Những người phụ nữ làm nghiêng ngả Phủ Đầu Rồng – Kỳ 6: Khi “đệ nhị phu nhân” của Phủ Đầu Rồng thể hiện quyền lực

Tác giả: Nam Yên- Song Kỳ
.
Ở nền “đệ nhị cộng hòa”, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là nhân vật số 1, bà Nguyễn Thị Mai Anh vợ ông là “đệ nhất phu nhân”. Nhân vật số 2 không ai khác là Nguyễn Cao Kỳ (Thủ tướng, rồi Phó tổng thống), bà Đặng Tuyết Mai – vợ ông Kỳ – được người Sài Gòn gọi là “đệ nhị phu nhân”.
.
Vợ chồng Nguyễn Cao Kỳ và Đặng Tuyết Mai.

Đọc thêm:

http://laodong.com.vn/xa-hoi/nhung-nguoi-phu-nu-lam-nghieng-nga-phu-dau-rong-243293.bld

http://laodong.com.vn/xa-hoi/ba-mai-anh-dua-tong-thong-thieu-vao-me-cung-me-tin-di-doan-246281.bld

http://laodong.com.vn/xa-hoi/ba-mai-anh-ngoi-o-phu-dau-rong-dieu-hanh-cac-duong-day-buon-lau-248953.bld

http://laodong.com.vn/xa-hoi/nang-cynos-kim-anh-vo-be-cua-tong-thong-thieu-251962.bld

http://laodong.com.vn/xa-hoi/nguoi-phu-nu-dep-nhat-phu-dau-rong-254736.bld

Khác với bà Thiệu thường can thiệp vào công việc của chồng, kinh doanh quyền lực, dựa hơi chồng tổ chức buôn lậu…, bà Kỳ “thục nữ” hơn, không can dự vào chính trường. Nhưng bà Tuyết Mai cũng có cách thể hiện quyền lực rất “dễ thương”.
Túp lều lý tưởng
.
Ở Sài Gòn trước năm 1975 có 1 bài hát rất nổi tiếng có tên “Túp lều lý tưởng” gắn liền với tên tuổi đôi nghệ sĩ Hùng Cường – Mai Lệ Huyền. Bài hát nêu lên một quan niệm về hạnh phúc vợ chồng: Không cần tiền bạc, vật chất, chỉ cần yêu thương nhau là sống hạnh phúc. Bài hát có câu: “Đâu ai mà vui bằng mình, khi ta đứng nhìn một đàn con xinh”. Trong số các chính khách chóp bu ở Sài Gòn thời đó, cuộc sống của đôi vợ chồng Nguyễn Cao Kỳ – Đặng Tuyết Mai là gần với “túp lều lý tưởng” nhất: Sống lãng mạn, phóng túng, bất cần tiền tài, tuy họ không có “một đàn con xinh” (chỉ có duy nhất cô con gái Nguyễn Cao Kỳ Duyên).

Tiếp tục đọc

Ném chuột sợ vỡ bình quý

Tác giả:

KD:  😀
Chuột gian: Này chuột tham, tao thấy mày ngày càng tham lam, ngông nghênh và ngang ngược. Làm gì cũng vừa phải thôi. Các cụ nói: “Đánh đĩ mười phương phải để một phương mà lấy chồng”. Nhà này vốn đã nghèo đói rách nát, chỉ còn như cái lều rách, vậy mà cái gì mày cũng gặm cũng nhấm. Thà mày đói mày khát nên sinh ra ăn vụng ăn trộm đã đành. Đàng này mày ăn no nê rồi ngứa răng cắn phá lung tung.

Tiếp tục đọc

Mùa thu cũ

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên

Có một mùa thu cũ ở trong em

Chiều nghiêng xuống hoa may dìu dặt

Mênh mông xanh cho con tim quay quắt

Mọi khúc hoan ca bỗng rón rén im lìm

 

