Đẹp mê hồn

Tác giả: Ảnh do Nhà Thơ Nguyễn Khôi chuyển từ email của Anh Nguyễn Mạnh Hùng
 
KD:  Bạn bè iu quí gửi cho những tấm ảnh đẹp mê hồn. Xin đưa lên để bạn đoc thưởng thức  😛
————-
 
 

Tiếp tục đọc

Tôi may mắn làm được những điều mình đam mê

Tác giả: Hoàng Kim Anh (Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần)

GS Trịnh Xuân Thuận là một nhà khoa học người Mỹ gốc Việt nổi tiếng trong lĩnh vực vật lý thiên văn. Ông đã cho ra mắt nhiều đầu sách có giá trị về vũ trụ học và mối tương quan giữa khoa học và Phật giáo như Giai điệu bí ẩn (1988), Big Bang và sau đó (1992), Hỗn độn và hài hòa (1998), Cái vô hạn trong lòng bàn tay (2004)… Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao của ông vừa được NXB Tri Thức cho ra mắt bạn đọc qua sự chuyển ngữ của dịch giả quen thuộc Phạm Văn Thiều.

Nhân dịp này, Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội đã mời ông về nước và tổ chức “Chuỗi sự kiện của GS Trịnh Xuân Thuận” – kéo dài 20 ngày (từ 5 đến 25-12) tại các thành phố Hà Nội, Hội An, Quy Nhơn và TP. Hồ Chí Minh. Đây là lần thứ 4 ông về nước. Lần đầu tiên trở về Tổ quốc năm 1993, ông hiện diện với tư cách là thành viên phái đoàn của Tổng thống Pháp Mitterrand sang thăm Việt Nam.

Tiếp tục đọc

Kê khai tài sản cán bộ: Có một cách cực kỳ đơn giản

Tác giả: Như Thổ
.
Thực ra, chuyện kiểm kê tài sản cán bộ, công chức là đã có từ lâu. Tuy nhiên, do chúng ta không dám truy nguyên nguồn gốc tài sản cho nên, việc kê khai cũng chỉ mang tính hình thức, và “có cho… vui” mà thôi.

>> Ông Vũ Mão: Kiểm kê tài sản cán bộ – việc phải làm đến cùng!

Khi trả lời phỏng vấn của phóng viên PetroTimes về kê khai tài sản cán bộ, ông Vũ Mão, nguyên chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội thẳng thắn bày tỏ sự hoài nghi về hiệu quả của chủ trương này.

Ông bảo: “Có thể thấy, tâm lý của mỗi người khi kê khai tài sản là không muốn kê khai hết, ai cũng muốn khai ít đi. Nhưng lâu nay cơ chế của chúng ta còn đơn giản, không kiểm tra giám sát kỹ nên các cán bộ khai như thế nào thì ta biết vậy.

Tiếp tục đọc

Chỉ 1 người khai gian tài sản: Thanh tra CP cũng không tin!

Tác giả: T. Hằng
.
KD: Các bác bây giờ mới không tin, chứ dân đã không tin từ lâu. Bởi việc kê khai chỉ dựa vào sự trung thực không thôi thì không đủ. Cần phải dựa vào cơ chế kiểm soát được sự trung thực hay gian dối của con người. Mà cơ chế kiểm soát đó hiện đang thiếu, rất thiếu. Vì sao, ở nước ngoài, chỉ một vị Bộ trưởng đeo một chiếc đồng hồ có 6000 USD, lập tức bị tố cáo và xử lý tham nhũng. Bởi cơ chế quản lý của XH đó nó kiểm soát dược thu nhập các quan chức. Còn hiện nay, có ai bảo đảm kiểm soát được thu nhập của các quan chức nước Việt?
————–
“Theo báo cáo của Thanh tra chính phủ (TTCP) trước QH, trong gần một triệu người đã kê khai tài sản, có năm người thuộc diện kê khai phải xác minh trong đó có một người bị xử lí kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do kê khai không trung thực. Khi tiếp nhận con số này, TTCP có tin không?”. 

