Sắp làm bác sĩ nhưng không biết ruột thừa ở đâu

Tác giả: Tiến Đạt- Tiêu Hà

KD: Chít cười vì cái title. Nửa cười nửa… khóc cho GD, cho ngành y   😀   😦

—————

 Chưa bao giờ người học có thể dễ dàng trở thành dược sĩ, y sĩ… như thời điểm này. Thí sinh thi đại học có điểm thi thấp hơn điểm sàn, thậm chí… không cần thi cũng được gọi trúng tuyển vào các ngành khoa học liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người.

Tha hồ “hốt” thí sinh

Mới đây, hàng chục học viên tốt nghiệp lớp TCCN Dược của ĐH Nguyễn Tất Thành dù không tham gia kỳ thi tuyển sinh hoặc kỳ thi liên thông nhưng vẫn được nhà trường cấp giấy báo trúng tuyển vào học liên thông lên ĐH ngành này. Trong đó, hơn mười người đã làm thủ tục nhập học. Dù nhà trường lý giải là do sơ suất của nhân viên tuyển sinh, nhưng sự việc trên cho thấy sự dễ dãi trong tuyển sinh ngành y dược, đặc biệt ở các trường ngoài công lập.

Trường Đại học Y Dược TP.HCM là trường có điểm đầu vào rất gắt gao

Tiếp tục đọc

Tường thuật từ điểm nóng Hồng Kông

.
KD: Thế giới đang theo dõi cuộc đấu tranh đòi dân chủ của giới trẻ Hồng Kông, một trong ba trung tâm tài chính lớn của thế giới, với rất nhiều khâm phục: Khâm phục ý thức về cuộc sống tự do, dân chủ trong một xã hội tôn ty luật pháp. Khâm phục  sự khẳng định khí phách tuổi trẻ. Khâm phục về tính chuyên nghiệp và văn minh của một cuộc đấu tranh.
Cuộc đấu tranh của giới trẻ Hồng Kông làm rung chuyển Bắc Kinh. Và thế giới đang theo dõi xem, cách ứng xử, giải pháp thế nào của nhà cầm quyền có tính cách “bá quyền” này trước đòi hỏi dân chủ của giới trẻ, cũng là của những thế hệ tương lai với vận mệnh của mình, ở một thể chế một quốc gia hai chế độ.
————
 Cuộc đấu tranh của giới trẻ Hồng Kông trở nên quyết liệt khi những người đứng đầu tuyên bố không dừng lại ở biểu tình ôn hòa nếu đặc khu trưởng không từ chức, tường thuật của Thanh Niên Online từ Hồng Kông.
 
Người biểu tình tập trung tại Admiralty, khu vực tòa nhà chính quyền Hồng Kông – Ảnh: Nguyễn Thành Trung

Sau hai đêm xuống đường cùng giới trẻ Hồng Kông, tôi chứng kiến những người đứng đầu phong trào đòi dân chủ luôn giữ cho cuộc biểu tình mang tính bất bạo động (non-violence). Hừng hực, kiên quyết nhưng vẫn có kế hoạch dài lâu cho cuộc đấu tranh, những người trẻ ở đây đang cho thấy họ không dễ dàng bị khuất phục.

Tiếp tục đọc

Sĩ diện hão !

Tác giả: Đào Dục Tú

KD: Tác giả Đào Dục Tú vừa gửi cho mình bài viết này. Bệnh sĩ diện hão, gắn rất chặt với bệnh thành tích, phô trương, bệnh nói dối, nhất là ở phía bắc, mắc rất nặng căn bệnh này. Và nó có căn nguyên sâu xa, xuất hiện từ  lâu, rất lâu, từ những năm tháng thời bao cấp. Liệu nó có phải là sản phẩm của một xã hội mà cái gì cũng được “tô hồng” không nhể?   😛

Cảm ơn anh Đào Dục Tú   😀

————–

Thời đi làm,hồi mới ra trường, tôi tập tọng làm cán bộ. Khổ, xếp hàng chờ hai năm còn chưa được phân phối mua xe đạp; chỉ vì “cậu chưa vợ con, nhường anh em hoàn cảnh hơn”. Không xe , hết tám giờ vàng ngọc,đi chơi loăng quăng phố phường, toàn lóc cóc đi bộ .Trưởng phòng có sai đi đâu là ngơ ngáo hỏi mượn xe anh này, chị nọ.Ai cũng thấy cậu sinh viên lính mới tò te dễ mến nên không Thống Nhất nam lại có phượng hoàng nữ Tầu đi . Cơm, xách cặp lồng nhà ăn tập thể Vân Hồ, xe đạp đi mượn ,tôi vẫn mắc bệnh  sĩ diện hão. Tiếp tục đọc

Vợ và thư gửi má vợ

Tác giả:

KD: Bạn bè iu quí gửi cho những câu chuyện vui này. Xin đăng lên để bạn đọc (nhất là nam giới) chia sẻ và… liên hệ bản thân   😀

————–

1- Đổi đời !

