Suy ngẫm về phát biểu của Thủ tướng

Tác giả: Tô Văn Trường

KD: Đang bận bù đầu thì nhận được bài viết này của TS Tô Văn Trường. Nó là những nghĩ suy đau đáu của ông- nhà báo công dân- trên chặng đường 04 anh em trên một chiếc ô tô vừa ngao du vùng sơn cước- Hòa Bình mấy ngày trước, sau khi nhận được tin Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra thăm Đảo Lý Sơn. Dọc đường về vẫn là những câu chuyện xung quanh vận nước, chuyện Biển Đông, và những người lính hai phía đã ngã xuống, câu chuyện hòa giải của một dân tộc quá nhiều mất mát, đau thương, giờ đây lại tiếp tục chịu nhiều thương tổn khác…

Ts Tô Văn Trường đã gửi gắm vào bài viết đầy ngọn lửa với đời, luôn nhen nhóm, âm ỉ trong lòng ông

Cảm ơn Ts Tô Văn Trường  😀

————-

Suy ngẫm từ Thông điệp đầu năm đến phát biểu mới đây ở đảo Lý Sơn của Thủ tướng , chúng ta nhìn lại bối cảnh quốc tế cuối thế kỷ trước đã dồn đất nước ta vào cảnh đau lòng, gây nên những thương đau và tổn thất khủng khiếp trong nội bộ cộng đồng dân tộc ta. Phải từ góc nhìn cả dân tộc ta đã trở thành nạn nhân như thế trong cục diện quốc tế ngày ấy, để nhận thức sâu sắc những thách thức mới của cục diện quốc tế hôm nay đang đe doạ đất nước. Tất cả để gìn giữ, phát huy hoà giải và đoàn kết dân tộc là nguồn sức mạnh bất khả kháng của tổ quốc Việt Nam vô vàn yêu quý của chúng ta trong thế giới hôm nay.

Nhiều người am hiểu, theo dõi thời cuộc rất quan tâm đến lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhân dịp “khánh thành công trình nối cáp điện cho đảo Lý Sơn” ngày 28/9 vừa qua. Tiếp tục đọc

Những việc đàn ông phải làm trước ngày cưới vợ

Tác giả: Lê Hoàng
.
KD: Chít cười vì đàn ông   😀   
Hóa ra đàn bà bao giờ cũng lương thiện, rất lương thiện, dù nhẹ dạ, cả tin    😛
————-
Chả còn nghi ngờ gì nữa, sau khi cưới vợ, chỉ một phút, mỗi đàn ông đã trở thành một con người khác, thay đổi nhiều khi tới tận gốc. Vậy trong những giờ cuối cùng còn độc thân, đàn ông cần làm gì để chuẩn bị cho cuộc sống mới và lưu giữ được những gì còn sót lại của thời trai trẻ? Sau đây chúng tôi xin đưa ra một số ví dụ để các bạn tham khảo:

1. Ngồi một mình trong quán cà phê. Xem xét tính nghiêm trọng của vấn đề. Nhận thức một cách toàn diện và đầy đủ, nghiêm khắc, không né tránh là tương lai sẽ ra sao.

2. Gặp một số bạn trai thân. Nói với họ hãy ở lại yên bình, mình đi xa một thời gian.

Những việc đàn ông phải làm trước ngày cưới vợ
Minh họa: DAD

Tiếp tục đọc

Thiên An Môn phiên bản 2.0?

Tác giả: Hiệu Minh
.
Chỉ có tuổi trẻ mới làm nên lịch sử.

Hai thế hệ đều tay không chống bạo quyền, đòi hỏi dân chủ và công bằng. Thế hệ trước đã bị thất bại nhưng bài học để lại về dân chủ còn mãi. Thế hệ hôm nay với cái ô cũng truyền cảm hứng cho hàng tỷ người trên hành tinh. “Người dân không nên sợ chính phủ của mình. Chính phủ phải sợ người dân của mình” như thông điệp của Joshua gửi tới các bạn..

.Biểu tượng của Hong Kong. Ảnh: Reuters.

Biểu tượng của Hong Kong. Ảnh: Reuters.

Thế giới vừa tưởng niệm ¼ thế kỷ sự kiện Thiên An Môn (Tiananmen ) cách đây 6 tháng, thì nay tại Hong Kong đang có một sự kiện tương tự, cũng khởi đầu bằng đòi hỏi về dân chủ và đều do thanh niên tổ chức.Ngày 15-4-1989, sau cái chết của Hồ Diệu Bang, có tới 400 thành phố và địa phương tại Trung Quốc đã tổ chức tang lễ, biết ơn người khởi xướng cải cách. Sau đó, các cuộc biểu tình biến thành phản đối chính phủ do lạm phát và tham nhũng tràn lan.