Trả lời câu hỏi này của báo Pháp Luật TP.HCM tại cuộc họp báo quý III vào sáng 23-10, ông Phí Ngọc Tuyển, Phó Cục trưởng Cục phòng chống tham nhũng, TTCP khẳng định: “Con số này chưa thể coi là trung thực”.

Phó Tổng TTCP Trần Đức Lượng cũng cho rằng vì chỉ xác minh có năm trường hợp, phần lớn còn lại chưa xác minh nên không thể khẳng định là các bản kê khai đều trung thực.

Tiếp tục đọc

Chặn cảnh đại biểu “mượn bài” để đọc trước nghị trường

Tác giả: Quang Phong

KD: Chủ Blog có việc, đang ở xa HN, nên không thể cập nhật bài vở kịp thời. Mong được bạn đọc thông cảm và thứ lỗi  😀

Đọc bài viết này mà giật mình. Chả lẽ ĐBQH như những trò phổ thông, không trả bài nổi? Vậy thì lá phiếu dân cử thật…bẽ bàng!

—————-

“Để tránh đại biểu lấy bài của người khác đọc trước nghị trường hoặc phát biểu xuôi chiều không có tính phản biện thì trong luật phải ghi rõ: Đại biểu Quốc hội phải có chính kiến, độc lập trong suy nghĩ, hành động”, đại biểu Đỗ Văn Đương nói.

Góp ý kiến cho nội dung thảo luận Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) ngày 22/10, đại biểu Đỗ Văn Đương cho rằng, xuất phát từ vị trí, vai trò của đại biểu Quốc hội mà Hiến pháp ghi nhận là đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân thì quy định như khoản 1 và khoản 2 của dự thảo luật còn chưa cụ thể. Ông Đương cho rằng những tiêu chuẩn đưa ra áp dụng với đại biểu như thế giống như tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức khác. Do vậy, đại biểu Đương đề nghị bổ sung vào khoản 1 cụm từ như: đại biểu phải trung thành với lợi ích của quốc gia, dân tộc và lợi ích của nhân dân.

Tiếp tục đọc

Phận dân và luật nước

Tác giả: Sáu Nghệ
.
Vấn đề hiện nay, không phải công dân mà là quan chức, phải tìm hiểu và nghiêm túc thi hành những giá trị cao cả luật pháp: Bảo vệ tự do, dân chủ, nhân quyền. Giá trị của luật pháp không nằm trên giấy hay ở lời nói mà đúng bằng giá trị của sự thực hiện luật ấy trong cuộc sống.

———

Quốc hội kỳ họp này thảo luận Luật Khiếu nại, một nội dung được dân chúng kỳ vọng. Trước đây, khiếu nại và tố cáo đặt chung trong một luật, qua nhiều lần sửa đổi, nay tách riêng. Người dân kỳ vọng luật được thiết kế sao cho dễ dàng thực thi, giải quyết được tình trạng khiếu nại bức xúc kéo dài nhiều năm qua.

Xấp xỉ bốn năm trước, ngày 1-11-2006, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XI, Tổng Thanh tra Chính phủ đã cảnh báo: “Tình hình khiếu nại, tố cáo trên địa bàn cả nước diễn biến không bình thường”. Câu nói này đến nay vẫn nóng bỏng tính thời sự.
Tiếp tục đọc

Tổng biên tập Washington Post, người chỉ đạo vụ Watergate qua đời

Tác giả: Phương Thảo
.
KD: Dù muốn hay không, một thể chế quản trị tam quyền phân lập cho thấy pháp luật thượng tôn, và làm đúng tận cùng quyền và trách nhiệm bổn phận của mình. Với cơ chế đó, báo chí cũng thực sự có sự tự do gắn với trách nhiệm XH, và chỉ chịu trách nhiệm trước pháp luật. Một xã hội pháp luật thương tôn, sẽ góp phần rất lớn vào thiết lập lại các giá trị hỗn loạn, đảo lộn, kẻ bất minh phải trả giá, người lương thiện phải được sống an lành.
————