Dịu hiền quá là lặng thầm không tuổi

Giòn tan cười gửi nhớ chơi vơi

Đò dọc đò ngang ai đã qúa giang rồi

Ngỡ ngàng bến một mùa thu rạng rỡ Tiếp tục đọc

Nữ sinh thẻ cào

Tác giả: Đào Tuấn
.
KD: Qủa thật, đọc vụ này mà không thể hiểu nổi, cái máu lạnh đến “bất nhẫn”, tàn nhẫn mà lại hồn nhiên đến độ… của kẻ phạm tội. Nhưng cũng không thể hiểu nổi cái phẩm cách khốn nạn của kẻ nạn nhân được gọi là cán bộ huyện kia. Lợi dụng sự cả tin, vụ lợi ngây thơ của một cô gái, và hành động như một kẻ trục lợi bỉ ổi, đáng khinh, để đến nỗi trả giá đắt đến ê chề.
.
Cả hai tâm hồn đều đạt đến độ tăm tối, dù họ còn rất trẻ, diện mạo gương mặt đều sáng sủa.
Chỉ có thể gọi đó là bi kịch của những số phận mà máu trục lợi đồng loại một cách kỳ lạ đã trở thành ma dẫn lối quỷ đưa đường, cho họ gặp nhau  😦
———
Phải gọi chính xác là một cú sốc xã hội đã diễn ra sau khi những chi tiết về vụ giết người ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc được công khai.
Vào đúng giờ học, một nữ sinh lớp 12 đã đi nhà nghỉ. Và sau khi ân ái, chỉ vì vị cán bộ huyện “không cho quà”, cô đã rút dao đâm đến chết.Tấn bi kịch có từ rất nhiều chi tiết. Từ phủ phạm, một nữ áo trắng ngày ngày cắp sách tới trường và che mặt vào nhà nghỉ để kiếm từng cái thẻ cào điện thoại. Từ vị khách làng chơi – anh cán bộ huyện, người có 4 triệu đồng trong ví và đã trả 20 ngàn đồng cho một lần “hái rau sạch”.

Tiếp tục đọc

Trái vàng cho em chẳng chín !

Tác giả: Đào Dục Tú

.KD:  Đúng là “Gừng càng già càng cay!”.   Cảm ơn anh Đào Dục Tú  😀

————–            

 Tôi có ông bạn vong niên hơn tuổi tôi hẳn một con giáp. Người làng tôi mới gặp, hay nhầm, ” em tưởng bác mới ngoài sáu mươi”. Mắt sáng, răng. . . ” thật ” trắng bong ,lưng thẳng, tóc đảo ngói  nên xanh đen như tráng niên, đặc biệt trí nhớ minh mẫn tuyệt vời. Nhà ông  làng ven sông Bắc Biên-bờ bắc sông Hồng, đất khế ngọt triền sông quen thuộc. Mỗi lần tùy hứng qua nội thành, tôi thường lượn xe vòng cung đê sông Đuống ghé thăm ông; để được  thêm một lần cảm hứng với một ngày mùa thu đầy gió “con sáo sang sông” “con sít sang sông” bạt gió, bạt gió  đi tìm ai, tìm ai. . .  .của Trần Tiến.

Một hôm ông bảo, tôi kiếm được bài thơ tình hay lắm. Sau  ba tuần rượu bổ, danh mục thang thuốc ngâm đến ba mươi mấy vị, có vị cực hiếm, loại “Minh Mạng thang mậu dịch chưa là cái đinh”; mới xem như xong màn chào hỏi. Ông  tủm tỉm,rủ rỉ kể, đại loại câu chuyện là thế này. . . Tiếp tục đọc

Thứ trưởng Bộ GTVT xin lỗi Đại sứ Nhật Bản

Tác giả: T. Phùng
.
KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết này với lời nhận xét, xin đăng nguyên văn: Cứ tưởng họ đứt hết giây thần kinh xin lỗi? Không biết vị bác sĩ tài ba nào đã chữa bệnh cho ông Thứ trưởng này, giúp ông ấy phục hồi được tài thế?
Biết đâu giống chuyện Tái ông thất mã, nhờ chuyện nhầm lẫn này mà Nhật lại cho vay thì sao? (Nat)
—————–
Sáng 18-10, thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu có thư gửi ông Fukada Hiroshi – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam.
Thông tin Nhật tài trợ 2 tỉ USD được Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu đưa ra trong buổi đối thoại trực tuyến do cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 17-10 – Ảnh: Tuấn Phùng

Trong thư, ông Tiêu cho biết: “Tại buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề Dự án sân bay Long Thành: Cơ hội và thách thức do Cổng thông tin Chính phủ tổ chức sáng 17-10, bản thân tôi có nhầm lẫn khi đưa ra thông tin Chính phủ Nhật Bản cam kết cho Việt Nam vay khoản tín dụng ODA trị giá 2 tỉ USD cho dự án sân bay quốc tế Long Thành.

