Nước Nga trong sắc vàng mùa thu cổ tích

Tác giả: Lê Thu (ảnh Thu Lượng/ THX)

KD: Có lẽ không ở đâu có một mùa thu đặc sắc đến nao lòng, xuýt xoa như mùa thu nước Nga. Đó là một trong những quốc gia có thiên nhiên kỳ diệu lạ lùng, đẹp mê hồn, lãng mạn mê hồn, và cũng … Nga mê hồn. Nhớ quá, mùa thu nước Nga khi mình có dịp đến thăm. Những rừng bạch dương mơ màng, rừng phong lá đỏ, lá vàng chạy miên man ngút tầm mắt. Mới hiểu nước Nga có cả một di sản khổng lồ về văn hóa, và những thi sĩ, những văn sĩ cũng khổng lồ nốt…  😛

————–

-Khi những rừng cây lá phong và bạch dương ngả vàng, nước Nga trở nên đẹp lộng lẫy và rực rỡ khi thu sang. Với nhiều người, có lẽ nước Nga là nơi mùa thu đẹp nhất.

Tại Quảng trường Đỏ, thủ đô Moscow

Tiếp tục đọc

Đi lấy hàm … răng giả đã!

Tác giả: Thanh Hằng

KD: Bất ngờ, mình nhận được chùm chuyện tiếu lâm này của một bạn đọc có tên là Song Thanh, tự giới thiệu bác là một nhà giáo, hay vào đọc Blog, nay xin gửi cho chủ Blog để đăng, như một sự chia sẻ, cảm ơn. Xin được đăng lên đây để bạn đọc thư giãn.

Cảm ơn bác Song Thanh   😛

—————

Cửa hàng chọn bạn đời.
Gần đây vừa mở một cửa hàng nơi mà chị em phụ nữ có thể lựa chọn và mua cho mình một người đàn ông. Tại cửa ra vào treo một tấm biển với các quy tắc hoạt động của cửa hàng nội dung như sau:
1. Bạn chỉ có thể ghé thăm cửa hàng này MỘT LẦN DUY NHẤT.
2. Cửa hàng có 6 tầng, càng lên cao thì chất lượng đàn ông càng tăng.
3. Bạn có thể chọn người đàn ông ở bất kỳ tầng nào hoặc leo lên tầng cao hơn.
4. Không cho phép quay trở lại xuống tầng dưới. Tiếp tục đọc

Sao có ông chủ tịch tỉnh thế này?

Tác giả: Kim Triêu
.
KD: Thực chất hai người này có “ân oán” cá nhân. Kiện tụng, bới bóc nhau trên báo chí hàng năm trời, đến giờ hẳn vẫn chưa ai chịu bất phân thắng bại. Và cũng bởi cả hai bên đều “người tám lạng, kẻ nửa cân”, nên dường như dư luận báo chí chỉ đưa thông tin, không bình luận gì, kiểu “Tọa sơn quan hổ đấu”   😛   
———–
Trước khi bàn đến chuyện nâng cao dân trí, phải nâng cao quan trí. Những người lãnh đạo của một tỉnh là chính khách của tỉnh đó, nên bất luận trong trường hợp nào, mỗi khi phát ngôn đều phải suy nghĩ cẩn trọng, không thể tùy tiện chửi bới người khác được, đặc biệt là khi phát ngôn trên báo chí.

 Ở tỉnh Bình Dương, ai cũng biết Dũng “lò vôi” là người như thế nào. Ông Dũng làm giàu được chính là nhờ tài năng làm kinh tế bẩm sinh của mình. Ông có gan làm nên bây giờ mới gây dựng được một cơ nghiệp lớn như vậy mà không phải nợ nần ai cả.

“Đại biểu Quốc hội nhưng bị người ta gạt ra mất rồi, chỉ còn hơn một nhiệm kỳ là người ta cho ra rồi, không còn nữa. Người ta thấy không đủ tiêu chuẩn nên không đưa ra ứng cử nữa thôi.Ông Dũng không phải là đảng viên, không làm Nhà nước ngày nào. Đó là cơ cấu ngoài Đảng……Ông Dũng sống được cũng nhờ “xương”, “máu” của tỉnh Bình Dương chứ. Nhờ Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bình Dương, ông Dũng mới có tài sản như hiện nay, chứ ông Dũng tài ba gì, cũng từ đất đai Bình Dương thôi…”.Đây là lời của ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch tỉnh Bình Dương trả lời phỏng vấn của báo điện tử VTCNews ngày 29-10-2013.

Tiếp tục đọc

Còn không, kỉ cương phép nước?

