
Chuyện đời của người phụ nữ giúp Obama lên đỉnh vinh quang.

Tác giả: Alan Phan
KD: Thật ra thì quan chức nào, dân nấy. Quan chức nào, người dân nấy, họ đều là sản phẩm của một nền quản trị quốc gia đương thời. Nền quản trị văn minh, khoa học, thượng tôn pháp luật, tương ứng với nó là tầng lớp quan chức có tài, có trách nhiệm xã hội, có liêm sỉ; tương ứng với nó là tầng lớp thường dân biết sống văn minh, văn hóa, biêt tôn trọng luật pháp, và sẵn sàng đóng góp với cộng đồng. Vì chăm lo cho cộng đồng, cũng tức là họ chăm lo cho chính mình, gia đình mình hưởng thụ. Và ngược lại….
Nền quản trị quốc gia vừa là sản phẩm của con người, vừa là những quy chuẩn có tác dụng điều chỉnh hành vi ứng xử, đạo đức cộng đồng của con người. Nền quản trị nào, con người ấy, bác ALan Phan ạ 😛
Nếu quan chức phải lo giấu của cải, rửa tiền khi tham nhũng, thì các tư nhân làm giàu qua sự chiếm đoạt các tài sản công lại được trưng bày và vinh danh trên nhiều mạng truyền thông, hãnh diện với những chiến lợi phẩm.
Trong một cuộc mạn đàm với các viên chức cao cấp của thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề mỹ quan của thành phố và việc bảo vệ môi trường sinh hoạt của người dân, tôi đã đưa ra một đề nghị mà tôi dám bảo đảm là hoàn toàn không tốn kém gì cho ngân sách và sẽ làm thành phố tươi đẹp gấp trăm lần hiện nay. Trên hết, giải pháp này có thể thực hiện và hoàn tất chỉ trong vài tháng. Mọi người đều hào hứng lắng nghe. Tiếp tục đọc
Tác giả: Lê Thanh Phong
KD: Bất ngờ, mình nhận được tin nhắn của một độc giả tự nhận là thầy giáo, và nói là người quen, cho rằng, quan chức bây giờ có một nghịch lý là tài sản thì quyết… giấu, còn thành tích thì quyết.. khai man. Vì sao như vậy, nhà báo?
Mình ngẩn mặt ra nghĩ. Xét cho cùng, cả hai vẫn đề có vẻ trái ngược đó, đều là “sản phẩm” chính chủ của cơ chế quản lý hiện nay. Vì cái mà nước Việt thiếu nhất là cơ chế công khai, minh bạch. Kiểm soát tài sản con người không gì hữu hiệu hơn cả là kiểm soát bằng cơ chế. Mọi phong trào thi đua học tập đạo đức, cho dù mang ý nghĩa tinh thần tốt đẹp, cũng đầy duy ý chí, và có khi chỉ gặt hái được những lời nói dối, những lời nói đẹp, mà ngay họ có khi cũng.. chả tin vào cái sự học tập đạo đức của chính họ. Còn kiểm soát tài sản hiện nay là kiểm soát trên chính sự kê khai của đối tượng. Xin đừng nhầm lẫn hai tính chất khác nhau rất bản chất vấn đề.
Còn vì sao thành tích quyết khai man. Như trường hợp ông Hồ Xuân Mẫn, mà bài báo này nhắc đến. Dối trá, cướp công đồng đội mà vẫn lọt được qua tất cả các cửa, và chỉ bị vỡ lở khi ông HXM đã nghỉ hưu, nó cho thấy hai vấn đề bản chất khác: Một, là sự quan liêu của các cấp có thẩm quyền. Nhưng hai, là sự mất dân chủ ngay trong tổ chức Đảng mà ông HXM khi đó là Bí thư TU. Một tổ chức Đảng mà mất dân chủ đến mức không ai dám tố ra sự gian dối trắng trợn, và chỉ có các cựu chiến binh, những người đồng đội ra sống vào chết chứng kiến cái sự “có không nói có” đó, họ không còn sợ mất cái gì, vì họ “|không có tóc” để trù ẻo.
Thiếu công khai minh bạch, quan liêu, mất dân chủ.. nó cho thấy sức khỏe của một quốc gia không.. khỏe lắm 😀
———-
Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Gia Lai Huỳnh Ngọc Tục bị kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng, vì đã sử dụng bằng giả. Ông Tục tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội hệ tại chức, nhưng bằng chứng nhận tốt nghiệp cấp 3 hệ bổ túc văn hóa lại là đồ giả. Vị giám đốc này còn khai man trình độ văn hóa 12/12 để đi học cao cấp lý luận chính trị. Tiếp tục đọc
KD: “ Ở Việt Nam “con đường dài nhất không phải từ Hà Giang đến mũi Cà Mau, mà là từ lời nói đến hành động”.
Chuẩn! 😀
———–
Một cuộc gặp cộng đồng doanh nghiệp của Thủ tướng.
Quốc hội kỳ này khai mạc vào thời điểm cộng đồng doanh nhân Việt Nam vừa trải qua dịp kỷ niệm 10 năm ngày Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải ký quyết định công nhận Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10).