Tiếp tục đọc

Tình yêu là gì?

Tác giả: Brad Troeger (TEDvn)
.
KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết này. Xin đăng lên để bạn đọc tham khảo, chia sẻ trong ngày nghỉ cuối tuần thư thái  😛
———–

Tình là gì? Hỏi nghiêm túc đấy, nó là cái gì? Yêu là gì? Một động từ? Một danh từ? Một chân lý phổ quát? Một lý tưởng? Một sợi chỉ xuyên suốt tất cả các tôn giáo? Một giáo phái? Một hiện tượng của hệ thần kinh? Có không biết bao nhiêu câu trả lời. Một số lại quá chung chung: Nó chế ngự tất cả. Đó là tất cả những gì ta cần. Nó là tất cả mọi thứ tồn tại. Nhưng những điều này chỉ là so sánh định nghĩa nó bằng cách phủ định bằng cách bảo nó quan trọng hơn tất cả những thứ khác nhưng đúng không? Chắc chắn, tình yêu quan trọng hơn tiêu chuẩn sandwich của bạn, nhưng nó có quan trọng hơn sự bảo bọc? Hay sự sáng suốt? Hay 1 cái sandwich gà ngon tuyệt? Dù câu trả lời của bạn là thế nào, thì chỉ mới xếp hạng nó, chứ chưa định nghĩa nó.

Tiếp tục đọc

Đàn ông và phụ nữ Việt: Ai thực sự “che chở” ai?

Tác giả: Trần Văn Tuấn

KD: Bài viết có cái title là một câu hỏi thú vị? Câu hỏi này chắc chắn nên dành cho các bậc nam nhi   😛

Riêng mình, từ sự quan sát, trải nghiệm, chia sẻ với rất nhiều người bạn thân, bạn quen biết, những người phụ nữ trẻ, mình vẫn nghĩ, Đàn ông phải là đàn ông, Đàn bà phải là đàn bà. Có nghĩa, là người Đàn ông trước hết và cuối cùng hãy gắng làm một bờ vai vững chãi, để cho nửa kia của mình được tựa vào, hoặc hạnh phúc hoặc tủi thân rơi nước mắt. Đừng bao giờ để cho họ, những người phụ nữ chân yếu tay mềm luôn cô đơn, luôn có cảm giác bất an- cái cảm giác đắng cay nhất- trong cuộc hành trình của kiếp nhân sinh, chỉ vì cái bờ vai ấy chưa xứng nghĩa là … bờ vai.

Đương nhiên, Đàn bà, mình nghĩ trước hết vẫn phải là Đàn bà- một nội tướng: Nữ công gia chánh, tổ chức đời sống gia đình, chăm sóc dạy bảo con một cách có phương pháp. Và làm tròn phận sự một công dân. Và đừng quên một điều, hãy biết làm đẹp cho chính mình. Đừng nghĩ sự hy sinh đến mức ăn mặc luộm thuộm, quên mất cả cái đẹp nơi mình, mới là… hoàn hảo. Đó sẽ là dấu hiệu đầu tiên của một bi kịch khác…

Vì thế, mình đã từng rất sợ cái khái niệm Giải phóng phụ nữ. Ở đó, đàn bà xấu mới là người tốt. Đàn bà luộm thuộm mới là biết… hòa mình với quần chúng  😛

Trong con mắt mình, đó là những người đàn bà đáng thương, mà không biết mình đáng thương. Bởi họ đã tự đánh mất tất cả cái vẻ đẹp nữ tính nguyên bản nhất mà Tạo hóa ban tặng. Dù vẻ đẹp đó bao hàm cả bổn phận nặng nhọc! 😀

——————-

Bị mang tiếng là được che chở, bao nhiêu phụ nữ Việt được như thế? Thay vào đó là những hiện thực “gánh gạo đưa chồng”, “nuôi cả năm con với một chồng” trong cuộc mưu sinh và “còn cái lai quần cũng đánh” trong chiến trận.