Tác giả: Nguyễn Duy Xuân

KD: Câu hỏi, tự thân đã là một câu trả lời  😦

———–

“Thôi chay thày đi đất”. Câu nói ấy của người xưa dường như không còn đúng nữa trong bối cảnh hiện nay khi mà tham nhũng hoành hành, lợi ích nhóm tràn lan bất chấp kỉ cương phép nước.

Chuyện xảy ra ở Thanh Hóa mà báo chí vừa mới đưa tin là một minh chứng sinh động cho sự bất chấp kỉ cương phép nước ấy. Đó là việc thi công đường Dương Đình Nghệ kéo dài (đoạn từ nút giao với đường Lý Nhân Tông đến nút giao với QL1A cũ – đường Bà Triệu thuộc địa phận phường Đông Thọ, TP.Thanh Hoá) theo phê duyệt ngày 7.7.2005 và điều chỉnh ngày 29.6.2010 của UBND tỉnh Thanh Hoá.

Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như việc thi công con đường không “đụng” đến nhà ông Nguyễn Văn Thát, cựu phó chủ tịch tỉnh.

Tiếp tục đọc

Dùng ngân sách xử lý nợ xấu DNNN: Không thuận lý!

Tác giả: Bích Ngọc (thực hiện)

KD: Điều chán nhất, cổ lỗ nhất, xơ cứng nhất là cái tư duy kinh tế DNNN là “trụ cột”, “chủ đạo” của nền kinh tế hiện nay. Nhưng cái trụ cột này sâu mọt nhiều quá, non kém quá, yếu ớt quá, chứa nhiều ung nhọt quá, liệu có chống đỡ nổi cho một xã hội đang đứng trước quá nhiều thách thức phát triển và hội nhập không?   😦

———-

“Việc sử dụng ngân sách nhà nước để thanh toán nợ xấu do DNNN lúc này là làm mất thêm niền tin của dân, lòng dân sẽ không thuận!“.

TS Trần Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã nói như vậy với Đất Việt trước một số đề xuất dùng tiền ngân sách để xử lý nợ xấu cho tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Tiếp tục đọc

Vũ Chất là … chú nào mà dám làm từ điển?

.
KD: Mình nghĩ nhân cách người Việt mình sao nhiều khi thảm hại thế nhỉ? Làm sách mà không dám đứng tên. Tiền thì cầm, mà trách nhiệm thì… vứt. Nhưng trong vụ này, chả lẽ NXB không có lỗi?
.
Bồ bịch nhiều trường hợp không đơn thuần chỉ là bạn bè thân thích.

Bồ bịch nhiều trường hợp không đơn thuần chỉ là bạn bè thân thích.

Các giáo sư, các tiến sĩ, nhà ngôn ngữ học, nhà báo, nhà sư phạm… đang cuống lên hỏi nhau: Vũ Chất là chú nào mà làm “Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh” ghê vậy? Và dù đã truy tầm đến nát mục kỉnh, hình như họ chưa tìm ra cái tay này! Hehe, vậy chớ tui biết đó!
Từng dính dáng đến ngành xuất bản, cả nhà nước và “tư nhân liên kết” tui biết Vũ Chất là ai. Nhưng đó không phải là một nhân vật đâu, mà có là một nhân vật thì cũng là một tay vô danh, ranh ma láu cá nào đó thôi. 

Tiếp tục đọc

‘Tuổi trẻ không phải cái cớ cho sự thờ ơ’

Tác giả: Lê nguyễn Duy Hậu

KD: Những người trẻ tuổi mà người lớn chúng ta phải cúi đầu kính nể họ

———-

Ở tuổi 17, cô gái Malala Yousafzai (Pakistan) đã gây chấn động thế giới khi trở thành người trẻ tuổi nhất đoạt giải Nobel hòa bình. Câu chuyện phi thường của cô khiến nhiều người suy ngẫm về ý nghĩa của tuổi trẻ.

>>Khủng hoảng là… cơ hội của người trẻ

>> Con người tự do vẫn là ý niệm xa lạ

Malala Yousafzai – giải Nobel ở tuổi 17

Mười một tuổi, cô bé Malala Yousafzai bắt đầu viết cho chuyên mục blog của BBC. Những gì cô viết đơn giản chỉ là mô tả lại cuộc sống của cô tại vùng thung lũng Swat tại Tây Bắc Pakistan và thúc đẩy giáo dục cho nữ giới tại quê hương cô. Thời điểm đó, tàn quân Taliban đang nắm giữ vùng này và chúng không cho phép trẻ em nữ được đến trường.

