Hai mặt- bản chất con người!

Tác giả: Theo Afamily

Đôi khi trong cuộc sống, những nhìn nhận của chúng ta chỉ là phần nổi của những tảng băng trôi, phần chìm sâu bên dưới kia mới nói lên bản chất của sự việc, mà đôi lúc phần chìm ấy còn phủ nhận cả phần nổi theo một cách mà chúng ta không thể nào ngờ tới.

————

Bằng cách sử dụng bể chứa nước bằng kính trong suốt, nữ nhiếp ảnh gia, Lara Zankoul người Liban đã có những shoot hình chân thực và sống động về mặt trái của cuộc sống.

Bộ ảnh có tên ” The Unseen” ( những thứ con người không thể nhìn thấy được) lột tả một cách chân thực tâm lý con người, cách họ đối xử với nhau và cách nhìn nhận cuộc sống của mỗi người.

Theo nguyên lý tảng băng trôi “ba nổi bảy chìm”, những gì dưới nước đại diện cho những gì mắt không thể nhìn thấy, những gì ở trên là sự hiện hữu bên ngoài, có thể dễ dàng nhận ra.

Cuộc sống hai mặt, bản chất con người
Theo nguyên lý tảng băng trôi, những gì con người ta thực sự nhìn thấy chỉ là ba phần của sự thật, một cô gái với vẻ ngoài khô khan, trầm lắng lại ẩn chứa một tâm hồn lãng mạn, một khao khát được yêu thương và được khẳng định chính mình

Tiếp tục đọc

Ông Trương Đình Tuyển đề xuất ba trụ cột cho nền kinh tế thị trường

Tác giả: Tư Hoàng

Cựu Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển khẳng định rằng, muốn thoát ra khỏi tình trạng kinh tế – xã hội hiện nay, dứt khoát cần xây dựng thể chế kinh tế thị trường hiện đại dựa trên ba trụ cột là thị trường, Nhà nước và xã hội. Đây là tiền đề quyết định để tái cơ cấu nền kinh tế.

Nhận định trên của ông Tuyển được đưa ra trong bài tham luận đáng chú ý tại Diễn đàn Kinh tế Mùa Thu 2014 tổ chức sáng 27-9 tại Ninh Bình, và tương đối nhất quán với những gì ông đã đề xuất tại Diễn đàn này các mùa trước đây.

Ông Tuyển cho rằng cần đẩy nhanh cải cách doanh nghiệp nhà nước (DNNN) như bán hết phần vốn trong các DN mà nhà nước không cần nắm giữ cổ phần; đổi mới quản trị DNNN mà Nhà nước còn nắm giữ cổ phần chi phối, coi đây là nội dung chủ yếu của tái cơ cấu DNNN.

Tiếp tục đọc

Doanh nghiệp kiện cơ quan Nhà nước là văn minh!

Tác giả: Thảo Phượng

Vụ việc Công ty TNHH Mạnh Cầm kiện Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội vì tạm giữ gần 6.000 hộp sữa dê trong suốt nhiều tháng do nghi ngờ về chất lượng của sản phẩm gây thiệt hại cho doanh nghiệp đã tạo sự chú ý trong dư luận thời gian gần đây.

————

Trước đó, cũng có không ít doanh nghiệp kiện cơ quan quản lý Nhà nước vì sự nhũng nhiễu hoặc yếu kém năng lực khi thực thi nhiệm vụ. Thậm chí, nhiều hội doanh nghiệp trong cả nước còn lên tiếng cho rằng, không nên “dĩ hòa vi quý” mà khi cần, phải mạnh dạn khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp cũng như giúp cơ quan Nhà nước sửa sai.  

Con kiến thắng kiện củ khoai

Tiếp tục đọc

Có nên đưa tên quan “tham” lên báo chí?

