Ẩu đả dữ dội ở điểm nóng biểu tình Hong Kong

Tác giả: Thanh Hảo

Cảnh tượng hỗn loạn đã bùng nổ tại địa điểm chính của phong trào Chiếm đóng Trung tâm ở Hong Kong hôm nay (13/10) sau khi hàng trăm người phản đối biểu tình cố gắng phá bỏ các hàng rào chướng ngại.

CNN đưa tin, cảnh sát buộc phải tạo thành một rào chắn ngăn tách người biểu tình và những người có ý định phá vỡ các hoạt động chiếm đóng ở quận Admiralty, gần trung tâm tài chính của thành phố.

Những hình ảnh được đài truyền hình địa phương iCable phát sóng trực tiếp cho thấy, hàng trăm nam giới, một số đeo khẩu trang y tế, đã xô đẩy người biểu tình, đòi cảnh sát dỡ bỏ rào chắn và dọn dẹp đường phố. Họ la hét, cáo buộc người biểu tình làm ảnh hưởng đến cuộc sống của mình.

Người bình luận trên truyền hình xác định nhóm này gồm cánh tài xế taxi, công nhân vận tải và những người tuyên bố không liên kết với bất kỳ phe nhóm nào.

Tiếp tục đọc

Chính quyền Hồng Kông ‘không suy suyển’

Tác giả: Theo BBC Tiếng Việt

Trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Kông ông Lương Chấn Anh khẳng định Trung Quốc sẽ không thay đổi các quy định cho cuộc bầu cử vào năm 2017, mặc dù có các cuộc biểu tình phản đối kéo dài nhiều tuần lễ.
Ông Lương Chấn Anh
Ông Lương Chấn Anh nói cảnh sát có thể được huy động với lực lượng ‘tối thiểu’.

Trong một cuộc phỏng vấn truyền hình, ông Lương nói các cuộc biểu tình đã đi ra ngoài ” tầm kiểm soát” và không loại trừ việc chính quyền sẽ sử dụng vũ lực để chấm dứt nó.
Các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ đã thu hút hàng ngàn người xuống đường, làm tê liệt nhiều khu vực của Hồng Kông.

Tiếp tục đọc

Những đường cong mềm mại

Tác giả: Lê Thanh Phong

KD: Không biết tự lúc nào, các vị quan chức không còn cảm giác về liêm sỉ nữa, cứ ngang nhiên đặt lợi ích riêng của mình lên trước hết, khiến người dân xôn xao, báo chí bàn luận. Một xã hội, mà đâu cũng lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân, thì người lớn sẽ dạy cho con trẻ ra sao, dân tộc tương lai sẽ ra sao? Buồn vô cùng

———

Người dân Thanh Hóa sửng sốt vì nguyên phó chủ tịch tỉnh có đơn xin nắn cong đường để nhà của vị này có mặt tiền to hơn. Con đường Dương Đình Nghệ đang thi công theo phương án đường duyệt dã phải dừng lại vì cái đơn xin nắn cong đường này.

Đường Trường Chinh đang thẳng bỗng dưng cong như cái ghi đông xe đạp. Ảnh: KTNN
Một ông quan của tỉnh, tuy đã về hưu, vẫn có uy để yêu cầu nắn cong một con đường vì lợi ích của cá nhân mình. Các ngành liên quan lo tính kế để bẻ cong đường theo ý của vị quan này. Nếu đó là đơn của dân thương thì còn lâu mới được ghé mắt đến. Dĩ nhiên là như vậy.

Tiếp tục đọc

TS Lê Đăng Doanh: Cần hồi chuông báo động sức khỏe của doanh nghiệp

Tác giả: Tư Hoàng

. “Chúng ta cần kéo một tiếng chuông báo động rằng sức khỏe của các doanh nghiệp Việt Nam là bất thường và Nhà nước cần có nỗ lực thực sự để giúp họ”, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cảnh báo.

Doanh nghiệp Việt Nam phải mất đến 872 giờ/năm chỉ để nộp thuế. Ảnh Doanhnhansaigon.vn

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online nhân kỷ niệm 10 năm ngày Doanh nhân Việt Nam 13-10, TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, người đã đóng góp lớn vào thành công của Luật Doanh nghiệp năm 1999, nói: “Bây giờ là giai đoạn mà các doanh nhân bi quan nhất kể từ sau Đổi mới”. Tiếp tục đọc

Việt Nam sắp nhận máy bay hiện đại nhất thế giới

Tác giả: Vũ Điệp

 – Chiếc máy bay Airbus 350 XWB được Vietnam Airlines đặt mua với giá 340 triệu USD sẽ được VNA nhận về trong tháng 6/2015, dự kiến đưa vào khai thác trong quý III/2015.