Tác giả: Đào Dục Tú
.KD: Một quốc gia đã nghèo thì chớ lại không sao giải được bài toán cung –cầu tối thiểu mặc dù rất thích chém gió về nguồn lực con người, đi đào tạo hàng chục ngàn ông tiến sĩ và cao hơn tiến sĩ chỉ để “ăn dần” học hàm học vị ngồi chơi xơi nước ,ăn không ngồi rồi, rẻ rúng học hàm học vị quá lắm (ĐDT)
Cảm ơn anh Đào Dục Tú 😀
————–
Không hiểu sao cứ mỗi khi đọc đâu đó thấy nhắc đến con số làm tròn 24 ngàn ông tiến sĩ ở Việt Nam trong đó có chừng trên dưới 9 ngàn ông được tuyển dụng hoặc tạm tuyển, “tạm thời có việc” dù trái ngành trái nghề, là tôi liên tưởng ngay đến bài thơ “Vịnh tiến sĩ giấy” của cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, một gương mặt thơ trào phúng cận đại nổi tiếng văn đàn Việt. Người đời thời đó còn dùng biệt danh thân mật gọi cụ là “ông lão vườn Bùi”.”Vườn Bùi chốn cũ- Bốn mươi năm lụ khụ lại về đây !. . .”
Tôi thật không có ý mạo phạm, hài hước cười cợt 24 ngàn tiến sĩ nước Việt thời hiện đại. Khối lượng tri thức họ mang trong đầu là một khối lượng đáng kể dù quá trình học hành của họ chưa toàn diện, toàn bích như ở xứ giáo dục đại học phương Tây có vài ba thế kỷ văn minh , phát triển. Nhưng họ sẽ trở nên hữu dụng biết chừng nào cho sự nghiệp kiến quốc, nếu như thể chế tạo điều kiện phát huy tối đa tiềm năng trí tuệ của đội ngũ trí thức khoa bảng trong nước này. Tiếp tục đọc
Công an TP.Hồ Chí Minh đã “sáng tạo” ra kiểu bôi nhọ hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và thanh danh đội ngũ cán bộ chiến sĩ ngành Công an cả nước?
Dư luận chưa hết ngỡ ngàng về cách xử lý của lãnh đạo Công an thành phố Hồ Chí Minh đối với nhóm cảnh sát giao thông “xem ví và nhận tờ rơi” của người vi phạm giao thông thì nay lại sửng sốt gấp bội khi thấy công an thành phố này đi phát tờ rơi cho khách du lịch.
![]() |
Công an TP. Hồ Chí Minh phát “tờ rơi” cho du khách nước ngoài (ảnh Plo.vn) |
![]() |
ĐBQH Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp Quốc hội (Ảnh: ND) |
ĐBQH Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp Quốc hội có cuộc trao đổi với Infonet về “quyền im lặng”.
Ông đánh giá thế nào về thực trạng bức cung nhục hình hiện nay?
Bức cung nhục hình, tất nhiên cái quan trọng nhất vẫn là ý thức nghề nghiệp, đạo dức nghề nghiệp của cán bộ điều tra. Điều đó khi trở thành cán bộ điều tra đã có được đào tạo, tuyển chọn rồi thì họ cần phải làm tốt.
Tác giả: Nhân Tiến
Việc Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp – Formosa Hà Tĩnh xây dựng miếu thờ trái phép trong dự án khu kinh tế Vũng Áng là một vấn đề nghiêm trọng, đáng báo động về nhiều mặt.
Miếu thờ mà Formosa Hà Tĩnh xây trái phép ngay trước tòa nhà chính của công ty này – Nguồn ảnh: Báo Lao Động.
Đáng báo động thứ nhất, Formosa Hà Tĩnh coi thường pháp luật Việt Nam. Tại sao ngày 11/7, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có công văn không đồng ý với đề xuất của Formosa nhưng Formosa vẫn tiến hành xây cất giữa ban ngày mà không ai phát hiện, ngăn chặn? Điều này đặt ra nhiều câu hỏi: Ban quản lý dự án ở đâu ba tháng nay? Chính quyền Hà Tĩnh có nắm vững mọi diễn biến hàng ngày ở khu vực nhạy cảm này không? Hay là ta không đủ sức quản lý họ?
Tác giả: Mạnh Quân
.KD: Ai cũng hiểu, chỉ trừ “bác bổ nhiệm” là không hiểu.
Có điều, trong thế giới phẳng, các “bác bổ nhiệm” nên nhớ chữ ký của các bác nó cũng rất có thể là chữ ký … phản chủ 😀
———
Như tin đã đưa, Thanh tra Chính phủ vừa họp báo, khẳng định trước khi nghỉ hưu, nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền đã bổ nhiệm hàng loạt người không đủ điểu kiện, tiêu chuẩn vào chức danh quản lý ở cơ quan này. Vấn đề là ngoài Thanh tra Chính phủ, ở các bộ, ngành khác có tình trạng này không?
Ông Nguyễn Sĩ Cương
Nguyên Chánh thanh tra Bộ Nội vụ, ủy viên thường trực ủy ban Pháp luật của QH Nguyễn Sĩ Cương đã trả lời PV về vấn để này.
Thưa ông, ngoài vụ việc ở Thanh tra Chính phủ, dư luận lo ngại tình trạng trên cũng xảy ra ở ngành này, ngành kia, khi lãnh đạo nghỉ hưu đã ký bổ nhiệm cán bộ hàng loạt và có dấu hiệu không minh bạch?
Bạn phải đăng nhập để bình luận.