Anh em nhà Hổ, Báo ngao du vùng sơn cước

Tác giả: Kim Dung

Đang ở nhà tất bật công việc, thì nhận được cú điện thoại của Ts Tô Văn Trường. Anh Hổ, hẹn đi Hòa Bình buổi chiều cùng với “các anh”. Các anh đây là bạn thân thiết của Ts TVT-  TS Phạm Quang Khải, Giám đốc Công ty tư nhân Nusa (nước sạch), TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Ban Quản lý các dự án Than Đồng bằng sông Hồng, Tập Đoàn Than và khoáng sản Việt Nam (TKV) . Ba Tiến sĩ cùng một Báo sĩ là mình, đi ngao du lên vùng sơn cước Hòa Binh, thăm cơ sở sản xuất bể và bình lọc nước sạch NuSa, phục vụ bà con nông dân, vùng nông thôn, mà TS Phạm Quang Khải làm Giám đốc. Khỏi phải nói, các doanh nghiệp tư nhân hiện làm ăn vất vả thế nào. Nusa mới thành lập được 03 năm, và chặng đường hành trình hẳn còn rất gian nan.

Nhưng gian nan thì cứ gian nan, đường ta đi chơi ta cứ đi. Lâu lắm rồi mình mới có dịp trở lại con đường này. Con đường của hoa gạo tháng Ba, của những mái nhà thờ cao vút, và tiếng chuông ngân nga dóng dả……

Xin đưa mấy tấm ảnh anh em nhà Hồ- Báo ngao du vùng sơn cước Hòa Bình.

HB 1a

Ảnh: Bốn anh em trên một chiếc… ô tô:  😀

Kim Dung, Phạm Quang Khải, Tô Văn Trường, và Nguyễn Thành Sơn Tiếp tục đọc

Lướt qua một bút danh, một bóng người !

Tác giả: Đào Dục Tú

KD: Trên mạng mấy ngày qua xôn xao vụ con trai nhà văn Võ Phiến “đấu tố” cha. Từ “đấu tố” là mình lấy lại. Mới đây tác giả Đào Dục Tú gưỉ cho mình bài viết này, về nhà văn Võ Phiến. Bài viết có cái kết: Tôi có niềm vui được làm độc giả lướt qua ông như lướt qua trên đường đời một bóng hình người mình trân quý.

Mình cũng nghĩ vậy   😛

Cảm ơn anh Đào Dục Tú   😀

————–                                                                                

Ảnh nhà văn Võ Phiến. Nguồn: saimonthidan.com

Có một thời cũng chưa xa hẳn, những người cầm bút và độc giả miền Bắc “ngại” nói đến  nhà văn mang bút danh Võ Phiến, mặc dù biết ông thuộc trong số những cây bút gạo cội Sài Gòn trước giải phóng và sau khi lìa xứ ra đi định cư ở Mỹ, ngót bốn mươi năm nay ông vẫn chuyên tâm với văn chương. Tôi là dân “ngoại đạo phê bình nghiên cứu” văn học, đâu dám lạm bàn về đóng góp văn học của một cây bút thành danh năm nay tuổi sấp sỉ đại thọ chín mươi; để lại trên giá sách độc giả văn học hiện đại Việt Nam bốn cuốn tiểu thuyết ,chín tập bút ký và  tổng tập nghiên cứu văn học miền Nam tổng quan. . . Tiếp tục đọc

“Chúng ta cố đừng thất vọng!”

Tác giả: Tư Hoàng

“Chúng ta phải tiếp tục kỳ vọng; cố đừng thất vọng và đừng thất bại”, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung phải thốt lên như vậy khi kết thúc phần trình bày của mình tại Diễn đàn Kinh tế Mùa Thu 2014 tổ chức chiều 27-9 tại Ninh Bình.

Các nhà kinh tế cho rằng, tái cơ cấu kinh tế chưa như kỳ vọng. Ảnh TG

Bài trình bày của ông Cung cho thấy, công cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước (DNNN) – một trong ba trọng tâm lớn để tái cơ cấu nền kinh tế – đã không đạt được như kỳ vọng trong vài năm gần đây.

“Chúng ta chưa thay đổi luật chơi đối với DNNN; chưa áp đặt đầy đủ ngân sách cứng và quản trị theo thông lệ thị trường”, ông nói. Tiếp tục đọc

Vụ trộm thiết bị chụp ảnh có nguồn phóng xạ gây chấn động Sài thành

Tác giả: Trường Sơn
.
Đột nhập căn nhà cao tầng không khóa, hai tên trộm thu được “chiến lợi phẩm” là chiếc máy chụp ảnh có chứa nguồn phóng xạ cực kỳ nguy hiểm. Trớ trêu thay, chúng lại không hề biết gì về điều đó, vô tư mang đến vựa phế liệu để bán. Bị chủ vựa trả giá 200.000 đồng, chúng chê rẻ rồi mang về phòng trọ cất giấu.
.
Thiết bị NDT có phóng xạ nguy hiểm được thu hồi sau 6 ngày truy tìm.

