Tôi sợ nhất là cái “văn hoá” phi văn hoá, phản văn hoá

Tác giả: Phan Thắng (thực hiện)- Phỏng vấn ông Phạm Xuân Nguyên- Chủ tịch HNV Hà Nội
.
Tôi cho ở thời điểm này, nếu lấy xuất phát điểm cho hành trình đi tới, ta phải bắt đầu từ văn hóa. Văn hóa rộng là cho mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, để không còn những hành xử thô bạo đến mất nhân tính của con người với con người, của con người với thiên nhiên, của con người với văn hóa vật chất và tinh thần, của con người với chính mình. Văn hóa hẹp là cho ngành văn hóa. Trước hết và trên hết những người quản lý và thực hành công việc văn hóa phải biết rõ: văn hóa là gì và văn hóa làm gì.
..
– Tôi nghĩ ông là người Nghệ không ai cãi được, ít nhất về lí lịch, cha Nghệ An, mẹ Hà Tĩnh, lại sinh ra và lớn lên đến độ tuổi biết nói biết nghĩ, ở chính trên đất Nghệ. Bây giờ, đã ở Hà Nội mấy chục năm nhưng ông vẫn nói giọng Nghệ đặc sệt. Tôi trọng ông lắm về điều này.
.
Tôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá

Có chi mô ông. Hình hài của mình do cha mẹ cho, cho luôn cả giọng nói. Giọng Nghệ của tui từ khi biết cất tiếng nói đến giờ, và đến trọn cuộc đời, thì vẫn là rứa, không cách chi thay được. Cũng nhiều người bảo tui là không chịu đổi giọng, đi đây đi đó nhiều rồi, ở thủ đô bao năm rồi, lại làm rể Hà Nội nữa, mà giọng thì vẫn Nghệ ơi là Nghệ, lại hay nói nhanh nữa, khó nghe quá, mệt tai người ta quá.

Tiếp tục đọc

Việt Nam phải Tây phương hóa để phát triển dân tộc

Tác giả: Ngô Tùng Phong
.
KD: Lúc này ở xứ Hàn đã nửa đêm. Nhưng đọc bài này không thể không đưa. Bởi những vấn đề tác giả gợi ý, dẫn giải rất đáng suy nghĩ. Xin đừng vội nghi ngại theo kiểu tư duy cũ, quy chụp đủ thứ. Xu thế hội nhập khiến nước Việt cần cập nhật các giá trị văn minh chung của nhân loại. Đó là con đường chung của nhiều quốc gia đã đi.
.
Và mình cũng vẫn luôn khuyên các con mình, có điều kiện hãy đi các nước thăm thú, để hiểu dân tộc mình đang đứng ở đâu, để mà thấy nỗi tủi hổ của sự kém phát triển, để mà làm việc tử tế và sống vì nghĩa đời rộng lớn hơn.
————-

Lời tòa soạn: Hội nhập quốc tế và hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài của chúng ta hiện nay. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa và chính trị – kinh tế quốc tế hiện nay, việc lựa chọn con đường phát triển của đất nước là công việc vô cùng khó khăn, đòi hỏi phải tỉnh táo, khách quan, có tư duy sáng suốt, có tầm nhìn xa và trên hết, phải thực lòng yêu nước. Trên tinh thần đó chúng tôi giới thiệu bài viết của Ngô Tùng Phong bàn về con đường phát triển đất nước để bạn đọc có thể tham khảo.

I. Lý do phải Tây phương hóa

Vì sao Tây phương hóa?

Kể từ thế kỷ 15, khi các nước Âu Châu chế ngự được kỹ thuật vượt biển, và bắt đầu cuộc xâm chiếm thế giới, tất cả các quốc gia không thuộc vào xã hội Tây phương, không trừ một nước nào đều bị sự tấn công mãnh liệt của họ. Hoàn cảnh mỗi quốc gia bị tấn công đều khác, nhưng chung qui tất cả các phản ứng’đều có thể liệt vào hai loại. Tiếp tục đọc

Thông báo

Thưa bạn đọc Blog Kim Dung/ Kỳ Duyên và bạn đọc FB. Do chủ Blog đang đi Hàn Quốc ít ngày, không có mặt tại HN, nên không có điều kiện cập nhật bài vở thường xuyên. Mong bạn đọc chia sẻ và cảm thông. Hẹn gặp lại.

Xin cảm ơn  sự ủng hộ, cổ vũ, động viên và cộng tác của tất cả bạn đọc gần xa, các đồng nghiệp, CTV thân thiết. Chúc mọi người sức khỏe, an lành và hạnh phúc.

Cảm ơn Đời mỗi sớm mai thức dạy/ Bao ngọt ngào, cay đắng được sẻ chia (Mượn ý thơ của thi sĩ Kahlil Gibran- Li Băng)

Kim Dung/ Kỳ Duyên