Malala Yousafzai, Nobel Hòa bình, Joshua Wong, Hồng Kông, chiếm trung tâm, Hitler, tuổi trẻ,

Malala Yousafzai. Ảnh: Facundo Arrizabalaga/EPA

Tiếp tục đọc

Nguyễn Hiến Lê và không khí của văn hóa VNCH

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn (BBC)
.
KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết này. Bài viết về một học giả với tất cả đặc điểm của người trí thức, luôn độc lập với chính trị, nhận thức sớm vấn đề của các học thuyết. Và cái may mắn là ở trong một môi trường văn hóa khá được tôn trọng, ít phải đội vòng “kim cô”   😛
———–
Ngày 8 tháng Giêng năm nay đánh dấu ngày sinh nhật 100 năm của Nguyễn Hiến Lê (1912-1984), học giả nổi tiếng của thế kỷ 20.
Học giả Nguyễn Hiến Lê. Nguồn trên mạng

Với khoảng 100 tác phẩm phát hành trong thời chiến, cụ Nguyễn Hiến Lê có thể là tác giả viết nhiều, in nhiều, và được đọc nhiều nhất trong thời kỳ 1950-1975 ở miền Nam. Lại có khoảng 20 bản thảo của cụ được in sau ngày thống nhất quốc gia, phần lớn là sau khi cụ qua đời. Nhiều tác phẩm cũ của cụ cũng được phát hành lại từ cuối thập niên 1980 tới nay. Mặc dù đã quá cố gần 30 năm, ảnh hưởng của cụ còn khá lớn lao.

Tiếp tục đọc

Phản biện xã hội

Tác giả: TS. Trần Đăng Tuấn
.
KD:Người xưa nói “Một người lo bằng kho người làm”, cũng lại nói “Ba ông thợ bằng một ông Gia Cát”, khẳng định việc nghĩ không phải đặc quyền của một số ít người (TĐT).
.
Chỉ sợ “ba ông thợ vẫn là ba ông thợ” mà thui. Còn sự phản biện hiện nay trong XH khó chấp nhận bởi thói quen độc đoán, gia trưởng  của tư duy tiểu nông, thậm chí phong kiến đã ăn sâu trong cách quản lý, điều hành của không ít quan chức có trách nhiệm rùi  😛
————

Hãy nhìn xung quanh, ta sẽ thấy đâu cũng có sự phản biện. Một cánh đồng lúa xanh êm đềm chứng minh có một vẻ đẹp khác ngoài vẻ đẹp của núi non hùng vĩ. Người chơi bonsai bậc thượng thừa giật mình trước một thế cây tự nhiên trong mé núi không ai để ý.

TS. Trần Đăng Tuấn
Phó Tổng Giám Đốc Đài truyền hình Việt Nam

Hãy quan sát cuộc sống tập thể: mỗi ngày làm việc, mỗi cuộc họp, thậm chí chỉ hai người tán gẫu với nhau là muôn lần cọ xát các ý kiến khác nhau, góc nhìn khác nhau. Bằng cách đó tập thể chọn lựa phương án tối ưu cho từng công việc lớn nhỏ. Hãy nhìn vào bản thân mình. Từ sáng đến chiều mỗi người luôn tự phản biện để rà soát, sửa đổi hình dung, suy nghĩ, quan niệm, phương pháp trước đó của bản thân, để rồi hoàn chỉnh cách nghĩ, cách làm cũ hoặc thay bằng cách mới. Tiếp tục đọc

Những lối đoạn trường

Tác giả: Vương Trí Nhàn
.
KD: Tuy cái title không hấp dẫn lắm, nhưng đây là bài viết nên đọc. Vì những điều GS Trần Đại Nghĩa nhìn ra từ gần 40 năm trước đây vẫn nguyên tính thời sự hôm nay. Ông đã chỉ ra những cái yếu kém, dốt nát căn bản của một Xh trong quá trình phát triển. Đó là cung cách quản lý thông qua các chính sách. Là cái nhìn mang nặng tính ý thức hệ, coi nhẹ nghiên cứu KHXH, là quản lý thiếu công khai, minh bạch…
———–
Thư viện quốc gia Hà Nội hàng tháng thường có những buổi nói chuyện về đủ loại vấn đề đang được dư luận quan tâm. Một ngày hè năm 1976, tôi có dịp được nghe một buổi nói chuyện như vậy mà diễn giả là kỹ sư Trần Đại Nghĩa.
(minh họa: Khều)

 Đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh, ông cũng như nhiều người nghĩ nhiều đến sự phát triển kinh tế, trong đó có việc học hỏi kinh nghiệm nước ngoài.

Bấy giờ nước Nhật còn là cái gì xa xôi lắm. Trần Đại Nghĩa kể, ở Tokyo các kỹ sư đứng ở ngã tư để nghe mọi người phát biểu về kinh tế, ai nói họ cũng ghi để tham khảo, ai nói hay họ còn trả tiền. Quay về mình, ông bảo đừng ỷ vào tài nguyên mà phải dành nhiều quan tâm cho chuyện quản lý, không quản lý tốt thì nền kinh tế không khác gì thùng không đáy.

Tiếp tục đọc