Tiếp tục đọc

Lặng người trước vẻ đẹp của mùa thu khắp thế giới

Tác giả: Theo 24h

Cùng chiêm ngưỡng những sắc thu tuyệt đẹp trên cây, thảm hoa… trên khắp thế giới.

sắc thu, mùa thu, chiêm ngưỡng
Ngôi nhà nhỏ nép mình giữa khu rừng mùa thu đỏ rực lá ở miền Bắc nước Ý.

sắc thu, mùa thu, chiêm ngưỡng

Cây thích cổ thụ tại công viên Washington, thuộc phía Tây thành phố Portland, tiểu bang Oregon (Mỹ).

Tiếp tục đọc

VN cần bỏ Marx-Lenin cản trở hiện đại

Nhưng nếu đã nhận thức được vấn đề, mà không dám dũng cảm thay đổi tư duy, học hỏi và xác quyết cho sự phát triển của dân tộc, điều đó mới đáng xấu hổ, và cũng là tội lỗi.

Hậu thế sẽ nhìn nhận và đánh giá cha ông họ hôm nay.

————

Từ những năm 1944- 1945, Hồ Chí Minh đã dùng phép biện chứng của Karl Marx để kết hợp tất cả những trí tuệ, lý tưởng cao cả và lòng nhân đạo của tất cả các vị tiền bối (Phật, Giê Su, Marx, Lenin, Tôn Trung Sơn) để tạo ra một con đường đi mới mẻ cho nhân dân Việt Nam.

Chính đó là bước khai trương Chủ nghĩa hội tụ về đạo đức và trí tuệ đầu tiên trên thế giới tại Việt Nam.

Nếu Pháp (được sự hỗ trợ của Mỹ) không phạm một sai lầm chiến lược tầm thế kỷ quay lại xâm chiếm nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1946 thì có thể Việt Nam ngày nay đã như Singapore hay Nam Hàn. Tiếp tục đọc

Bản chất của xã hội dân sự là đối thoại, hòa giải

Tác giả: Mỹ Lệ thực hiện (theo Người Đô thị)

KD: Xã hội dân sự thể hiện sự dân chủ của một xã hội. Và vì thế, nó đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý, quản trị phải nâng tầm hiểu biết, trí tuệ, học vấn của mình hơn, để “đối thoại”. Không phải thấy nó đòi hỏi sự nâng tầm mà … hoảng sợ, né tránh và định kiến như một thứ “phản động, diễn biến hòa bình” theo quan niệm lâu nay. Điều đó, chỉ kéo nước Việt lẹt đẹt trên con đường văn minh của nhân loại.

—————

MTG: Tại diễn đàn Kinh tế mùa xuân do uỷ ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức, ông Trương Ðình Tuyển, nguyên bộ trưởng bộ Thương mại, cho rằng “đã đến lúc thừa nhận xã hội dân sự”. Ông Tuyển đưa ra nhận định “thể chế kinh tế thị trường hiện đại phải bao gồm thị trường, nhà nước và xã hội dân sự” trong bối cảnh các diễn giả đang bàn thảo về cải cách thể chế, mở đường tiếp tục phát triển.

PGS.TS Ðặng Ngọc Dinh

PGS.TS Ðặng Ngọc Dinh

>>“Nhà nước”, “thị trường” đều có thể thất bại, vì vậy cần Xã hội dân sự

Phóng viên trò chuyện với PGS.TS Ðặng Ngọc Dinh, giám đốc trung tâm Nghiên cứu hỗ trợ cộng đồng (CECODES) thuộc liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), nhằm tìm hiểu rõ hơn tính chất và vai trò của xã hội dân sự (XHDS) trong bối cảnh hiện nay.

Năm 2006, trong một lần trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ, ông nói “Ðừng sợ xã hội dân sự”. Tám năm qua, xã hội dân sự của chúng ta đã phát triển hay thụt lùi và tác động của nó đối với sự phát triển chung hiện ra sao, thưa ông?

Tiếp tục đọc

Định vị Việt Nam theo hướng nào?

Tác giả: Nguyễn Lâm Viên (Uyên Viễn ghi)

KD: Câu hỏi chỉ là của một doanh nhân, nhưng lại đụng chạm đến một vấn đề rất vĩ mô, mà chua xót thay, nước Việt đến hôm nay vẫn chưa “trả bài” nổi cho người dân Việt nói chung, ông Nguyễn Lâm Viên nói riêng. Trên mạng truyền thông, các nhà lãnh đạo luôn nói: Kinh tế thị trường XHCN. Nhưng ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng HKH và ĐT thì thẳng thắn, đại ý: Làm gì có cái thứ đó mà tìm!

