” và “Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt”. Nói sốc là ở chỗ, với định kiến là sự phẫn nộ, và hậu quả là có người chết, trong thâm tâm dư luận chờ đợi một tội danh đại khái như là “giết người”.

Tiếp tục đọc

Quốc hội và tách cà phê

Tác giả: Nguyên Lâm
Cần có một diễn đàn riêng để lợi ích của các địa phương được lên tiếng mà không làm ảnh hưởng đến tính chất vì lợi ích quốc gia của Quốc hội.
————–
Tuần Việt Nam giới thiệu Phần 2 bài viết nhận diện các điểm khác biệt của Quốc hội VN so với các nước.

Kỳ 1: Bao giờ ‘nghị sỹ’ Việt tiếp dân ở… siêu thị?

>>Ipad và nghị trường

>> Hỏi chuyện người hai lần rơi nước mắt ở nghị trường

>> Khi các ‘quan’ tỉnh được giám sát

Những thiết chế khác biệt

Cơ cấu tổ chức của nghị viện các nước thường có các chức danh lãnh đạo, hệ thống ủy ban. Một mặt, cơ cấu, tổ chức của Quốc hội Việt Nam cũng có những yếu tố này. Mặt khác, Quốc hội Việt Nam có những thiết chế mà nghị viện các nước không có như: Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH – chỉ có ở Trung Quốc), Đoàn ĐBQH và Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, Thường trực Ủy ban.

Tiếp tục đọc

Việt Nam sắp vào sân chơi với các “đại gia”

Tác giả: Nguyễn Đình Lương- Nguyên trưởng đoàn đàm phán hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA)

KD: Mình rất thích quan điểm sòng phẳng của bác NĐL. Sự hội nhập của một quốc gia phải dựa trên nền tảng kinh tế vững mạnh, tuân thủ luật chơi sòng phẳng, có vị thế bình đẳng. Đó mới chính là “sánh vai với các cường quốc 05 châu”, không thể là vị thế của quốc gia đi xin sỏ, chiếu cố. Mà muốn thế, nước Việt phải quyết liệt và dứt bỏ chính những thói tật tư duy, thói tật làm ăn, thói tật quản lý bao cấp, tiểu nông, tùy tiện, tầm nhìn ngắn thực dụng bởi các lợi ích nhóm thao túng. Đau khổ và xấu hổ lắm!    😦

———–

Nguyên trưởng đoàn đàm phán HĐTM Việt – Mỹ, ông Nguyễn Đình Lương cho rằng để vào TPP, Việt Nam cần làm ngay lúc này là “dọn rác”, xoá bỏ tư duy kiểu cũ và nhập cuộc với tư duy kinh tế toàn cầu hoá, kinh tế thị trường.

Cuộc đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP đã tiến hành được mấy năm, qua vài chục vòng. Đầu tháng 9 vừa qua, tại Hà Nội, đã diễn ra một vòng đàm phán khá dài trong 10 ngày.

Cũng như các vòng đàm phán trước, khi vòng đàm phán Hà Nội kết thúc, chúng ta cũng chỉ được nghe là “đạt được nhiều tiến bộ trong nhiều vấn đề”; “tháo gỡ được nhiều khúc mắc”; “thu hẹp được khoảng cách” .v.v… Những chuyện “mô, tê” đang bàn là gì thì các nhà đàm phán chưa được nói ra, hoặc có lẽ đúng hơn là chưa có gì có thể nói được, vẫn còn phải bàn…

Tiếp tục đọc