Trung Quốc: Chế độ kiểm duyệt đang tự cắt vào thịt mình

Tác giả: Nhạc sĩ Tuấn Khanh

Cuộc Cách mạng Dù ở Hồng Kông bộc lộ một vết thương mưng mủ trong lòng chế độ Bắc Kinh: lòng khát khao tự do của người dân đang ngày càng bừng bừng ở mọi hướng. Nhưng không chỉ vậy, Trung Quốc nhận ra ngay trong giới nghệ sĩ cũng xuất hiện làn sóng phản kháng mạnh mẽ, đến mức chính quyền phải hốt hoảng mở rộng việc trừng phạt hàng loạt các nghệ sĩ có thái độ chính trị hoặc hành động ủng hộ một nền dân chủ tương lai.

image

Tiếp tục đọc

Sắp công bố kết luận thanh tra tại hàng loạt “ông lớn”

Tác giả: Phương Dung

.KD: Những bết bát trong làm ăn của các ông lớn, cuối cùng lại đưa vào “nợ xấu”, và QH, CP lại bàn thảo, lấy đâu tài chính để trả nợ cho các ông lớn này? Chứng nào tư duy kinh tế cứ luẩn quẩn như hiện nay, chừng đó tham nhũng còn dài dài, lợi ích nhóm còn dài dài, và bản thân các DN nhỏ và vừa cũng không thể vươn lên được bởi thói quen trì trệ, cách làm ăn kiểu đầu cơ mà không phải là đầu tư lâu dài, với ý thức “trách nhiệm XH”. Tư duy kinh tế xơ cứng, kiểu gia trưởng cùng với chính sách phát triển, không chỉ làm hư hỏng “đứa con yêu”, mà còn kéo theo nhiều hệ lụy kiểu khác. Kéo theo nước Viêt không thể ra khỏi cái bẫy thu nhập trung bình?  😦

————-

Trong quý IV, Thanh tra Chính phủ dự kiến ban hành kết luận hàng loạt cuộc thanh tra quan trọng như tại VietinBank, Petrolimex, HUD, Tổng Công ty Đường sắt, NHNN…

Trong thông cáo vừa gửi tới báo chí, Thanh tra Chính phủ cho biết, trong quý IV/2014, Thanh tra Chính phủ sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng Kế hoạch thanh tra năm 2015; Thanh tra Chính phủ hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch thanh tra năm 2015. Tiếp tục đọc

Nợ công mỗi năm tăng 350 nghìn tỷ – Tiền đâu ra để trả nợ?

Tác giả: Trường Giang/ Infonet 
.
KD:  ” Ý kiến của các ĐBQH trong phiên thảo luận ở tổ về nợ công đều cho rằng, nợ công đã ở mức báo động, nhưng vấn đề cần kíp hơn là lấy tiền đâu ra để trả nợ?” (TG)
.
Dù trả nợ dưới bất cứ hình thức nào, thì người dân Việt bỗng nhiên trở thành “con nợ”… bất đắc dĩ. Điều đáng lo nữa là năng suất lao động của VN cũng rất thấp:
.
Theo báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế công bố mới đây, năng suất lao động của Việt Nam năm 2013 thuộc nhóm thấp nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương, thấp hơn Singapore 15 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và thấp hơn Hàn Quốc 10 lần…(VOV, ngày 2/10/2014)
—————
ĐBQH thảo luận tại tổ về tình hình ngân sách, nợ công

 

 Phiên thảo luận về tình hình ngân sách, nợ công tại các tổ diễn ra chiều 21/10 khá sôi nổi với phần lớn các ý kiến của các ĐBQH đều lo lắng khi nêu ra những con số báo động về tình hình nợ công.
Không ngần ngại chỉ ra những con số nợ công “khủng”, mà theo ĐB Trần Hoàng Ngân đã công khai, không còn gì là bí mật, để thấy nợ công đang “phi nước đại” cỡ nào trong vòng 4 năm qua.

Tiếp tục đọc