“Có một từ đang khiến các nhà đàm phán Việt Nam đau đầu”

Tác giả: Nguyên Hà
.
KD: Ông Trương Đình Tuyển nói: “Tôi cảm thấy hiện nay chúng ta sợ cái từ “xã hội dân sự” giống như sợ cái từ “kinh tế thị trường” thời trước đổi mới, đó là điều rất là vô lý” (NH)

.GS Hồ Ngọc Đại từng có câu nói hài hước, lột tả bản chất và tội nghiệp, đáng thương của nỗi sợ, cũng chính là tư duy này: Không sợ mất vợ, chỉ sợ mất lập trường   😀

—————–

Tái cơ cấu nền kinh tế qua mổ xẻ của các chuyên gia tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2014…

“Có một từ đang khiến các nhà đàm phán Việt Nam đau đầu”

Cực kỳ nóng sốt, đó là cụm từ được Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu dành cho tái cơ cấu nền kinh tế, nội dung đã bắt đầu được thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu ngay từ sáng 27/9.

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, trong lời phát biểu khai mạc nhấn mạnh, tái cơ cấu nền kinh tế không chỉ là quan tâm của các vị đại biểu Quốc hội mà cử tri rất kỳ vọng vào sự chuyển biển mạnh mẽ và cơ bản của công việc này, để khắc phục những hạn chế, yếu kém mang tính cơ cấu, đưa nền kinh tế phát triển bền vững.

Tiếp tục đọc

Trở lại với các danh nhân lịch sử để hiểu các VIP hiện thời

Tác giả: Vương Trí Nhàn

Do những cấm kỵ không được viết về các danh nhân hiện đại,

giới sử học của ta cũng lảng tránh luôn

không viết về các danh nhân trong quá khứ

————

 Những trang sử học không có con người –Sử Việt Nam được lưu hành chính thức hiện nay có ba chỗ dở khiến nó không còn là sử nữa. Ba chỗ dở đó là

1/ Chỉ viết về lịch sử tồn tại của dân tộc mà không biết tới lịch sử phát triển. Quá chú trọng việc viết về chống ngoại xâm mà không viết về các cuộc đấu tranh nội bộ. Quá chú trọng quân sự mà không có sự nghiên cứu đầy đủ về kinh tế.  Chỉ viết về mặt sáng của lịch sử không viết về chỗ tối. Tiếp tục đọc

Thoát bẫy thu nhập trung bình: Đâu là con đường cho VN?

Tác giả: Đinh Tuấn Minh
.
KD: Không có cong cuộc cải cách hay đổi mới nào của ngành nào, lĩnh vực nào riêng biệt lại có thể dẫn đến kết quả thành công, nếu không có sự đồng bộ- đó là cải cách nền quản trị quốc gia, ở tầm vĩ mô. Vì bất cứ lĩnh vực nào, ngành nào cũng là thành tố, hoặc là sản phẩm con đẻ của nền quản trị ấy, thiết chế ấy. Không thể có cái mới tươi non, nằm trong cái già nua xơ cứng, cũ kỹ, hủ hậu, mà có thể phát triển. thậm chí nó dễ dàng bị tàn lụi bởi tư duy quản lý cổ hủ. Vì vậy, cứ luẩn quẩn tranh cãi, tìm giải pháp, rút cục sẽ chẳng đi đến đâu. Nói như TS Nguyễn Đình Cung, ” chúng ta cố đừng thất vọng và đừng thất bại”, đã chứa đựng trong đó mầm mống sự thất bại và … thất vọng.
.
Nhưng mình lại mơ ước, thực tiễn chứng minh quan niệm của mình là sai. Để chính mình lại … hy vọng   😦
————

Tại Diễn đàn phát triển châu Á lần thứ 5 ngày 19-9 đã có dự báo đến năm 2058 Việt Nam mới có thể thoát bẫy thu nhập trung bình. Vậy đâu là con đường cho Việt Nam?

Người Việt qua Singapore xếp hàng mua iPhone 6 - Ảnh: Thuận Thắng
Người Việt qua Singapore xếp hàng mua iPhone 6 – Ảnh: Thuận Thắng

Năm 2010 Việt Nam bứt ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp và chuyển sang nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp. Kể từ đó, Việt Nam liên tiếp nhận được cảnh báo từ giới chuyên gia trong và ngoài nước về nguy cơ bị kẹt trong bẫy thu nhập trung bình như nhiều quốc gia đang phát triển khác.

Giáo sư Trần Văn Thọ có lẽ là một trong những chuyên gia kinh tế đưa ra cảnh báo sớm nhất về nguy cơ này của Việt Nam. Đầu năm 2012 ông đã có một nghiên cứu công phu về “Bẫy thu nhập trung bình nhìn từ các nước ASEAN”.

Tiếp tục đọc

Cần tái cơ cấu cả khu vực doanh nghiệp tư nhân

Tác giả: Hướng Dương (theo Infonet)
.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng sau 3 năm thực hiện đề án tái cơ cấu, kinh tế Việt Nam vẫn chứa đựng nhiều vấn đề.
 Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế mùa thu 2014 tổ chức tại Ninh Bình ngày 27-28/9/2014, những nhận định của chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh đã phác họa lên một bức tranh kinh tế Việt Nam đầy thách thức.

TS. Lê Đăng Doanh nhận định, việc xử lý nợ xấu, tái cơ cấu hệ thống tài chính ngân hàng thời gian qua triển khai nhiều mảng cắt khúc, riêng lẻ, thiếu tính đồng bộ và cho đến nay chưa giải quyết những cản trở chính

Tiếp tục đọc