Tác giả:  
.
KD: Không nên. Vì còn “bảo vệ uy tín cán bộ”  😀  
—————–
“Tham quyền cố vị” là cố tật của không ít quan chức. Tìm mọi cách để giữ cho được cái ghế của mình, kể cả khi bản thân không phù hợp, hoặc hiệu quả công việc không tương xứng với cái quyền của họ.
Chạy tiền để giữ chiếc ghế, chạy tuổi để “trẻ” lui dăm ba năm, cũng chỉ vì nuối tiếc cái ghế.
(Minh họa: Ngọc Diệp)

(Minh họa: Ngọc Diệp)

Đến khi chạy không được, khư khư giữ cái ghế không xong thì họ giữ căn nhà, biệt thự. Nhiều người đã về hưu nhưng quyết không trả lại nhà công vụ cho nhà nước. Lòng tham che lấn lòng tự trọng của con người.

Tiếp tục đọc

Em lo lắm, các bác ơi!

Tác giả: Bùi Hoàng Tám

KD: Không phải vô lý, dân gian nói “lương lậu”. “Lậu” mới ra… vấn đề   😀   Nhưng các bác chẳng lo bị phanh phui, nhà báo BHT lo làm giề?  😛

————–

Có điều, mong rằng các bác đừng lương cao chót vót mà để nhân viên của mình hưởng lương “chết đói”, doanh nghiệp mình trong báo cáo thì “hoành tá tràng” nhưng đến khi vỡ lở, lại để lại món nợ cho nước, cho dân hàng trăm tỉ, ngàn tỉ… hay hàng tỉ USD.
 >>   Các tập đoàn phải khai cả thu nhập ngoài lương của lãnh đạo

(Minh họa: Ngọc Diệp)

(Minh họa: Ngọc Diệp)

Bộ Công thương lần đầu tiên công bố bảng thống kê mức lương của 120 lãnh đạo thuộc 11 Tập đoàn, Tổng công ty trực thuộc bộ này trong năm 2013.Đây là một việc làm rất đáng khen ngợi bởi lần đầu tiên, “cánh cửa tiền lương”, một lĩnh vực được coi là “bí mật” đã được hé mở với công chúng. Đặc biệt là đối với các “ông lớn” như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tập đoàn Than – Khoáng sản (TKV), Tập đoàn Dầu khí (PVN), Tập đoàn Dệt may (Vinatex), Tổng công ty Dầu Thực vật Việt Nam (Vocarimex), Tổng Công ty Giấy, Tổng Công ty thuốc lá (Vinataba)…

Tiếp tục đọc

Gần 800 tỷ đồng đổi mới chương trình, SGK

Tác giả: Văn Chung

KD: Từ 70000 tỷ, xuống 34000 tỷ, nay xuống tiếp còn gần 800 tỷ đồng. Không biết chất lượng GD có vì thế tỷ lệ… thuận tiếp tục với số tiền không nhể?  Thất vọng toàn tập cho cái ngành GD rùi   😛

—————-

 Sáng 27/9, Báo cáo giải trình trước Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết tổng kinh phí cho đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông sau 2015 là 778,8 tỷ đồng.

Sẽ bỏ độc quyền biên soạn sách giáo khoa

Bộ trưởng Luận cho biết, đề án lần này sẽ đổi mới nhiều vấn đề của CT-SGK phổ thông, từ chuyển hướng dạy và học sang phát triển năng lực học sinh; đổi mới thi cử đến việc biên soạn SGK.

Bộ sẽ xây dựng, thực nghiệm”chương trình giáo dục phổ thông”, bao gồm cả chương trình chung cũng như các môn học.

Còn việc biên soạn SGK mới, sẽ thực hiện chủ trương “một chương trình, nhiều bộ SGK”, trong đó chỉ có chương trình là “mang tính pháp lý” (hiện nay, cả chương trình và SGK đều “mang tính pháp lý”).

SGK là một tài liệu quan trọng cùng với các tài liệu khác để học sinh học tập. Điều này theo ý giải của Bộ GD-ĐT là nhằm huy động được trí tuệ, sự sáng tạo của các tổ chức cá nhân trong biên soạn SGK, đáp ứng nhu cầu đa dạng của giáo viên và học sinh trong sử dụng SGK và các tài liệu; triệt bỏ độc quyền trong SGK; phù hợp với trình độ học sinh từng vùng miền.

