Tác giả:
KD: Bạn bè iu quí gửi cho chùm ảnh cười trong ngày chúa nhật… buồn 😛 Xin được đăng lên để “cả nhà cùng vui” 😀
———-
Tác giả:
KD: Bạn bè iu quí gửi cho chùm ảnh cười trong ngày chúa nhật… buồn 😛 Xin được đăng lên để “cả nhà cùng vui” 😀
———-
Trước những nội dung bất cập trong cuốn “Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh” được phản ánh gần đây, nhiều người đang đặt ra câu hỏi: Vậy tác giả Vũ Chất viết ra cuốn từ điển này là ai?
Để giải đáp về điều này, PV Báo điện tử Infonet đã liên hệ tới những người có uy tín trong lĩnh vực từ điển học để có thêm thông tin về tác giả Vũ Chất. Tuy nhiên, câu trả lời hầu như chỉ là những cái lắc đầu.
![]() |
Trao đổi với PV, PGS.TS Phạm Văn Tình (Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam) cho biết không hề biết đến tác giả Vũ Chất và cũng chưa nghe thấy tên trong làng từ điển bao giờ. |
KD: Những người Luật sư, đặc biệt đào tạo, hoặc là dân Tây học giỏi giang, rất ý thức về vị trí, quyền hạn ngành nghề của mình. Vì nắm vững luật, vì từng được đào tạo, học hỏi trong xã hội “dân chủ tư sản”, nên họ thường có trí tuệ độc lập, dám phản biện những thứ “phi luật”. Và đương nhiên số phận của họ cũng long đong. Nhưng những người thật sự có nhân cách, như Ls Phan Văn Tường, vẫn luôn được hậu thế kính nể
Nghề Luật tại VN trải qua 100 năm với bao thăng trầm, sóng gió để đi đến ngày hôm nay… Nhớ về cuội nguồn của nghề, chúng tôi luôn nhớ tới vị luật sư đầu tiên của đất nước, một con người tài giỏi và có tấm lòng yêu nước thật nghĩa nặng tình sâu…
Người ấy là luật sư Phan Văn Trường (1876 – 1933).
Tác giả: Đào Dục Tú
KD: “Viết cũng là tiếng gọi đò”. Nhưng cái tiếng Việt ấy, cái ngôn ngữ văn chương long lanh ấy có cất tiếng thưa lại hay không, vẫn còn là một điều bí ẩn, với mỗi người cầm bút.
Và vì thế, với mỗi đời người cầm bút, nặng nhọc và hạnh phúc là sự mê mải kiếm tìm.
Cảm ơn anh Đào Dục Tú 😛
———-
Lật giở chồng sách báo tư liệu văn học hải ngoại, tôi bắt gặp Võ Đình- nhà văn đồng thời cũng là Võ Đình- họa sĩ nổi tiếng trong giới văn nghệ Việt Kiều , tác giả của các tập truyện ngắn “Xứ sấm sét”, “Rừng mắm văn nghệ” “Huyệt tuyết”, “Đóa sen và nụ cười” cùng nhiều triển lãm tranh cá nhân ở Pháp và Mỹ.
Một trong những đặc điểm dễ nhận ra nhất là mặc dù xa xứ đã lâu, hơn nửa thế kỷ, nhưng ngôn ngữ văn xuôi Võ Đình, rất lạ ,như ông chưa hề ra khỏi nuớc, chưa hề thoát ly môi trường tiếng mẹ đẻ một ngày nào. Tiếp tục đọc
Tác giả:
KD: Bó tay với phát ngôn của ông quan chức này.
Nhưng đến quan chức mà cũng nói một câu, xem ra rất cần suy ngẫm: “Họ không cho tôi làm người lương thiện”.
———-
Ông Hồ Viết Tư: “Họ không cho tôi làm người lương thiện”. Ảnh: L.Đ.Dũng.
Trả lời về việc khi mình đang là Phó giám đốc sở nhưng không chịu dời nhà, giao mặt bằng làm đường, không sợ tai tiếng, ông Tư, nói: “Chao ôi anh sợ chi chuyện nớ em. Chừ có cắt chức anh thì chả có vấn đề gì cả. Nhưng mất của anh 200 triệu đồng thì cuộc đời làm phó giám đốc của anh có bòn được 2 chục triệu đâu…
Tác giả: Như Thổ
KD: Người Hà Nội bây giờ không còn cái chất ấy nữa. Bằng chứng là Hà Nội đang có một nền văn hóa cực kỳ xô bồ. Cái gọi là sự thanh lịch hình như chỉ còn trong một số rất ít gia đình, một số rất ít người. Một nền “văn minh cơm bụi”, “văn hóa bia bọt”, một nền “văn minh xe máy” đã phá đi rất nhiều nét truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Hà Nội. Chính vì thế mà Hà Nội chỉ còn là tấm gương sáng trong lịch sử. Còn bây giờ, Hà Nội đang là tấm gương mờ trong xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội (Như Thổ).
Chuẩn không cần chỉnh. Có điều, ít người lý giải được sâu sắc vì sao HN ra nông nỗi này. Cái gốc nằm ở tư duy phát triển, ở nền quản trị quốc gia xơ cứng, độc đoán, bảo thủ!
—————-
“Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội. Hà Nội của ta, thủ đô yêu dấu, một thời đạn bom, một thời hòa bình”.
Có lẽ người Hà Nội và cả nước không ai là không biết bài hát này. Lời bài hát đã ca ngợi lịch sử hào hùng, vinh quang của Hà Nội. Trên thế giới, không ít thủ đô có bề dày lịch sử, có truyền thống văn hóa lâu đời, đặc sắc. Nhưng có lẽ hiếm có thủ đô nào có nhiều bài hát, nhiều áng thơ văn như Hà Nội. Bây giờ chắc chắn không thể thống kê có bao nhiêu bài hát, bao nhiêu bài thơ về Hà Nội. Người ta nói, Hà Nội dễ đi vào thơ văn bởi lẽ Hà Nội có 4 mùa – Xuân, Hạ, Thu, Đông – mùa nào cũng có những nét đáng yêu, mùa nào cũng gợi cho người ta suy tư và những nỗi nhớ.
Tác giả: Quang Chung
KD: Nếu Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án sân bay Long Thành thì gánh nặng nợ công của đất nước sẽ càng nặng thêm. (QC)
Đó cũng là bi kịch của một đất nước đang phát triển, bởi hạ tầng cơ sở rất cần, nhưng mô hình kinh tế không đúng với quy luật kinh tế thị trường, không lành mạnh. Một mô hình chẳng giống đâu. Pháp luật lại không thượng tôn và không ít tiêu cực.
—————
Hiện sân bay Tân Sơn Nhất có lưu lượng 20 triệu khách/năm, dự kiến đến năm 2016-2017 sẽ đạt công suất thiết kế 25 triệu khách/năm, trong khi dự báo năm 2025 lượng khách của sân bay này là 40,4 triệu khách/năm. Ảnh: Kinh Luân
>> Vay vốn ODA xây sân bay Long Thành không ảnh hưởng nhiều đến nợ công
Ngày 1-10-2014, Chính phủ đã có tờ trình “Báo cáo đầu tư dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành”; đồng thời kiến nghị Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào kỳ họp cuối năm nay… Tiếp tục đọc