Đồng chí A tới nhà đồng chí B chơi, thấy đồng chí B lúi cúi làm bếp vừa lau nhà cực khổ quá mới hỏi:

– Ủa, con nhỏ Liên giúp việc cho mầy đâu rồi, mà mầy làm hết mọi chuyện vậy?

– Nó đi lấy chồng rồi.            

– Ủa mà nó lấy ai vậy?

– Lấy tao!!!

2- Người chồng thành thật !!!! Tiếp tục đọc

Khởi tố chủ tọa toà phúc thẩm xử vụ án Nguyễn Thanh Chấn

Tác giả: Nguyễn Quyết

Ông Phạm Tuấn Chiêm – nguyên thẩm phán TAND Tối cao, Chủ tọa phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án Nguyễn Thanh Chấn – đã bị cơ quan điều tra VKSND Tối cao khởi tố bị can về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”

.Ông Nguyễn Thanh Chấn (thứ 2 từ trái qua) đã gặp TAND Tối cao giữa tháng 8 vừa qua để được hướng dẫn thủ tục yêu cầu bồi thường

Ông Nguyễn Thanh Chấn (thứ 2 từ trái qua) đã gặp TAND Tối cao giữa tháng 8 vừa qua để được hướng dẫn thủ tục yêu cầu bồi thường

Ngày 30-9, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với Phạm Tuấn Chiêm (SN 1949, trú tại xã Đình Xuyên, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội), nguyên thẩm phán TAND Tối cao, về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo điều 285 Bộ luật Hình sự. Đồng thời áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú với bị can Chiêm để phục vụ công tác điều tra.

Tiếp tục đọc

Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật: Có thể để táo, lê cả năm mà không hỏng

Tác giả:Khương Vũ (thực hiện)
.
Vừa qua, dư luận có xuất hiện thông tin về trái lê để 5 tháng hay táo để 9 tháng trong điều kiện bình thường mà không hỏng gây nhiều nghi ngại trong dư luận. Xung quanh việc này, phóng viên trao đổi với ông Nguyễn Xuân Hồng – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT).
.
Ông có thể cho biết, thông tin về việc trái táo, lê để 5 đến 9 tháng mà vẫn không hỏng có chính xác không?

– Quả lê, quả táo giữ được lâu thì hoàn toàn có thể xảy ra được. Nếu như giống táo, giống lê có thời gian bảo quản dài, cộng với việc đã được sản xuất ở trong một điều kiện không bị nhiễm các vi sinh vật có thể gây hỏng nhanh trái cây và sau khi thu hoạch đã được xử lý bằng các chất bảo quản an toàn, rồi được giữ ở trong các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm phù hợp cho trái cây thì thời gian bảo quản của trái cây hoàn toàn có thể kéo dài được 6-10 tháng, thậm chí cả năm.

Tiếp tục đọc

Khách quốc tế “nói thật lòng” về Hà Nội

Tác giả: Phan Quang

KD: Bài viết nhân HN 60 năm “được trở lại là mình”. Khách phương Tây mới đến nên thấy HN luôn đẹp. Còn mình, chắc ở HN từ bé tí nên mình… thất vọng, dù thực lòng, nhiều khu vực, góc phố HN rất đẹp. Cái nếp sống của HN xưa cũ nhiều cái văn hóa lắm, đẹp lắm, nền nã và tinh tế lắm

Nhưng HN bây giờ là cái gì, rất khó định nghĩa. Xô bồ, hổ lốn, bát nháo, đủ thứ pha tạp. Trong khi ở nhiều quốc gia, các t/p lớn, các thủ đô được “minh định” rất rõ ràng. Cái đó nếu không thuộc về lỗi quản lý thì là gì?