Bộ sẽ biên soạn 1 bộ sách giáo khoa

Bộ GD-ĐT chủ trương bộ sẽ tham gia biên soạn 1 bộ SGK, các tổ chức cá nhân khác cùng tham gia nhằm chủ động được về SGK. Tuy nhiên, phương án này có thể làm các tổ chức, cá nhân e ngại không biên soạn SGK nữa, vì không muốn “đụng” vào SGK của bộ.

“Nhưng Bộ không chủ trương có một bộ SGK duy nhất, mà hướng tới có nhiều bộ SGK. Nếu Quốc hội đồng ý phương án này thì Bộ sẽ đẩy mạnh tuyên truyền để nói rõ việc Bộ chủ trì biên soạn 1 bộ SGK là nhằm tăng tính chủ động trong việc thực hiện CT-SGK mới, ít nhất là có 1 bộ SGK.

Việc Bộ làm 1 bộ SGK không ảnh hưởng đến việc có nhiều bộ SGK; các bộ SGK khác nều đáp ứng tiêu chuẩn đều được khuyến khích lưu hành trong trường học”, ông Luận nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng cho biết, phương án 2 là giao các tổ chức cá nhân biên soạn, Bộ thẩm định lựa chọn 1 bộ tốt nhất.  

Tuy nhiên, ý kiến của Chính phủ thiên về phương án 1, Bộ GD-ĐT chủ động biên soạn 1 bộ SGK, đồng thời tăng cường tuyên truyền để xã hội có thêm lựa chọn đối với các bộ SGK của tổ chức, cá nhân biên soạn.

Bộ trưởng cho biết, các trường sẽ thảo luận để lựa chọn bộ SGK cho từng môn học trên cơ sở ý kiến của giáo viên, Hội đồng chuyên môn, phụ huynh.

Ông Luận cũng cho biết, sẽ có riêng đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho giáo dục phổ thông sẽ gắn với đề án đổi mới đổi mới đội ngũ giáo viên.

Sẽ bán đấu giá bản quyền SGK

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết sau khi Bộ GD-ĐT biên soạn bộ SGK sẽ tiến hành bán đấu giá bản quyền để các Nhà xuất bản thực hiện kinh phí thu được từ bán bản quyền sẽ nộp ngân sách nhà nước.

Theo đó, cần khoảng 462 tỷ đồng để tập huấn cho đội ngũ biên soạn SGK, kể cả lực lượng của các tổ chức cá nhân viết SGK; thẩm định SGK; dự kiến trong thời gian đầu có 4 bộ của cả bộ và các tổ chức cá nhân.

Tuy nhiên,  462 tỷ đồng này chưa bao gồm kinh phí đào tạo lại đội ngũ giáo viên  cũng như hỗ trợ địa phương để thực hiện CT-SGK mới.

Bộ GD-ĐT cho biết cần thêm 316,8 tỷ đồng để biên soạn tài liệu giáo dục của địa phương; cung cấp kinh phí tập huấn cho địa phương, ghi hình bài giảng phát trên mạng; hỗ trợ tập huấn cho giáo viên ở vùng khó khăn;

Như vậy, tổng cộng kinh phí để triển khai đề án CT-SGK mới là là 778,8 tỷ đồng . Trong đó, 504,4 tỷ đồng là ngân sách TƯ; 274,4 tỷ đồng từ ngân sách địa phương. Tuy nhiên, ông Luận cũng cho biết, có thể còn phát sinh thêm.

Khi nào học sách mới?

Giai đoạn 1 (tháng 1-2015 đến tháng 6-2017) sẽ chuẩn bị các điều kiện để xây dựng CT-SGK mới.

Giai đoạn 2 (tháng 7-2017 đến tháng 6-2018) sẽ xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện, bổ sung chế độ, chính sách liên quan đến việc thực hiện CT-SGK mới, bán đấu giá bản quyền bộ SGK do Bộ thực hiện.

Giai đoạn 3 (tháng 7-2018 đến tháng 12-2021) sẽ triển khai áp dụng chương trình mới, bắt đầu từ năm học 2018 – 2019.