Chừng nào các quan chức có trách nhiệm chưa “giải mã” được mô hình này, chừng đó người dân vẫn chưa hiểu “định vị” nước Việt theo hướng nào. Và như thế sẽ rất khó phát triển

Bởi quan trọng là tư duy nước Việt phải rõ ràng, dứt khoát, để tìm được cái cần tìm, không phải để rồi cứ mãi tiếp tục đi tìm… lá diêu bông

Một nhà thơ có thể lãng mạn

Nhưng một dân tộc không thể ảo tưởng!

—————

Quan sát thị trường mấy năm nay, tôi nhận thấy Việt Nam chưa định vị rõ mình sẽ đi theo hướng nào là chính: công nghiệp hay nông nghiệp, hay thương mại – dịch vụ? Chúng tôi là lớp doanh nhân có nhiều năm gắn bó với sự chuyển động của thị trường trong nước từ lúc mới mở cửa nhưng tới giờ vẫn thấy lo.

Chúng tôi cũng nhận thấy nhiều người trong lớp doanh nhân trẻ mới khởi nghiệp đang lúng túng không biết phải rẽ về hướng nào! Thiết nghĩ định vị đất nước đi theo hướng nào nếu chỉ phó mặc cho doanh nghiệp và người dân thì sẽ chẳng tới đâu vì quá tầm của họ.

Ông Nguyễn Lâm Viên, TGĐ Công ty Vinamit: “Các nhà sản xuất hãy chứng minh cho người dân thấy và tin hàng Việt Nam hội đủ các yếu tố an toàn, chất lượng và đậm đà bản sắc dân tộc.”

Tiếp tục đọc

Thống đốc NHNN thừa nhận nợ xấu lên đến 500.000 tỉ đồng

Tác giả: Tư Hoàng

Lần đầu tiên thừa nhận số nợ xấu lên đến 500.000 tỉ đồng nhưng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình cố gắng làm yên lòng Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nợ xấu tại phiên chất vấn kéo dài cả ngày 29/9.

Ông Bình tiết lộ, tổng số nợ xấu ước tính lên đến 500.000 tỉ đồng. Tuy không đề cập đến thời điểm của số nợ này, ông cho biết đã có 240.000 tỉ đồng đã được xử lý đến nay.

Về khả năng xử lý nợ xấu còn lại, Thống đốc nói: “Đến hết tháng 7 số trích lập (dự phòng rủi ro) đã đến 78.000 tỉ đồng và cuối năm nay tiếp tục tăng để xử lý nợ xấu. Tài sản đảm bảo cho các khoản nợ xấu này giá trị cũng cao gấp hai lần các khoản nợ xấu”. Tiếp tục đọc

Giấc mộng ‘nhất thế giới’ đeo đẳng lãnh đạo TQ

Tác giả: Nguyễn Thiện Chí

Một logic tất yếu, con đường sinh tồn ra biển chính là cầu nối của giấc mộng Trung Hoa – giấc mộng đeo đẳng các thế hệ lãnh đạo TQ.

—————–

>>Cha đẻ “sức mạnh mềm” ngạc nhiên vì hành xử của TQ

>> Ý đồ sâu xa của TQ sau 25 năm chiếm Gạc Ma

>> Chặn bức ‘trường thành’ trái luật của TQ trên biển Đông

TVN:Trung Quốc muốn gì ở biển Đông và họ đang theo đuổi những chính sách nào: Giữa ngắn hạn và dài hạn, giữa phe diều hâu và phe bồ câu, giữa mặt trận ngoại giao lẫn pháp lý, giữa những hành động lặp đi lặp lại trên biển và tuyên bố về giấc mơ Trung Quốc trong thế kỷ tiếp theo?

Những thông tin, chỉ dấu thoắt ẩn, thoắt hiện này làm cho việc tạo nên một bức tranh tổng thể càng khó khăn. Loạt bài viết này cố gắng đưa ra những lát cắt, và nối chúng lại theo các trình tự không gian và thời gian, nhằm đưa ra một cái nhìn tương đối hệ thống về tham vọng, hành động của TQ trên biển Đông.

Dưới đây là Kỳ 1 trong loạt bài.

Ngày 17/3/2013, tại phiên họp bế mạc Hội nghị Đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) lần thứ nhất, Khóa XII, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa vừa mới được bầu, Tập Cận Bình đã đọc bài diễn văn quan trọng trước 2.948 đại biểu. Trong gần 25 phút, ông Tập 9 lần đề cập cụm từ “Giấc mộng Trung Hoa”.

Tiếp tục đọc