Nếu người đứng đầu t/p, thủ đô không phải là một người am hiểu văn hóa, một người sùng bái văn hóa…, thì HN rút cục chỉ là anh chàng thô lậu, quê kệch mà thôi

—————–

Cảm nhận của bạn bè quốc tế, trong số đó có đại gia văn học, truyền thông hay nhà lữ hành từng đặt chân tới nhiều nơi. Họ đã nói, đã viết là thật lòng ngợi ca cái đẹp Hà Nội chúng ta.

Hà Nội đẹp. Và là một trong số những địa danh đáng đến.

Đó không phải ý kiến chúng ta mà là cảm nhận của bạn bè quốc tế, trong số đó có đại gia văn học, truyền thông hay nhà lữ hành từng đặt chân tới nhiều nơi. Nhiều người đã tái hiện ấn tượng của họ về Hà Nội qua tác phẩm. Xin đừng nghĩ họ làm vì… xã giao. Đúng là cũng có vị từng tung những câu bay bổng nhất ngợi ca Hà Nội thành phố chủ nhà khi khách và chủ tưng bừng cạn chén, tuy nhiên họ đủ bản lĩnh để không cho lọt những lời phù phiếm vào tác phẩm của mình. Họ đã nói, đã viết là thật lòng ngợi ca cái đẹp Hà Nội chúng ta.

Tiếp tục đọc

Im lặng nghe thấy phận người

Tác giả: Nhạc sĩ Tuấn Khanh
.
Trong tất cả những áng văn của người Việt xưa, hầu hết các tình tiết bi thảm của số phận, phần lớn đều bắt nguồn từ việc thiếu vắng công lý và quyền con người. Hãy thử tưởng tượng, ngay trong truyện Kiều, nếu có đủ luật pháp và quyền con người được bảo vệ, có lẽ kịch bản về gia đình Vương Ông đã khác, và Kiều đã không trở thành cái tên thay cho mọi lời thở than về cuộc đời.
IMG_1118-0.PNG

Sự khác biệt giữa xưa và nay là Kiều, cũng như tất cả những ai ở trăm năm trước, nếu có oan ức khóc la, kêu van, bào chữa… thì cũng chẳng giải quyết được gì. Trong khi ở thế kỷ 20 và 21, người ta có thể tìm cách im lặng và dụng luật để bảo vệ mình, giải oan cho mình.

Tiếp tục đọc

Dân góp tiền để xử lý nợ xấu?

Tác giả: Lê Kiên
.
KD: Giải pháp khéo ghê   😀
————
Ông Phan Trung Lý – Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết ở Hàn Quốc trước đây xảy ra khủng hoảng tài chính, người ta coi nợ xấu là vấn đề của xã hội nên đã kêu gọi người dân góp tiền giải quyết.
.
Ông Phan Trung Lý – Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật – Ảnh: TTO

Sáng 1-10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện tái cơ cấu kinh tế và thảo luận về nội dung báo cáo này.

“Việc đạt được mục tiêu bảo đảm hoàn thành cơ bản cơ cấu lại nền kinh tế vào năm 2015 là hết sức khó khăn, kết quả này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến việc thực hiện mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020” – Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu – trưởng đoàn giám sát, khẳng định.

Tiếp tục đọc

Bé lớp 3 chết vì đói và 800 tỷ biên soạn SGK

Tác giả: Mi An

KD: Cảm ơn bạn đọc Long Phạm đã đồng cảm gửi bài viết này để mình đăng trên Blog. Và anh nói anh thích cái kết của bài: Nếu còn có kiếp sau, tôi cầu xin Thượng đế cho bé Nhung được đầu thai vào một xứ sở khác. 

Không biết ngành GD, vụ Tiểu học đọc bài viết và thông tin về bé Nhung nghĩ gì nhỉ? Chả lẽ các vị cũng cầu mong bé  như cái kết của bài? 

————

Bé Nhung ra đi rồi, tìm trong nhà không có một manh áo tử tế cho cháu mặc, bát cơm cúng cũng phải nhờ hàng xóm mang gạo đến cho.

a

Gia cảnh nghèo túng của gia đình bé Nhung trong đám tang của em.  Ảnh:  Báo Pháp luật.

Đến hôm nay thì bé Phạm Thị Nhung ở Đức Bồng (Hà Tĩnh) có lẽ đã mồ yên mả đẹp. Thôi thế cũng xong một kiếp con người. Bé gái mất đi vì một tai nạn thương tâm mà nguyên do là vì cái đói. Trong khi đó, những con số 34 ngàn tỷ và 800 tỷ để đổi mới sách giáo khoa (SGK) vẫn nhảy múa trên các trang báo. Tiếp tục đọc