Đây là chiếc máy bay thương mại thuộc loại hiện đại nhất thế giới, lần đầu tiên được VNA nhập về trong tổng số 10 chiếc A350 mà hãng này đã đặt mua từ nhà chế tạo máy bay Airbus, nhằm phục vụ các đường bay dài.

Cuối tháng 9, tại nhà máy chế tạo máy bay ở thành phố Toulouse (Pháp), chiếc máy bay Air Bus 350 XWB mà VNA đặt hàng đang được lắp ráp hoàn chỉnh.

Tiếp tục đọc

Quản lý Hà Nội sau 10-1954 — một cách hiểu về dân chủ quá dung tục

Tác giả: Vương Trí Nhàn

KD: Những “con sen” mà nhà văn NHT ám chỉ, ngày nay đều có bằng cấp, học vị. Chỉ khác chăng, những bằng cấp học vị đó được “mua” hay thực chất ra sao thôi, trong xu hướng hiện đại hóa trình độ quản lý.

————-

Trong các nhận xét của  Nguyễn Huy Tưởng mà tôi đã nêu ở bài trước Những thay đổi  đã đến với  Hà Nội từ sau 1954:Tính nghiệp dư trong quản lý, thì cái nhận xét có liên quan đến nhân sự “con sen trở thành đại biểu khu phố”có lẽ là quan trọng nhất. Nó đề cập tới nhân tố hàng đầu khiến cho Hà Nội từ một thành phố thanh lịch văn minh trở thành một thành phố nham nhở nhếch nhác, một thành phố tầm thường và đi đầu trong việc học đòi ăn chơi như chúng tôi đã nói.

Người ta có thể bảo sự tức giận của Nguyễn Huy Tưởng là hoàn toàn có lý nếu đứng trên bình diện cảm tính – nghĩa là một người có lương tri bình thường cũng dễ cảm thấy. Tiếp tục đọc

Lại chuyện trách nhiệm

Tác giả: Thọ Vinh

KD: Đón nhận thông tin về các kỳ họp HĐND, cử tri không hài lòng về các đại biểu do mình bầu ra, suốt nửa nhiệm kỳ không hề phát biểu ý kiến của mình. Lại có những vị vắng mặt trong các phiên họp quan trong có biểu quyết. Không lẽ các vị này cũng né tránh các vấn đề bức xúc nhất, quan trọng nhất của hội đồng. Bà con không ngần ngại gọi đúng tên của thái độ này, đó là “ngậm miệng ăn tiền”! (TV)

Từ xưa đến nay, HĐND cũng như một thứ… cây cảnh, có trọng lượng gì đâu mà nói về “trách nhiệm”

————

 Ngày cuối tháng 9, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã yêu cầu lãnh đạo các sở, ban, ngành phải làm rõ thông tin người dân phải bỏ phí “bôi trơn” mới được cấp sổ đỏ tại Khu đô thị Mễ Trì Thượng. Thông tin này không xuất hiện từ quan trường mà từ  dân tình khi người dân quá bức xúc đã gửi cho đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương và ông dân biểu này đã huỵch toẹt ra tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tại cuộc họp Thành ủy Hà Nội diễn ra vào ngày 30-9, Bí thư Phạm Quang Nghị đã yêu cầu UBND thành phố, Sở Tài nguyên & Môi trường và các ban, ngành liên quan phải xác minh, làm rõ việc bôi trơn 8 triệu này có hay không như đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương phản ánh tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 29-8.

Tiếp tục đọc

Quản lý bằng pháp luật như thế nào?

Tác giả: Nguyễn Đức Lam

Ở đời “lạt mềm buộc chặt” tưởng chừng như nghịch lý nhưng pháp luật thường được hình dung là nghiêm minh, cứng rắn cũng không phải là ngoại lệ.

Quản lý bằng pháp luật, cũng như quản lý nói chung, không phải là buộc diều vào cây sào tre mà hãy như trẻ mục đồng, thả diều bay lượn, đón gió trên bầu trời khoáng đạt, rộng lớn (Nhà quản lý số 5, tháng 11/2003). Muốn vậy, cần đưa cuộc sống vào luật và đưa luật vào cuộc sống, pháp luật khơi dòng lợi ích, pháp luật là cuộn dây diều chứ không phải là cây sào tre, có pháp luật cho công quyền, cuối cùng pháp luật cần gây được niềm tin nơi công lý.

Đưa cuộc sống vào luật để quản cuộc sống

Chúng ta hay kêu gọi đưa pháp luật vào cuộc sống, hay than phiền là luật chưa vào được cuộc sống. Nhưng điều không kém phần quan trọng là luật phải bắt nguồn từ cuộc sống, hỏi xem, người dân, xã hội có cần đến luật đó hay không? có nghĩa là đưa cuộc sống vào luật. Tiếp tục đọc