Khi bị bắt về cơ quan công an, hai tên trộm “nhà quê” này mới hay rằng thứ mà chúng lấy được chẳng khác gì một “quả bom nguyên tử” thu nhỏ, có thể gây tử vong cho chúng nếu lỡ “ngứa tay” tháo ra. Và để thu hồi thiết bị này, một lực lượng hùng hậu công an, chuyên gia đầu ngành đã ngày đêm lùng sục, quần nát từng con hẻm của Sài Gòn.

Tiếp tục đọc

Khi các quan né sốc… về hưu

Tác giả: Nguyễn Anh Thi

KD: Tâm lý né sốc khi về hưu là tâm lý thường tình, rất con người, đặc biệt với quan chức VN. Khi đang có kẻ hầu người hạ, bổng lộc dồi dào, bỗng chốc vắng tanh, lộc chẳng còn. Chưa kể lúc đó bỗng xuất hiện những kẻ phản phúc   😀

Tuy nhiên, ở những quốc gia có nền quản trị công khai, minh bạch, những quan chức thật sự giỏi chuyên môn, họ vẫn có nhiều cách để làm việc gắn mình với xã hội, giữ vững tên tuổi, mà câu chuyện vợ chồng cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton là một minh chứng. Họ giàu lên hơn rất nhiều so với khi đang ở quan trường. Đó cũng là điều khác biệt của các quan chức giữa hai thể chế chính trị.

Ở xã hội VN, mất ghế là… mất hết.  Ghế đó xứng đáng hay được “mua” còn là chuyện khác.

Ở đây, chỉ bàn tới chuyện “hậu quả” của mất ghế.  Thế nên trước khi mất ghế, phải có nhiều cách, kể cả các cách phạm luật, mà câu chuyện ký tới 60 văn bản quyết định, hay chuyện ông Hồ Nghĩa Dũng mới đây cũng chỉ là những nét chấm phá phản chiếu cụ thể về “cái ghế quyền lực” trong xã hội VN nó đặc biệt thế nào thôi.

Và phản chiếu một xã hội thiết chế quản lý thiếu văn minh đến độ nào

—————

Một vài “quan bác” trước khi về hưu ký hàng loạt quyết định bổ nhiệm con, cháu trong nhà hay các mối quan hệ vào các chức vụ quan trọng trong cơ quan.

>>Biệt thự quan chức và những ‘kẽ hở’

>> Biệt thự quan chức: Vòng vo khó tránh nghi ngờ

>> Biệt thự ‘khủng’, hàng xa xỉ và những câu hỏi

>> Nghĩ từ những biệt thự của quan chức về hưu

>> Vì sao biệt thự quan chức dễ gây “ồn ào”?

Mới đây, dư luận xôn xao khi báo chí đưa tin cựu Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng sau 8 tháng về hưu đã được bầu làm Ủy viên HĐQT và là nhà tư vấn của Công ty Đèo Cả vốn được chính ông ký tá giao dự án quan trọng khi còn tại vị. Sự vụ này gợi cho nhiều người suy ngẫm về câu chuyện quan chức Nhà nước ở VN khi về hưu.

Hưu là hết?

Tiếp tục đọc

Lãnh đạo Bộ Văn hóa ‘họp kín’ về phim 21 tỷ

Tác giả: Hoàng Vy

KD: Có một điều rất nghiêm túc cần phải đặt ra. Đó là sự tôn trọng sự thật lịch sử. Một khi sự thật lịch sử không được tôn trọng, thì học sinh sẽ chán học sử, xa rời bộ môn dạy người cực kỳ quan trọng này, con người sẽ mất niềm tin ngay vào chính quyền, và khán giả cũng sẽ quay lưng lại với “Sống cùng lịch sử”, cho dù có tốn tới 21 tỷ đồng, cho dù có PR đến mấy.

Đã qua rồi cái thời tuyên truyền kiểu một chiều. Trong thế giới phẳng khắc nghiệt này, có một lời nói dối, lập tức có một lời nói thật “đối chất”. Điều đó không phải là “xấu xa” như cái tư duy độc đoán xưa nay vẫn nghĩ, mà chính là sự sòng phẳng của cuộc sống và của cả chính… lịch sử.

Là sự đòi hỏi từ con người lãnh đạo, thể chế chính trị đều phải nâng tầm, hoàn thiện chính mình thật sự văn minh, khoa học. Có thế mới quản lý xã hội một cách vững vàng. Và người dân mới đỡ đi cái sự bất an vì mất niềm tin, mới có thể cảm thông, chia sẻ những thăng trầm của đất nước, của xã hội.

————–

Ngày 24/9, lãnh đạo Bộ VHTTDL đã có cuộc làm việc kín với Cục Điện ảnh cũng như hãng sản xuất phim ‘Sống cùng lịch sử’.

Phim, 21 tỉ, sống cùng lịch sử
Cảnh trong phim ‘Sống cùng lịch sử’
Một tuần  qua, bộ phim ‘Sống cùng lịch sử’ đã gây bão trên các phương tiện truyền thông về việc ra rạp nhưng không bán được vé, buộc phải hủy suất chiếu khiến dư luận bức xúc về bộ phim tuyên truyền được đầu tư tới 21 tỉ đồng nhưng cuối cùng thất bại ở rạp.

Tiếp tục đọc