Một số người (Eckhart Tolle) cho rằng, xã hội loài người được dẫn dắt bởi “ba vật thể giác ngộ” đó là Hoa, Pha lê và Loài chim. Trong khi Pha lê tượng trưng cho sự thanh khiết, của sự kết tinh những thứ quý giá; loài chim tượng trưng cho khát vọng và ý chí bay lên cao, thoát khỏi chính mình của nhân loại thì Hoa được xem như một tạo vật đầu tiên của tự nhiên có khả năng hấp dẫn và thu hút con người. Tuy không mấy liên quan đến sinh kế, hay sự sống còn của con người, nhưng những bông hoa luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho bao nhiêu tao nhân, mạc khách và nghệ sỹ.

Tiếp tục đọc

Những cuộc cách mạng từ số phận

Tác giả: Nhạc sĩ Tuấn Khanh

.KD: Nhạc sĩ TK viết bài này đầy chất thơ và chất thép. Sự hiện diện của ba nhân vật, hai trẻ – một già, trong đó một già, một trẻ đoạt giải thưởng Nobel Hòa bình 2014 đã chứng tỏ một điều, tuổi tác không nghĩa lý gì, miễn là con người có can đảm, nghị lực phi thường để đứng dậy chống lại cái Ác nhân danh mọi điều. Cũng chứng tỏ, mọi thang bậc giá trị của thế giới ở thời đại này vẫn luôn có điểm chung. Đó là con người sống vì mọi người. Đó là lòng nhân từ và sự quả cảm đeo đuổi tới cùng chân lý, đeo đuổi tới cùng cái chân- thiện- mỹ

.Họ- cả ba người đều khiến cho cả nhân loại cúi đầu kính trọng

IMG_1170.JPG

Trong buổi sáng ngày 10/10, khi tin tức phát đi cho biết giải Nobel hoà bình 2014 thuộc về về 02 con người cao quý của Ấn Độ và Pakistan, chắc hẳn không ít người dân của 02 quốc gia này đã rơi nước mắt sẻ chia vui mừng cho niềm kiêu hãnh từ khổ đau của họ, cho một niềm hy vọng ấp ủ của họ.

Giải Nobel Hoà Bình năm nay, vinh danh những cái tên vươn lên từ thế giới nhục nhằn thống khổ. Một bên là chủ nghĩa dã man nhân danh lý tưởng, nơi vùng đất của Pakistan đang chịu sự hành hạ và cưỡng bức từ Taliban. Và một bên khác là chủ nghĩa dã man nhân danh phát triển đã đày đoạ và lạm dụng sức lao động trẻ em ở Ấn Độ. Nobel Hoà Bình 2014 đã hoàn thành trọn vẹn vai trò của mình khi nhắc nhở rằng giữa những điều tàn tệ mà con người buộc phải chấp nhận trong thế kỷ 21, vẫn có những niềm hy vọng trỗi dậy, vượt qua cái chết và số phận, toả sáng như những tượng đài của lương tâm.

Tiếp tục đọc

Dễ như treo cổ trong đồn công an

Tác giả: Thanh Nhã- Nguyễn Khánh

KD: Đúng là Chưa có bao giờ kỳ lạ như hôm nay/ Người Việt vào đồn chết một cách… mê say  😦

————

Chỉ cần một sợi thắt lưng, một đoạn dây điện thoại hay một cái áo là bất kì ai cũng có thể treo cổ chết tại đồn công an…

Dễ như treo cổ trong đồn công an
 Có một điều kỳ lạ là người dân rất dễ tự tử ở trụ sở công an. Điểm qua một số vụ việc đã xảy ra, có thể nhận thấy cách người dân chọn cái chết như sau: dùng áo, dùng thắt lưng hoặc dùng dây điện thoại bàn treo cổ.

Những cái chết của người dân ở cơ quan công an tạo ra dư luận rất xấu: Họ bị công an đánh chết rồi tạo dựng hiện trường giả. Và, cả việc chết ở nhà sợ con cháu không làm ăn được, dân tìm tới trụ sở công an chết cho tránh những quan niệm mê tín. Hoặc, trong quá trình bị giam, người dân quá ăn năn, hối cải nên tìm đến cái chết bằng treo cổ…

Tiếp tục đọc