—————–

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/199334/gan-800-ty-dong-doi-moi-chuong-trinh–sgk.html

“Thoát y” khiêu vũ với… pháp luật

Tác giả: Kỳ Duyên

Cái title bài này là title gốc của mình. Mình muốn giữ nguyên, vì nó nói được bản chất sâu xa của vấn đề.

Title trên Tuần VN: Quan chức hạ cánh và cặp bài trùng ma quỷ

—————

Lòng tham sẽ khiến cho người Việt, từ quan chức đến dân thường, sẵn sàng “thoát y” để khiêu vũ, không chỉ với đồng tiền nữa, mà với chính… pháp luật. Chữ quyền + tiền đang trở thành cặp bài trùng ma quỷ.

ICó một thực tế phũ phàng, con người vốn được coi là chúa tể muôn loài. Vì sức mạnh trí tuệ và sáng tạo vô song, có thể biến những câu chuyện cổ tích thành hiện thực. Ở những xã hội văn minh, có nền tài chính minh bạch, con người còn biết sai khiến đồng tiền, chế ngự tính xấu của nó bằng thiết chế quản lý và những chính sách, luật pháp phù hợp quy luật thực tiễn, xây dựng xã hội kỷ cương lành mạnh.

Nhưng trên con đường phát triển, không phải xã hội nào cũng đạt tới sức mạnh làm chủ hoàn toàn cái đồng tiền bất kham này. Và với thiết chế quản lý còn nhiều lỗ hổng, đồng tiền còn có thể trở thành một loại “giặc nội xâm”- tham nhũng. Mà nước Việt đang vất vả phòng chống là thế. Tiếp tục đọc

Tiền giấy Việt Nam và những biến đổi qua các thời kỳ

Tác giả: Theo Phương Ánh (Lao động)

KD: Tìm ra đề tài này, thú vị ghê   😀   Nhìn những đồng tiền được in qua các thời kỳ, bỗng có gì đó nao nao nhớ….

————

Xuyên suốt chiều dài lịch sử đất nước, đồng tiền Việt Nam cũng đã trải qua những biến động thăng trầm. Cùng chiêm ngưỡng những tờ tiền đã và đang lưu hành tại Việt Nam theo dòng chảy thời gian!

Giấy bạc Đông Dương: Nếu không kể đến tờ tiền giấy thất bại của Hồ Quý Ly thì giấy bạc Đông Dương được xem là tờ tiền đầu tiên của Việt Nam. Đồng Đông Dương mệnh giá 100 đồng bạc được người Pháp phát hành và lưu thông trong thời gian từ 1885 đến năm 1954. Trên đó có in hình 3 thiếu nữ với trang phục truyền thống của Lào, Campuchia và Việt Nam. Tiếp tục đọc

Công khai tài sản quan chức cho toàn dân là vi hiến?

Tác giả: Tá Lâm
.
KD: Khốn khổ, với một nền tài chính chưa minh bạch trong quản lý nguồn tiền, người Việt cứ đụng vào chuyện kê khai, công khai tài sản là cãi nhau. Cái gốc khồng làm được, cứ loay hoay cái thân và cái ngọn. Vì sao nhỉ?
————
Ngay cả khi người kê khai khi giải trình bảo rằng tài sản đó có do “em cho, bố mẹ cho”, cơ quan chức năng thấy không hợp lý có quyền tiến hành xác minh ngay.
.
Ngày 25-9, tại hội nghị tập huấn pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2014 trên địa bàn TP.HCM, liên quan đến vấn đề có nên công khai bản kê khai tài sản cho toàn dân biết hay không, ông Phí Ngọc Tuyển, Phó cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ), cho rằng: “Nếu đem công khai cho toàn dân biết thì không lường trước được, hậu quả không nhỏ, như thế sẽ vi hiến chắc chắn. Chúng ta chưa được phép công khai rộng rãi”. Hội nghị này do Hội đồng Phổ biến giáo dục pháp luật TP.HCM phối hợp với Thanh tra TP tổ chức.

Không thể công khai cho khắp bàn dân thiên hạ

Tiếp tục đọc